Công thức Hóa HọcGiáo dục

C2H5OH → C2H4 + H2O

C2H5OH → C2H4 + H2O là phương trình phản ứng từ C2H5OH ra C2H4 ở nhiệt độ thích hợp. Mời các bạn tham khảo.

Phản ứng điều chế C2H4 từ C2H5OH

C2H5OH overset{170^{circ } C, H_{2} SO_{4} }{rightarrow} C2H4 + H2O

Bạn đang xem bài: C2H5OH → C2H4 + H2O

Điều kiện phản ứng điều chế C2H4 từ C2H5OH

Nhiệt độ: 170°C Xúc tác: H2SO4

Ứng dụng của Etilen trong thực tế

  • Dùng trong sản xuất bao bì
  • Vận chuyển.
  • Ngành điện tử
  • Ngành dệt may.
  • Nguyên liệu tạo ra chất phủ và chất kết dính.
  • Nguyên liệu trong vật liệu xây dựng.
  • Tham gia nhiều phản ứng tạo ra các hóa chất.
  • Ứng dụng vào ngành hóa dầu.

Một số bài tập liên quan

Câu 1: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. đimetyl ete

B. etyl axetat

C. rượu etylic

D. metan

Đáp án B: CH3COOH + C2H5OH overset{H+, to}{rightarrow}CH3COOC2H5 + H2O => sản phẩm thu được là: etyl axetat

Câu 2. Ancol etylic phản ứng được với natri vì?

A. Trong phân tử có nguyên tử oxi

B. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi

C. Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro và oxi

D. Trong phân tử có nhóm -OH

Đáp án D: Trong phân tử có nhóm -OH

Câu 3. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Đáp án A: Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

Câu 4. Ancol etylic được điều chế từ nguồn nào sau đây?

A. Tinh bột

B. Glucozo

C. Etilen

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án D

Câu 5. Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

A. CaO

B. H2SO4 đặc

C. CuSO4 khan

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án B

Câu 6. Thả một mẩu nhỏ natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic nguyên chất. Hiện tượng quan sát được là:

A. Mẩu natri chìm xuống đáy; xung quanh mẩu natri có sủi bọt khí.

B. Mẩu natri nổi và chạy trên mặt nước; xung quanh mẩu natri có sủi bọt khí.

C. Mẩu natri lơ lửng ở trong ống nghiệm; xung quanh mẩu natri có sủi bọt khí.

D. Mẩu natri nổi  và chạy trên mặt nước; xung quanh mẩu natri có ngọn lửa màu vàng

Đáp án C

Câu 7. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử rượu etylic có 1 nhóm -OH

A. Đốt cháy rượu etylic thu được CO2 và H2O

B. Cho rượu etylic tác dụng với natri

C. Cho rượu etylic tác dụng với đồng (II) oxit nung nóng

D. Thực hiện phản ứng tách nước điều chế etilen.

Đáp án B

Câu 8. Khi đun nóng rượu etylic với axit H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170 – 180oC xảy ra phản ứng tách nước tạo thành khí etilen

C2H5OH → CH2=CH2 + H2O

Đun 9,2 gam rượu etylic với axit H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170-180oC thì thể tích khí etilen thu được tối đa (đktc) là:

A. 3,36 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 5,6 lít

Đáp án B

Câu 9. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 335 gam kết tủa và dung dịch A. Biết khối lượng A giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 137 gam. Giá trị của m là:

A. 324

B. 405

C. 297

D. 486

Đáp án B

C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

m dd giảm = mCaCO3 – mCO2

=> mCO2 = mCaCO3 – mdd giảm = 335 – 137 = 198 gam

=> nCO2 = 198 : 44 = 4,5 mol

=> m = 4,5:2.162.100/90 = 405 gam

Câu 10. Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

A. Na2CO3 khan.

B. Na, nước.

C. dung dịch Na2CO3.

D. Cu, nước.

Đáp án

Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.

Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.

Trên đây là phương trình hóa học C2H5OH → C2H4 + H2O khi phân hủy ancol etylic tạo ra C2H4, hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh biết viết và cân bằng phản ứng một cách chính xác nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button