Văn Học

Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?

Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho nói về đức tính gì?

Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho chính là lời răn dạy của người xưa về đức tính cần cù, yêu lao động sản xuất. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ ý nghĩa câu tục ngữ có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho để các bạn hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này.

A. Lao động sáng tạo.

Bạn đang xem bài: Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?

B. Trung thực.

C. Lao động tự giác

D. Tiết kiệm

Đáp án: C. Lao động tự giác

Câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho” khuyên chúng ta cần chủ động trong công việc, lao động tự giác.

2. Giải thích câu ca dao: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho

Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn luôn có truyền thống yêu lao động, luôn hăng say trong sản xuất và chiến đấu, chính vì thế, lao động trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của nhân dân, chính vì vậy mới có câu tục ngữ: “

“Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói đến những người yêu lao động, phải làm, phải lao động mới có cái để ăn, chứ không dưng, không ai đem phần đến cho ăn hết. Và đặc biệt nghĩa bóng của câu nói này là đề cập đến tinh thần hăng say trong lao động, phải biết yêu lao động, không lao động chúng ta sẽ không thể trở thành những con người có ích cho xã hội được. Như ngạn ngữ trung quốc cũng có câu” nhàn cư bất thiện” chính sự hăng say mới tạo nên một con người có ích.

Và phải có lao động mới có cái để ăn, mới tạo ra được của cải vật chất, không ai có thể đem thức ăn, hay vật chất đến cho những người lười lao động. Tinh thần lao động luôn phải được nâng cao, hăng say trong lao động, cần phải lao động để tạo nên những giá trị có ích cho cuộc sống, mới tạo thành một con người có ích cho cuộc sống. Chăm chỉ lao động, chúng ta sẽ có được một cuộc sống sung túc, luôn ấm no, đầy đủ.

Không dưng không lao động mà có cái để ăn được, không lao động dễ dẫn đến những suy nghĩ sai lệch, như trong cuộc sống chúng ta đều thấy những con người lười lao động đều là những con người hư hỏng và là thành phần xấu trong xã hội, khi họ lười lao động, họ sẽ nghĩ đến việc xấu như ăn cắp, ăn trộm để có được thứ mà ăn, để tồn tại, lười lao động chỉ nghĩ đến những hành vi xấu trong xã hội, không tạo nên những điều tốt đẹp được.

Dân tộc ta nói quả không sai” có làm thì mới có ăn” quả là đúng, từ xưa chúng ta đều thấy những con người chăm chỉ lao động đều là những con người thành công, có điều kiện sống sung túc, chăm chỉ, hăng say trong lao động, họ là những con người luôn yêu lao động. Lao động sẽ tạo ra vật chất, tạo ra cơm áo gạo tiền cho họ tồn tại và hơn nữa cho họ giá trị về cuộc sống, về giá trị của đồng tiền, họ sẽ biết cách sử dụng nó hiệu quả hơn.

Câu tục ngữ này đã để lại cho dân tộc Việt Nam rất nhiều những suy tư sâu sắc về cuộc sống, nó để lại cho chúng ta những bài học có giá trị hơn về cuộc sống, những trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống này. Chúng ta cần phải luôn có tinh thần phê và và tự phê trong cuộc sống vì chính điều đó để lại cho chúng ta những trải nghiệm mới mẻ hơn về cuộc sống, những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống này.

Cần phải biết lao động, yêu lao động từ đó chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, biết lao động chúng ta sẽ hiểu được sự vất vả, những khó khăn khi kiếm ra được đồng tiền để mưu sinh, sự vất vả đó được đánh giá bằng những giọt mồ hôi của những người nông dân, hay sự toan tính của những người lao động bằng đầu óc. Tất cả đều để cho họ những trải nghiệm, đó là những trải nghiệm riêng, cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống này, biết sống đúng đắn, chúng ta sẽ cảm nhận được rất nhiều từ cuộc sống này.

Tuy nhiên như chúng ta đều thấy trong xã hội cũng xuất hiện rất nhiều người lười lao động, họ chỉ muốn “ăn không ngồi dồi”, không muốn lao động, những người nhàn dỗi, không có việc gì làm thì thường có những suy nghĩ sai lệch, họ thường làm những điều trái pháp luật, nghĩ ra để có cái ăn, nhưng không chịu làm. Họ sợ vất vả, không muốn lao động, hầu hết những người lười lao động thì đều trở thành gánh nặng cho xã hội và cho gia đình của họ.

Câu tục ngữ của chúng ta sẽ vẫn sống mãi với thời gian, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng lao động, luôn yêu lao động, quý trọng những giá trị mà dân tộc đã để lại cho mỗi con người chúng ta. Phải biết làm nên những giá trị sống to lớn, từ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời có rất nhiều điều đáng suy ngẫm, và đáng được trân trọng hơn rất nhiều.

Câu tục ngữ đã để lại cho mỗi chúng ta những bài học, những cảm nghĩ sâu sắc hơn về lao động, sự chăm chỉ, sẽ giúp chúng ta có được những điều tốt nhất cho cuộc sống, trở thành những người có ích cho xã hội này. Luôn yêu lao động, cần cù thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mỗi chúng ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button