Tổng hợp

Đãi ngộ quốc gia là gì? Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồm các nội dung nào?

 

Đãi ngộ quốc gia (National treatment) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồm các nội dung nào? So sánh chế độ đãi ngộ quốc gia và chế độ đãi ngộ huệ quốc

Hiện nay, nhu cầu mở rộng phát triển thị trường thế giới đang được quan tâm tại nhiều quốc gia. Chính vì vậy, việc xây dựng các chế độ đãi ngộ cho các quốc gia là vấn đề cần thiết. Đây được xem là một trong các yêu tố thu hút nhiêu nhà đầu tư nước ngoài. Vậy, đãi ngộ quốc gia là gì và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồn các nội dung nào. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề nêu trên.

Dai-ngo-quoc-gia-la-gi-nguyen-tac-dai-ngo-quoc-gia-bao-gom-cac-noi-dung-nao

  

Căn cứ pháp lý:

  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994;
  • Hiệp chung về thương mại dịch vụ – GATS

1. Đại ngộ quốc gia là gì?

Đãi ngộ quốc gia một thuật ngữ đã xuất hiện và được áp dụng từ rất lâu trong giao lưu dân sự trong nước và quốc tế. Theo đó, đãi ngộ quốc gia chính là đối xử giữa các quốc gia dành cho nhau thông việc thể hiện các quyền lợi dành cho công dân, pháp nhân nước ngoài như công dân, pháp nhân trong nước của mình.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Đãi ngộ quốc gia được dịch sang tiếng anh:  National treatment

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia: National treatment principle

Đãi ngộ huệ quốc gia: National favor treatment

3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồm các nội dung nào?

Thứ nhất, đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia quy định trong Hiệp định GATS

  • Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình.

Mỗi một danh mục cam kết cụ thể theo quy định cần phải quy định:

  • Điều khoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;
  • Điêu kiện và tiêu chuẩn về đối xử quốc gia;
  • Việc thực hiện những cam kết bổ sung;
  • Lộ trình thực hiện các cam kết bổ sung;
  • Lộ trình thực hiện các cam kết đó, nếu có thể; và
  • Thời hạn các cam kết đó có hiệu lực.
  • Một thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu thuộc quy định trên bằng cách dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác một sự đối xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đó dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.
  • Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Thành viên nào khác.

Đây cũng là nguyên tắc tiếp cận thị trường yêu cầu mỗi thành viên cần phải có những nguyên tắc ứng xử phù hợp hơn với các thành viên khác về các dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ. Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cứa thị trường, các thành viên không được duy trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ, trừ trường hợp có quy định khác trong danh mục cam kết:

  • Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
  • Hạn chế tổng trị giá các giao dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế chung của hiêp ước.
  • Hạn chế tổng số lượng các dịch vụ hoặc sản phẩm theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
  • Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
  • Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ theo nhu cầu thực tế của từng quốc gia thành viên.
  • Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Thứ hai, nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước quy định trong Hiệp định GAT.

  • Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa. Từ đó tạo ra sự bất công đối với những quốc gia thành viên có.

Đối với những loại hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu trên.

  • Với mọi khoản thuế nội địa hiện đã tồn tại trái với các quy định về việc thu thuế của những loại hàng hóa về thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên…, nhưng có thoả thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một hiệp định thương mại có giá trị hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, theo đó thuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm chịu thuế nội địa đã được cam kết trần, không tăng lên, bên ký kết đang áp dụng thuế đó được hoãn thời hạn thực hiện các quy định trên áp dụng với các loại thuế nội đó cho tới khi nghĩa vụ thuộc hiệp định đó được giải phóng và cho phép bên ký kết đó điều chỉnh thuế quan trong chừng mực cần thiết để bù đắp cho nhân tố bảo hộ trong khoản thuế nội địa.
  • Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. Các quy định này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá như việc hàng hóa được vận chuyển bằng tàu thuyền với trọng tải lớn, hay dựa vào quốc tịch mà tàu thuyền đăng ký để áp dụng mức thuế quan hay những chế độ ưu đãi khác so với hàng nội địa…Điều này sẽ quy phạm nguyên tắc của hiệp ước đặt ra, tạo sự bất công đối với quốc gia thành viên khi bị phân biệt đối xử.
  • Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào với pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các quy tắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định trên.
  • Các quy định về việc áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa dưới bất kỳ hình thức nào trái hoặc không trái với quy định sẽ không áp dụng với những quy tắc có hiệu lực trên lãnh thổ của bất cứ bên ký kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm 1947 hay ngày 24 tháng 3 năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là các quy tắc trái với quy định trên sẽ không bị điều chỉnh bất lợi hơn cho hàng nhập khẩu và chúng sẽ được xem như là một khoản thuế quan để tiếp tục đàm phán.
  • Không một quy tắc định lượng nội địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay sử dụng tính theo khối lượng hay tỷ lệ sẽ được áp dụng để phân bổ các khối lượng hay tỷ lệ nêu trên theo xuất xứ của nguồn cung cấp.
  • Các quy định trên sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại. Như việc mua gạo của chính phủ nhằm mục đích cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân trong nước vì bị thiên tai mà mất mùa dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực trong nước hay mua tàu thuyền của những quốc gia có nền khoa học hiện đại để phục vụ cho quốc phòng, quản lý trật tự an ninh trên biển đảo…
  • Các quy định trên sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu  thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa.
  • Các bên ký kết thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát giá tối đa, dù rằng tuân theo đúng các quy định khác của điều khoản này, có thể có làm tổn hại tới quyền lợi của bên ký kết cung cấp hàng nhập. Do vậy, các bên ký kết áp dụng các biện pháp kiểm soát giá tối đa sẽ cân nhắc đến quyền lợi của bên ký kết là bên xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa trong khuôn khổ các biện pháp có thể tực hiện được các tác động bất lợi đó.
  • Các quy định của Điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì các quy tắc hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp dụng theo đúng các quy định đặc biệt về phim – điện ảnh về số lượng phim ảnh trình chiếu theo quy tắc đảm bảo thời gian trình chiếu.

Như vậy, việc quy định về thuế và quy tắc trong nước trong Hiệp định GAT sẽ giúp cho các quốc gia có được những ưu đãi trong hoạt động kinh doanh thương mại trên thị trường quốc tế. Những chế độ ưu đãi này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nội địa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của quốc gia.

4. So sánh chế độ đãi ngộ quốc gia và chế độ đãi ngộ huệ quốc

Thứ nhất, nguồn gốc

Hai chế độ này đã xuất hiện và được áp dụng từ rất lâu trong giao lưu dân sự và thương mại quốc tế cho đến hiện nay. Trong tình hình nền kinh tế càng phát triển và mở rộng thị trường thì các chế độ này lại có vai trò rất quan trọng.

Cụ thể chế độ huệ quốc được biết ngay từ thế kỷ 13 nhưng mãi đến thế kỷ 19, 20 chế độ đãi ngộ huệ quốc mới xuất hiện một cách thường xuyên.

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng thị trường, Việt Nam đã ký kết khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương với các nước trên thế giới hay các tổ chức kinh tế thế giới. Trong đó có một số điều ước có áp dụng Chế độ đãi ngộ quốc gia và Chế độ đãi ngộ huệ quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng có ban hành một số văn bản, chính sách có liên quan tới hai nguyên tắc này. Dưới đây là một số điều ước quốc tế và một số quy định trong pháp luật Việt Nam có sử dụng hai nguyên tắc trên:

 Một số điều ước quốc tế song phương:

* Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa kỳ về quan hệ thương mại ngày 13/7/2000.

* Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giwuax các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa nhân dân Bungari quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau : “Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý vè các quyền nhân thấn và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công nước mình”

 Một số điều ước quốc tế đa phương:

* Hiệp định chung về thương mại dịch vụ- GATS;

* Hiệp định của WTO về cấp phép nhập khẩu.

* Công ước Berne về bảo hệ các tác phẩm văn học nghệ thuật 1886;

* Hiệp định về quy tắc xuất xứ;

* Công ước Paris  năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

* Hiệp định về nông nghiệp;

* Công ước Giơnevơ 1952  về bảo hộ nguyên tắc tác giả;

* Hiệp định TRIPS – Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ;

* Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế;

* Công ước Luật biển 1982.

 Một số quy định trong pháp luật Việt Nam:

* Điều 81 Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định như sau: “Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”;

Thứ ba, phạm vi áp dụng

Chế độ đãi ngộ quốc gia:

Chế độ đãi ngộ quốc gia thông thường được áp dụng trong các lĩnh vực như thương mại, dân sự, lao động và văn hóa. Bởi lẽ đây là những vấn đề thường xuyên xảy ra và thường gặp nhiều vấn đề phát sinh liên quan. Theo đó, thông thường, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, lao động, thương mại và văn hóa như công dân nước sở tại, trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực dân sự và lao động.

Chế độ đãi ngộ huệ quốc

Các lĩnh vực liên quan như hợp tác kinh tế, thương mại và hàng hải chính là những lĩnh vực được áp dụng theo chế độ tối huệ quốc.

Trên đây là nộ dung tư vấn của Tmdl.edu.vn về đãi ngộ quốc gia là gì và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồn các nội dung nào. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button