Giáo dục

Giấu giếm hay Dấu diếm, từ nào viết đúng chính tả?

Với sự đa dạng về từ ngữ, cách dùng từ, thật khó để một người có thể tự tin khẳng định mình nói, viết đúng 100% từ ngữ tiếng Việt. Điều này đặc biệt đúng với các từ có cùng cách phát âm tương tự nhau như “giấu giếm” và “dấu diếm”.

Nếu cung không biết 2 từ này từ nào đúng, từ nào sai thì bài viết hướng dẫn phân biệt giấu giếm hay dấu diếm dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

Bạn đang xem bài: Giấu giếm hay Dấu diếm, từ nào viết đúng chính tả?

giau giem hay dau diem

Viết dấu diếm hay giấu giếm đúng chính tả, tiếng Việt?
 

Xét về mặt hình thức, cách phát âm, các từ “giấu giếm”, “dấu diếm”, “giấu diếm” hay “dấu giếm” khá giống nhau. Tuy nhiên, chỉ có “giấu giếm” là từ Đúng chính tả, được công nhận trong các văn bản, báo chí, tài liệu ngôn ngữ chính thống.

Để đi đến kết luận này, chúng ta cùng nhau đi phân tích các thông tin dưới đây.

1. Giấu diếm là gì?

Giấu giếm” là động từ thể hiện hành động giấu, ém đi, không cho ai biết. Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ này thường được sử dụng trong các ngữ cảnh thể hiện ý xấu, không tốt.

Thực tế, nhiều người cũng sử dụng từ che giấu để thay thế cho từ giấu giếm trong một số trường hợp.

Trong đó:

Giấu là cất, đặt, để một cái gì đó vào nơi kín đáo, không cho ai tìm ra

Giếm là trợ động từ, bổ nghĩa cho động từ giấu.

Ví dụ về câu sử dụng từ “giấu giếm”:

– Trước phiên tòa, bị cáo khai báo vòng vo, cố tình giấu giếm tội lỗi của mình

– Giấu giếm của cải, tài sản

– Cô ấy đang giấu giếm tình cảm thật của mình

Thực tế, khi giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, nhiều người thường sử dụng từ “che giấu” để thay thế cho từ “giấu giếm“.

giau giem hay dau diem 1

2. Dấu diếm là gì?

Cũng là từ được ghép bởi 2 từ “dấu” (danh từ thể hiện cái còn lưu lại hoặc cái để làm hiệu, được định ra theo quy ước của một từ sự vật, hiện tượng nào đó) và “diếm” (phương ngữ) nhưng “dấu diếm” lại là từ Sai, không mang ý nghĩa trong tiếng Việt.

Tương tự như dấu diếm, các từ “giấu diếm“, “giấu diếm” cũng là các cách hiểu sai, viết sai chính tả mà bạn cần tránh khi giao tiếp bằng lời nói, văn bản.

Để hiểu hơn về ý nghĩa của từ “dấu” và biết cách ghép, sử dụng cho đúng, bạn có thể tham khảo bài viết giải đáp dấu hay giấu mà chúng tôi chia sẻ trước đây.

3. Một số lỗi chính tả thường gặp khi dùng từ giấu giếm.

– Giấu diếm trong tình yêu => Viết sai. Viết đúng là giấu giếm trong tình yêu.

– Dấu diếm trong tình yêu => Viết sai. Viết đúng là giấu giếm trong tình yêu

– Dấu diếm tội lỗi => Viết sai. Viết đúng là giấu giếmtội lỗi

– Dấu giếm nỗi lòng, không chia sẻ cùng ai.=> Viết sai. Viết đúng là giấu giếm nỗi lòng

Với những cách giải thích giấu giếm hay dấu diếm ở trên, chắc hẳn bạn đã biết phân tích từ đúng (giấu giếm) và áp dụng vào việc giao tiếp khi học tập, làm việc rồi đúng không? Tiếp theo, để có thêm nhiều mẹo ghi nhớ từ tiếng Việt đúng chính tả, bạn có thể tìm đọc thêm các từ dễ gây nhầm lẫn như hi vọng hay hy vọng, hàm súc hay hàm xúc,…

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button