Văn Học

Liên hệ mở rộng Người lái đò sông Đà

Nhận định người lái đò sông Đà

Liên hệ mở rộng bài Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một trong những kiệt tác văn học của tác giả Nguyễn Tuân. Đây cũng là tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong các đề thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu liên hệ mở rộng Người lái đò sông Đà, nhận định hay về Nguyễn Tuân và người lái đò sông Đà để các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo giúp đạt điểm cao hơn khi làm bài thi.

Bạn đang xem bài: Liên hệ mở rộng Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà liên hệ với bài nào?

Hình tượng con sông Đà: Hung bạo và trữ tình Liên hệ vẻ đẹp dòng sông trong Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Hình tượng người lái đò. Liên hệ Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, liên hệ Chữ người tử tù

Dẫn chứng liên hệ người lái đò sông Đà

1. (về vách đá hai bên bờ sông) Nét khắc họa này khiến ta nhớ đến sông Hương trong trang viết của HPNT: “Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”.

2. (về cảm giác khi đi qua lòng sông)

Cách miêu tả đó có lẽ chưa có nhà văn nào ngoài Nguyễn Tuân. Mà nói như nhà giáo Đỗ Kim Hồi, thì cách miêu tả tinh tế, chính xác như vậy không thể có ở “một sức bút bình thường”, phải đi nhiều lần, đọc nhiều tài liệu, phải có tài năng và sống hết mình với con sông thì NT mới miêu tả được như thế.

3. (về tiếng “thở” của lòng sông)

Đến đây, ta dường như nghe trong cái âm vang của Đà giang dưới ngòi bút Nguyễn Tuân một chút hội ngộ với Homero trong cuốn sử thi Ô đi xê bất hủ, khi viết về cái hung bạo của chốn eo biển xa xôi nào đó thời cổ đại: “Biển khơi chuyển động, sôi lên như nước trong cái chảo đặt trên một bếp lửa hồng”.

4. (về sứ c mạnh của hút nước, thác nước)

Gs Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định: “NT là nhà văn của những cảm giác mạnh”

5. Cảnh tượng hùng vĩ trên sông Đà là tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc:

“Đường lên Mường Lễ bao xa

Trăm bảy mươi thác trăm ba mươi ghềnh”

Liên hệ vẻ đẹp người lái đò:

1. (cảnh vượt thác) :

Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp trí dũng song toàn của người lái đò thăng hoa trên mặt trận vượt thác, mà thấp thoáng trong sự chủ động, hiên ngang ấy, ta dường như thấy được vẻ đẹp hào hùng của vị Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa thần nhổ tre đánh giặc.

2. Người lái đò là tiêu biểu cho hình ảnh người lao động Tây Bắc và người lao động trên khắp đất nước trong thời kì đổi mới:

Qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung trên các miền đất thiên nhiên hung dữ có hàng nghìn hàng vạn những con người quả cảm và nghệ sỹ như người lái đò dòng sông cuối trời Tây Băc, họ vẫn luôn hiện diện thầm lặng và chiến đấu trên khắp mọi vùng đất tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là những con người đối mặt với thiên nhiên hung dữ, tận dụng sức mạnh thiên nhiên làm lên cuộc sống và tham gia chiến đấu chống kẻ thù ở miền Nam, như Dì Tư béo, Ông lão bán rắn, Phường săn cá sấu trong “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi hay Chín Kiên, ông Sáu già trong “Rừng U Minh” của Nguyễn Văn Bổng.

Nhận định liên hệ mở rộng cho “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân

1. Phan Huy Đông

Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ.”

2. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

” … Nguyễn Tuân – một cây bút vốn | luôn khao khát những cảm giác mới lạ,nồng nàn, say đắm…” Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con | sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách có bản đối lập nhau như tác giả nói – “hung bạo và trữ tình…”

“Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phòng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa.”

3. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. “Nó nói rằng ngòi bút ấy đã đạt tới độ chín mới về tư tưởng và nghệ thuật”. (Nguyễn Đăng Mạnh)

4. “…Đọc “Sông Đà” thấy Tổ quốc ta thật là giàu đẹp. Chỉ nói riêng Than Uyên có nào mỏ xi măng thiên tạo, mỏ thạch anh làm thuỷ tinh ngũ sắc và đồ sứ, mỏi than mở, mỏ lần tinh, mỏ đồng, mỏ chì…Cảnh Tây Bắc thì tuyệt đẹp, ở đâu tác giả cũng nổi hứng nghệ sĩ muốn cắm ngay giá vẽ mà vẽ. Núi lớp lớp mênh mông như biển, sông trắng xóa như từng súc lụa tung trai ra, những thung lũng lúa chín vàng chóe lên, trên đó mây trắng điểm lơ lửng như thêu nổi vv… nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp Nhưng “Sông Đà” không chỉ nói vẻ đẹp thiên của lòng người. Ông gọi đó là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những chiến sĩ cách mạng kiên cường đã theo gương bất khuất ở nh Sơn La, ở những cán bộ hoạt động bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ sở cách mạng ở những chiến sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồn tiến quân vào Điện Biên…”
(Nguyễn Đăng Mạnh “Sông Đà” Trích “Nhà văn Tư tưởng và phong cách NXB Văn học – 1983)

5. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thử văn đề người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)

6. Đây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật” (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.

7. “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phòng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choảng, khinh bạc đây, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” (Nguyễn Đăng Mạnh)

8. Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. “Vang bóng một thời” vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cổng, ông Tủ thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghỉ lễ thành kính đến thiêng liêng. […] “Vang bóng một thời”, vì thể, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

9. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định : “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chỉ của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà,… và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn, vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh

10. Ông xứng đáng được mệnh danh là “chuyện viên cao cấp tiếng Việt” là “người thợ kim hoàn của chữ” (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dẫn thân, bám trụ ở thành trì cái Đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân “đặc Việt Nam” (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button