Là gì?

Mặt Trời Mọc Hướng Nào? Bật Mí 5 điều Thú Vị Về Mặt Trời

Mặt trời là nguồn sống cho muôn loài và là một chủ đề rộng lớn để các nhà khoa học nghiên cứu. Một trong những câu hỏi mà chắc hẳn đã rất quen thuộc với mọi người chính là mặt trời mọc hướng nào? Hãy cùng Tmdl.edu.vn tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Có bao nhiêu hướng chính và cách xác định phương hướng?

Trước hết, để biết được mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào chúng ta cần phải biết thực sự thì có bao nhiêu hướng chính, đó là những hướng nào cũng như cách để xác định phương hương đó như thế nào.

Trên thực tế không phải ai cũng biết là có tới 16 hướng dựa trên 4 hướng chính là Đông – Tây – Nam – Bắc. Có thể kể cụ thể là:

  • 4 hướng chính: Đông – Tây – Nam – Bắc
  • 4 hướng phụ: Đông Bắc – Đông Nam – Tây Bắc – Tây Nam
  • 8 hướng chi tiết: Bắc Tây Bắc – Bắc Đông Bắc – Đông Đông Bắc – Đông Đông Nam – Nam Đông Nam – Nam Tây Nam – Tây Tây Nam – Tây Tây Bắc.

Từ thời ông cha ta cho đến bây giờ, chúng ta có thể kể ra một số phương phức để xác định phương hướng như sau:

Xem trực tiếp mặt trời

Khi còn nhỏ, chúng ta cũng từng được chỉ qua về cách xác định phương hướng, đó là:

  • Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông.
  • Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây.
  • Giữa trưa: Mặt trời đứng bóng.

Sau này, có một nghiên cứ cho thấy, đối với Việt Nam, những ngày Xuân Phân và Thu Phân thì mặt trời sẽ mọc ở chính Đông và lặn chính Tây. Hạ Chí thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc.

Đông Chí thì mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam. Giữa trưa, mặt trời không đứng bóng mà lại chệch về hướng Nam, lúc đó bóng của vật sẽ đổ về hướng Bắc.

Phương pháp Owen Doff

  • Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T .
  • Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ.
  • Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
  • Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam.

Mặt trời mọc hướng nào? Lặn hướng nào?

Việc mặt trời mọc chắc hẳn đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta rồi đúng không? Nhưng đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi hàng ngày mặt trời mọc ở hướng nào chưa?

“Mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây” đây là một bài học vỡ lòng của bất kỳ ai. Tuy nhiên đây có phải câu trả lời chuẩn nhất cho câu hỏi ở trên không nhỉ?

Bạn luôn nhìn thấy mặt trời di chuyển ở rất nhiều vị trí trong ngày. Nhưng trên thực tế, mặt trời không hề chuyển động mà trái đất mới chuyển động xung quanh mặt trời và quanh trục của nó tạo nên cảm giác mặt trời đang di chuyển.

Chỉ có 2 ngày là Xuân Phân và Thu Phân thì mặt trời mới mọc ở chính đông, còn những ngày còn lại thường mọc lệch hơn về hướng nam của phía đông một chút và khi lặn cũng sẽ như vậy.

Mặt trời lặn

Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây là câu nói từ xa xưa vốn đã quen thuộc với bất kỳ ai kể cả khi chúng ta chưa từng bắt tay vào tìm hiểu về điều đó.

Như trên cũng đã nói qua, trong một năm chỉ có 2 ngày là Xuân Phân và Thu Phân thì mặt trời mới mọc ở chính đông thì sẽ lặn ở chính tây, còn những ngày còn lại thường mọc lệch hơn về hướng nam của phía đông một chút và khi lặn cũng sẽ như vậy.

Vì sao mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây?

Sở dĩ người ta vẫn thường quan niệm hướng mọc – lặn của mặt trời là do cách thức vận động và quỹ đạo vòng quay của trái đất. Khi trái đất tự quay xung quanh trục thì nó sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.

Mặt nào của trái đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.

Quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời

Chúng ta đều biết rằng trái đất không chỉ tự quay quanh trục của mình mà nó còn quay xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo gần giống hình elip gần tròn. Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục trái đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó chính là sự chuyển động tịnh tiến.

Một số thông tin thú vị về mặt trời

Mặt trời mọc ở đâu đầu tiên? Ở Nhật Bản, ở Mỹ hay ở Úc?

Mặt trời mọc ở đâu đầu tiên?

Trong quá khứ, chúng ta vẫn luôn khẳng định rằng Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc, sau đó cũng có người cho rằng quốc gia mà mặt trời mọc sớm nhất trên thế giới là New Zealand.

Thành phố đầu tiên trên thế giới nhìn thấy Mặt trời được cho là Gisborne, nằm ở Bờ Đông của New Zealand.

Theo thông tin mới nhất cho thấy mặt trời mọc đầu tiên thực sự là trên Đảo Caroline, một hòn đảo nằm ngoài vùng Kiribati. Đây mới chính là nơi mà mặt trời mọc đầu tiên trên thế giới.

Mặt trời lặn cuối cùng ở đâu?

Nếu mặt trời mọc đầu tiên tại Đảo Caroline, thì chúng ta có thể tin rằng mặt trời sẽ lặn cuối cùng ở phần chính Tây nhất của Trái đất.

Chính là ở Alaska, trên đảo Attu. Hòn đảo này không có người sinh sống trong vài thập kỷ qua và được biết đến với với trận chiến trong Thế chiến thứ hai.

Hiện tượng Đêm vùng cực và Đêm trắng

Có thể nhiều người chưa từng nghe đến hiện tượng “Đêm vùng cực”. Ở đây nó có nghĩa là một nơi không có ánh sáng ban ngày trong 6 tháng liên tiếp.

Được biết, do độ nghiêng của trái đất, từ tháng 9 đến tháng 3, vùng cực bắc của trái đất hoàn toàn không có ánh sáng mặt trời.

Nói một cách dễ hiểu thì Đêm vùng cực xảy ra khi mặt trời không bao giờ mọc. Nhưng mặt trời lúc nửa đêm, hay “Ngày vùng cực”, “Đêm trắng”, là khi mặt trời vẫn ở phía trên đường chân trời mang theo ánh sáng ban ngày kéo dài 24 giờ.

Ở Nam bán cầu, tình hình hoàn toàn ngược lại với Bắc bán cầu. Khi cực Bắc đang diễn ra đêm vùng cực thì ở Nam cực cũng xảy ra đêm trắng.

Do đó, nếu đêm vùng cực diễn ra từ tháng 9 đến tháng 3 thì ngày vùng cực xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8.

Càng về vùng cực, đêm càng dài

Theo nhiều chuyên gia về địa lí, do trục của trái đất, cực bắc bị mặt trời che khuất nhiều hơn những nơi xa hơn về phía nam. Điều đó có nghĩa là càng đến gần Bắc Cực, bạn sẽ thấy đêm càng dài.

Mặt trời có mọc chính xác ở hướng đông và lặn ở hướng tây không?

Nếu bạn đang có một thắc mắc là có phải tất cả các ngày trong năm Mặt Trời đều mọc ở đúng hướng đông và lặn ở đúng hướng tây hay không thì câu trả lời là không hoàn toàn như vậy nhé.

Mặt trời sẽ chỉ mọc ở hướng chính đông và lặn ở hướng chính tây vào 2 ngày trong năm là ngày Xuân Phân và ngày Thu Phân thôi bạn nhé.

Còn những ngày còn lại thường mọc lệch hơn về hướng nam của phía đông một chút và khi lặn cũng sẽ như vậy.

Trên đây là những bật mí của Tmdl.edu.vn để giúp bạn đọc trả lời câu hỏi mặt trời mọc hướng nào? Nếu thấy hay thì đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm Tmdl.edu.vn để có thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button