Tổng hợp

Phóng tác là gì? Việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào?

Phóng tác (Adaptation) là gì? Phóng tác tiếng Anh là gì? Đặc điểm tác phẩm phóng tác? Việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào? Mối quan hệ về quyền nhân thân giữa tác giả tác phẩm gốc và tác giả tác phẩm phóng tác? Ý nghĩa nhân văn của việc sáng tác và bảo hộ tác phẩm phóng tác?

Bạn đang xem bài: Phóng tác là gì? Việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào?

Tác phẩm là sản phẩm kết tinh từ những sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào. Các sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được công nhận là tác phẩm khi thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện: mang tính sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ngoài việc bảo hộ tác phẩm gốc, pháp luật cũng quy định việc bảo hộ đối với các tác phẩm phóng tác. Vậy phóng tác là gì và việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào?

Phong-tac-la-gi-viec-bao-ho-tac-pham-phong-tac-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:

* Căn cứ pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Bộ luật của Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

– Nghị định 85/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

– Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

1. Phóng tác là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, tác phẩm phái sinh được định nghĩa là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Trong đó, phóng tác được hiểu là phỏng theo nội dung một tác phẩm đã có trước, chuyển tác phẩm từ một thể loại này sang một thể loại khác để tạo ra tác phẩm có hình thức thể hiện khác với hình thức thể hiện của tác phẩm ban đầu.

2. Phóng tác tiếng Anh là gì?

Phóng tác tiếng Anh có nghĩa là: Adaptation.

Adaptation is to adapt the content of an existing work, convert a work from one genre to another to create a work with a different form of expression than that of the original work.

3. Đặc điểm tác phẩm phóng tác

Thứ nhất, tác phẩm chỉ được hình thành trên cơ sở một hoặc những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản.

Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm được pháp luật quy định quyền tác giả không bảo hộ các nội dung về ý tưởng mà chỉ bảo hộ các ý tưởng đã được thể hiện dưới dạng hình thức. Ngoài ra, yêu cầu tác phẩm phóng tá không phải là bản sao của tác phẩm phẩm gốc. Thực tế nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phóng tác phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần dẫn đến đơn không được chấp thuận và bị trả lại.

Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phóng tác phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phóng tác được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phóng tác và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả.

Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phóng tác, mặc dù tác phẩm phóng tác phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phóng tác, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm đến công chúng thì chỉ cần nhận biết tác phẩm thông qua sự liên tưởng dựa trên nội dung của tác phẩm gốc.

4. Việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào?

Người phóng tác là tác giả phần phóng tác, được hưởng quyền tác giả. Việc phóng tác phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc và phải trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, phải ghi tên tác giả và tên bản gốc trong tác phẩm phóng tác.

Tác phẩm phóng tác thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả, theo đó tác giả có các quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm phóng tác do mình sáng tác. Quyền tác giả đối với tác phẩm phóng tác bao gồm:

– Quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm các quyền sau:

+) Quyền đặt tên cho tác phẩm;

+) Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm các quyền sau:

+) Quyền làm tác phẩm phái sinh;

+) Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+) Quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+) Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+) Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả đối với tác phẩm phóng tác là vô thời hạn. Thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản đối với tác phẩm phóng tác tùy thuộc vào loại hình tác phẩm theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Ngoài ra, tác phẩm phóng tác chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc và có tính nguyên gốc, do chính tác giả tự mình sáng tạo ra mà không sao chép từ tác phẩm khác.

5. Mối quan hệ về quyền nhân thân giữa tác giả tác phẩm gốc và tác giả tác phẩm phóng tác

Mối quan hệ về quyền nhân thân giữa tác phẩm gốc và tác giả tác phẩm phóng tác là một trong những quyền được pháp luật bảo vệ bởi đây chính là một trong những quyền đi liền, tồn tại vĩnh viễn và luôn thuộc về tác giả tác phẩm gốc. Bên cạnh đó, pháp luật nước ta có quy định quyền cho làm tác phẩm phóng tác lại thuộc nhóm quyền tài sản và có thể không thuộc về tác giả nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì quyền cho làm cho tác phẩm phóng tác độc lập với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác giả gốc.

 Thực tiễn, có thể xảy ra tình trạng xâm phạm quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc” trong quá trình hình thành tác phẩm phóng tác, mà cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả đã giải quyết nhưng giải pháp được đưa ra còn thiếu tính thuyết phục. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất trong quá trình hình thành tác phẩm phóng tác thuộc lĩnh vực âm nhạc, nhất là âm nhạc truyền thống là loại hình tác phẩm khó xác định tác giả, bởi vậy cũng khó xác định người có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm âm nhạc truyền thống – tác phẩm gốc.

Giải pháp đối với vấn đề này là: không coi việc viết thêm lời vào bản nhạc không lời (khi không có sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc) l sáng tạo nên tác phẩm phóng tác, còn trong trường hợp có sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc thì tác phẩm mới là tác phẩm đồng tác giả chứ không phải là tác phẩm phóng tác. Việc này được coi là tương đương với trường hợp phổ nhạc cho một bài thơ thì bài hát (bao gồm phần nhạc và lời thơ) là tác phẩm đồng tác giả chứ không phải là tác phẩm phóng tác.

6. Ý nghĩa nhân văn của việc sáng tác và bảo hộ tác phẩm phóng tác

Việc sáng tác tác phẩm và bảo hộ tác phẩm phóng tác chính là sự thể hiện cho một nền văn minh trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả phóng tác đối với tác phẩm phóng tác của mình. Những tác phẩm được chụp lại hay ghi hình lại được tác giả phóng tác thay đổi một số nội dung về hình thức để có thể tạo nên một tác phẩm có ý nghĩa và truyền đạt một số nội dung đến cộng đồng. Đây chính là sự va đập, bổ sung những điểm tiêu biểu của cái này với cái cũ để tạo nên một tác phẩm trí tuệ, hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm phóng tác đồng thời khiến tác phẩm gốc được biết đến nhiều hơn.

Thông thường những tác phẩm được phóng tác lại sẽ mang những ý nghĩa đối với cộng đồng và được nhiều người chào đón, tuyên truyền. Những giá trị này có thể về giá trị văn hóa truyền thống, môi trường, giáo dục,…Chính vì vậy việc bảo hộ các tác phẩm này giúp cho các tá giả có nguồn động lực để sáng tạo ra nhiều tác phẩm ý nghĩa hơn, từ đó góp phần vào sự xây dựng nền xã hội văn minh, hiện đại hơn…

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Dương Gia về phóng tác là gì và việc bảo hộ tác phẩm phóng tác được thực hiện như thế nào. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Dương Gia để được tư vấn, giải đáp.

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phong-tac-la-gi-viec-bao-ho-tac-pham-phong-tac-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button