Công thức Hóa HọcGiáo dục

S + O2 → SO2

S + O2 → SO2 Đây là phản ứng đốt cháy lưu huỳnh trong oxi, sau phản ứng thu được khí lưu huỳnh dioxit. Dưới đây là các tài liệu liên quan, mới các bạn tham khảo.

Phản ứng S ra SO2

S + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow}  SO2

Điều kiện phản ứng S ra SO

Điều kiện: Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và oxi

Đưa muỗng sắt có chứa một 1 lượng nhỏ lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa khí oxi.

Hiện tượng phản ứng xảy ra

Lưu huỳnh cháy trong không khí:  với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt

Lưu huỳnh cháy trong oxi: mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đi oxit

Ứng dụng của SO2 là gì?

  • Lưu huỳnh đioxit dùng để sản xuất ra hợp chất Axit Sunfuric.
  • Chất tẩy trắng giấy, bột giấy và dung dịch đường.
  • Ứng dụng của so2 để bảo quản cho thực phẩm sấy khô
  • Ứng dụng của so2 trong ngành sản xuất rượu.
  • Dùng thuốc thử và dung môi tại các phòng thí nghiệm.

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là:

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.

D. 2 : 1.

Đáp án A

Câu 2. Đung nóng 9,75 gam kali với một phi kim X dư thu được 13,75 gam muối. Hỏi X là phi kim nào sau đây?

A. Cl

B. Br

C. S

D. N

Đáp án C

Giả sử X có hóa trị là x.

xK + X → KxX

Ta có: nK = 9,75/39 = 0,25 mol

→nKxX = nK/x = 0,25/x

→ MKxX = 39x + X = (13,75)/0,25:n = 55x → X = 16x

Thỏa mãn x = 2 suy ra X = 32 nên X là S, muối là K2S

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lưu huỳnh là một phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh điển hình

B. Khi tham gia phản ứng, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử

C. Điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước

D. Điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại dạng phân tử tám nguyên tử S8

Đáp án A

Câu 4. Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. vôi sống.

B. cát.

C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.

Đáp án D

Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay tại điều kiện thường:

Hg + S → HgS ↓

Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh, tránh gây ngộ độc

Câu 5. Cho các phản ứng hóa học sau:

S + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2

S + 3F2 overset{t^{circ } }{rightarrow} SF6

S + Hg → HgS

S + 6HNO3 (đặc) overset{t^{circ } }{rightarrow} H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Đáp án A

Câu 6. Cho 5,5 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 6,4 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 5 gam hỗn hợp đầu là

A. 5,6 gam.

B. 11,2 gam.

C. 2,8 gam.

D. 8,4 gam.

Đáp án

nS = 6,4/32 = 0,2 (mol)

⇒ mhh = mFe + mAl

Bảo toàn electron: 2nFe + 3nAl = 2nS

⇒ 56nFe + 27 nAl = 5,5 (1)

2nFe + 3nAl = 2.0,2 (2)

Giải hệ phương trình (1), (2)

⇒ nFe = 0,05

nAl = 0,1

⇒ mFe = 0,05.56 = 2,8 (gam)

Trên đây là các tài liệu liên quan đến phương trình phản ứng S + O2 → SO2 và một số câu hỏi vận dụng. Hy vọng có thể giúp bạn thật nhiều trong học tập. Chúc các bạn học tập thật tốt.

 

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button