Nội dung chính
Bạn đang xem bài: Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Soạn văn 12
Câu 1. Qua đoạn trích, anh chị nhận thấy thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
* Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới bao la, kỳ thú:
– “U Minh đỏ ngòm”, “rừng tràm xanh biếc”, “sấu lội từng đàn”, “những ao sấu”, “miền bạch giá”
Bạn đang xem: Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ
– Soạn văn 12
– Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên đầu sấu, lưng sấu, bàu sấu”.
=> Đó là những nơi nhiều bí ẩn kỳ thú.
* Con người vùng U Minh Hạ:
– Là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba, trí dũng, can trường.
– Tiêu biểu cho con người U Minh Hạ là hình ảnh ông Năm Hên, một con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la. Tài năng đặc biệt của ông là bắt sấu. Sự xuất hiện của ông Năm cùng một con xuồng, lọn nhang trầm và một hũ rượu, vừa bơi xuồng mà hát: “Hồn ở đâu đây. Hồn ơi! Hồn hỡi!” vừa huyền bí vừa mang đậm dấu ấn con người đất rừng Phương Nam.
Câu 2. Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên. Bài hát của ông Năm gợi cho anh chị cảm nghĩa gì?
Trả lời:
Tính cách, tài nghệ của Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người vùng U Minh Hạ:
– Một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như là một thầy tướng pháp; đến nơi bắt cá sấu chỉ mang theo một lọn nhang trần và một hũ rượu.
– Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kỳ diệu: ông là thợ bắt cá sấu, bắt bằng tay không, là người can trường dũng cảm, chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưới, một mình bắt sống 45 con cá sấu còn sống nguyên.
– Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói “Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó”.
– Ông là người mê ca hát nhưng tiếng hát của ông như ai khóc lóc, như ai phẫn nộ
+ Tiếng hát cùng hình ảnh: áo rách vai, tóc rốì mù, mắt ngầu đỏ, bó nhang cháy đỏ quơ đi, quơ lại trên tay gợi những đau thương mà con người phải trả giá để sinh tồn trên mảnh đất hoang dại, kì bí. Đồng thời hình ảnh ấy cũng gợi lên vẻ đẹp bi tráng của những con người gan góc vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chế ngự và làm chủ nó.
+ Tiếng hát của ông cũng là một sự hoá giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bị sấu ăn thịt, những linh hồn vất vưởng nơi rừng thiêng nước độc:
Hồn ở đâu đây Hồn ơi! Hồn hỡi
Ta thương ta tiếc lập đàn giải oan…
– Hình tượng nhân vật Năm Hên được xây dựng thật giàu tình thương người, rất mộc mạc khiêm nhường nhưng cũng rất mưu trí, gan góc, can trường. Tiếng hát của ông thể hiện tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, ông hát để tỏ lòng thương tiếc những người xấu số và bằng hành động khôn khéo bắt đàn sấu dữ, ông đã “lập đàn giải oan” cho họ.
Câu 3. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm.
Trả lời:
Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
– Nghệ thuật kể chuyện: dựng chuyện ly kì, nhiều chi tiết gợi cảm; lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
– Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.
– Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.
Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ.
Trả lời:
Tác phẩm không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lý thú khi mở ra thế giới bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực Nam của Tổ quốc mà còn khiến chúng ta yêu thương, gắn bó với một phần đất, phần hồn của quê hương, đất nước mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giàu có và khắc nghiệt của đất Việt, vẫn hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Sự kỳ thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tính cách tự hào tha thiết. Đó chính là những xúc cảm thẩm mỹ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục