Văn Học

Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8

Soạn văn 8 bài xây dựng đoạn văn trong văn bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản là nội dung kiến thức quan trọng để các bạn học sinh nắm được cách triển khai ý trong một đoạn văn, xây dựng văn bản sao cho hợp lý và chuẩn xác. Sau đây là gợi ý cách soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản để các bạn có thêm tài liệu chuẩn bị cho tiết học Xây dựng đoạn văn trong văn bản tốt hơn.

Bạn đang xem bài: Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Dưới đây là 2 mẫu soạn Xây dựng đoạn văn trong văn bản nghắn gọn và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Soạn văn 8 bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngắn gọn

Phần I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN

Trả lời câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn” gồm có hai ý.

– Mỗi ý viết thành một đoạn văn.

Trả lời câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Dấu hiệu hình thức cần dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.

Trả lời câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

Phần II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.

Trả lời câu hỏi (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a. Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn thứ nhất là “Ngô Tất Tố”.

b. Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản, từ ngữ chủ đề của đoạn văn là Tắt đèn.

c. Từ nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề như sau:

– Từ ngữ chủ đề là các đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

– Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:

Trả lời câu hỏi (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a. Nội dung trình bày của đoạn văn có thể khác nhau. Ví dụ:

– Đoạn thứ nhất có từ ngữ chủ đề, yếu tố chủ đề ấy duy trì đối tượng trong đoạn văn.

– Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề, triển khai theo trình tự nội dung của văn bản. Câu chủ đề ở đầu đoạn văn. Ý của đoạn văn này là nêu lên một cách khái quát về tác phẩm theo trình tự diễn dịch.

b. Đoạn văn có câu chủ đề “Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp”. Câu ở ngay đầu đoạn và nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự diễn dịch.

Phần III. LUYỆN TẬP

Câu 1 trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Văn bản Ai nhầm có thể chia thành hai ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:

Đoạn 1: Nói về ông thầy lười: Sao chép nhầm văn tế.

Đoạn 2: Khi người ta trách thì cãi liều là “chết nhầm”.

Câu 2 trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Cách trình bày nội dung các đoạn văn.

a. Diễn dịch

b. Song hành

c. Song hành

Câu 3 trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

– Đoạn văn theo cách diễn dịch:

“Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đãi chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hồ Chủ Tịch đã nói “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

– Chuyển đoạn văn thành văn quy nạp:

“Chúng ta có thể tự hào về những trang sử vẻ vang từ thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Câu 4 trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

– Theo em nên vận dụng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” vào cuộc sống.

– Một đoạn văn:

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được thế nào là thất bại? Thất bại chính là những lần vấp ngã là khi công việc của chúng ta không suôn sẻ, chúng ta nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc thuận lợi tốt đẹp nhết. Mẹ sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ ý nghĩa trên ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.

b. Tại sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”?

Tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công. Mới mở đầu ta thấy câu nói trên có vẻ trái ngược với nhau. Thất bại là mẹ thành công là hai chuyện trái ngược nhau, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau khi suy ngẫm ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào. Bởi vì sau nhưng lần thất bại ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút được những kinh nghiệm quý báu giúp ta tránh được những sai lầm đó. Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này không đúng nhưng đối với những kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được những thành công thì những vấp ngã thiếu sót ấy là không thể tránh khỏi.

c. Bài học vận dụng

Là một học sinh chúng ta vẫn gặp rất nhiều thật bại như bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ vẫn không hài lòng với kết quả chúng ta… Nhúng chúng ta hãy đừng nản chỉ, không buông xuôi và ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong học tập mà còn trong những điều khác trong cuộc sống chúng ta cũng phải không được nản chỉ và buông xuôi.

2. Soạn văn Xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết

Phần I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN

Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 40 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.

2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

Trả lời:

1. Văn bản gồm 2 ý chính:

+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố.

+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn.

2. Nhận diện đoạn văn dựa vào:

+ Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.

+ Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn

+ Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)

+ Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

Phần II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.

b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.

c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

Trả lời:

a, Các từ ngữ duy trì ý của toàn đoạn: “Ngô Tất Tố”, “Ông”, “nhà văn”, “tác phẩm chính của ông”

⟶ Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.

b, Câu “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”: khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.

-> Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.

c, Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a. Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

b. Đoạn văn có câu chủ đề không? Nôi dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời:

a,

– Xét về mặt hình thức: Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

– Xét về mặt nội dung:

+ Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề

+ Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề

– Cách diễn đạt:

+ Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành

+ Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch

⟶ Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.

b, Câu chủ đề “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào” đứng ở cuối đoạn.

-> Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

Phần III. LUYỆN TẬP

Câu 1 trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?

AI NHẦM

Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.

Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “ Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.

(Truyện dân gian Việt Nam)

Lời giải

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh.

+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều “chết nhầm”.

Câu 2 trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.

a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.

(Theo Xuân Diệu)

b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lâó lánh.

(Tô Hoài, O chuột)

c) Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

(Ngữ văn 8, tập một)

Lời giải chi tiết:

a. Câu chủ đề “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương” – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể).

b. Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời ⟶ triển khai theo kiểu song hành.

c. Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ⟶ triển khai theo kiểu song hành.

Câu 3 trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Với câu chủ đề: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.

Lời giải 

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước.

– Biến đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp:

Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Câu 4 trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.

Lời giải 

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công:

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button