Giáo dục

Thuyết minh về Đồ Sơn

Thuyết minh về Đồ Sơn

Dưới bàn tay khéo léo của thiên nhiên, bãi tắm Đồ Sơn mang một vẻ đẹp lạ và rất riêng bởi nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa bờ cát trắng mịn, biển cả mênh mông nặng phù sa với những ngọn núi, đồi thông, phi lao,…. Dưới đây là một số bài viết thuyết minh về Đồ Sơn mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Bài viết số 1: Thuyết minh về đồ sơn

Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng, là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng như : vịnh Hạ Long, Hang Sơn Đoòng,…..Một trong số đó phải kể đến Đồ Sơn _ bãi biển đẹp nhất Hải Phòng.

Thuyết minh về Đồ Sơn

Trước hết, Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam. Bởi quận tiếp giáp hai con sông cửa sông Lạch Tray ở phía Bắc và Văn Úc ở phía Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước sông nơi đây đục, không được trong. Theo tài liệu sử sách ghi lại, quận Đồ Sơn là một bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và thời Pháp thuộc. Trong thời kỳ phong kiến, Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ.  Kể từ lúc mới được thành lập đến nay, trải qua nhiều lần thay đổi về đơn vị hành chính, hiện nơi đây gồm bảy phường : Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Không chỉ vậy nơi đây chính là quê cũ của người Kinh Tam Đảo. Vào đầu thế kỷ 16, hơn trăm người dân ở bán đảo Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lý của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung-Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn giữ được tiếng nói cũng như một số tập tục của người Việt.

Dưới bàn tay khéo léo của thiên nhiên, bãi tắm Đồ Sơn mang một vẻ đẹp lạ và rất riêng bởi nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa bờ cát trắng mịn, biển cả mênh mông nặng phù sa với những ngọn núi, đồi thông, phi lao,….Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực với khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một với nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, là nơi lý tưởng để ngắm cảnh biển lúc bình minh, bãi biển ở đây có rất ít người tắm bởi sóng lớn, địa hình  nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, đặc biệt khu một còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự  thích hợp với việc vừa ngắm cảnh thiên nhiên vừa tham quan nét đẹp chùa chiền nơi đây. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Không chỉ được tắm mát giữa phong cảnh hữu tình, mây trời cảnh sắc ấy mà đến với Đồ Sơn, đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách còn được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu A cùng  với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “ Đà lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm  vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong,tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Nét đặc sắc của Đồ Sơn còn nằm ở vẻ đẹp văn hóa, cứ đến dịp Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch.

Không chỉ mang những nét đẹp độc đáo ấy mà Đồ Sơn còn có những giá trị to lớn như nơi đây có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, có giá trị du lịch cao khi đóng góp vào ngân sách địa phương khoản lợi nhuận đáng kể và giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc Hải Phòng.Quả không ngoa khi Đồ Sơn được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại với phong cảnh non nước hữu tình, nên thơ, chính là điểm đến lý tưởng dành cho du khách tứ phương cùng với người dân bản địa đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Bài viết số 2: Thuyết minh về bãi biển Đồ Sơn

“ Hải Phòng có bến Sáu Kho

Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng”

Nhắc đến Hải  Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn_ miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.

Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “ long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỷ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn  đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lý của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung-Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.

Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,….sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình  nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lý tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền.  Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách  được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng  với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “ Đà lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm  vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong,tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa tiêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.

Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.

Xem thêm: Thuyết minh về loài hoa em thích

Trên đây là các bài viết hay nhất cho đề bài thuyết minh về bãi biển Đồ Sơn. Mong rằng các bài viết trên sẽ mang cho bạn nhiều kiến thức cũng như hoàn thành tốt bài viết của mình.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/thuyet-minh-ve-do-son/

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button