Giáo dục

Vật lý 10 bài 30: Quá trình đẳng tích, Định luật Sác-lơ Công thức tính và Bài tập vận dụng

Vật lý 10 bài 30: Quá trình đẳng tích, Định luật Sác-lơ Công thức tính và Bài tập vận dụng. Trong bài học trước các em đã khảo sát mối quan hệ định lượng giữa thể tích và áp suất của quá trình đẳng nhiệt, vậy nếu thể tích không đổi thì nhiệt độ và áp suất có mối quan hệ như thế nào?

Để giải đáp câu hỏi trên, bài viết này chúng ta cùng khảo sát quá trình đẳng tích là gì? Công thức tính của quá trình đẳng tích hay biểu thức Định luật Sác-lơ được viết như thế nào?

Bạn đang xem bài: Vật lý 10 bài 30: Quá trình đẳng tích, Định luật Sác-lơ Công thức tính và Bài tập vận dụng

I. Quá trình đẳng tích là gì?

– Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.

quá trình đẳng tích

II. Định luật Sác-lơ

1. Thí nghiệm

– Theo dõi sự thay đổi áp suất của một lượng khí theo nhiệt độ trong quá trình đẳng tích.

– Đo nhiệt độ của một lượng khí nhất định ở các áp suất khác nhau khi thể tích không đổi.

2. Định luật Sác-lơ

– Phát biểu: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

– Biểu thức định luật Sác-lơ: 1575183970l24wr45juf 1639697828 hay  (hằng số)

– Gọi p1, T1 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 1; p2, T2 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 2; ta có:

15751839730rdd0n8oq9 1639697829

III. Đường đẳng tích

– Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

đường đẳng tích

– Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.

– Ứng với các thể tích khác nhau của cùng một lượng khí, ta có những đường đẳng tích khác nhau. Đường ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn.

IV. Bài tập vận dụng công thức của quá trình đẳng tích, định luật Sác-lơ

* Bài 1 trang 162 SGK Vật Lý 10: Thế nào là quá trình đẳng tích? Tìm một ví dụ về quá trình đẳng tích này.

° Lời giải bài 1 trang 162 SGK Vật Lý 10:

– Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khí khi thể tích không thay đổi.

– Ví dụ: Nung nóng 1 bình kín, khi đó T tăng, p tăng nhưng V không đổi.

* Bài 2 trang 162 SGK Vật Lý 10: Viết hệ thức liên hệ giữa P và T trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định.

° Lời giải bài 2 trang 162 SGK Vật Lý 10:

– Hệ thức liên hệ giữa P và T trong quá trình đẳng tích:

1575183970l24wr45juf 1639697828 hay 

* Bài 3 trang 162 SGK Vật Lý 10: Phát biểu định luật Sác-lơ

° Lời giải bài 3 trang 162 SGK Vật Lý 10:

– Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

* Bài 4 trang 162 SGK Vật Lý 10: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào KHÔNG phù hợp với định luật Sác-lơ?

A.1575183970l24wr45juf 1639697828   B.    C.    D.15751839730rdd0n8oq9 1639697829

° Lời giải bài 4 trang 162 SGK Vật Lý 10:

◊ Chọn đáp án: B.

– Theo Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

– Công thức định luật Sác-lơ:  1575184293of4czzlwrj 1639697831 hay 

* Bài 5 trang 162 SGK Vật Lý 10: Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = po

° Lời giải bài 5 trang 162 SGK Vật Lý 10:

◊ Chọn đáp án: B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

* Bài 6 trang 162 SGK Vật Lý 10: Hệ thức nào sau đây PHÙ HỢP với định luật Sác-lơ?

A.    B.1575183988m09zvq0m9t 1639697832    C.1575183989cqp3h733ob 1639697832    D.

° Lời giải bài 6 trang 162 SGK Vật Lý 10:

◊ Chọn đáp án: B. 1575183988m09zvq0m9t 1639697832

* Bài 7 trang 162 SGK Vật Lý 10: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2 bar. (1 bar = 105 Pa). Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu độ để áp suất tăng gấp đôi?

° Lời giải bài 7 trang 162 SGK Vật Lý 10:

– Khi ở trạng thái 1: T1 = t1 + 273 = 30 +273 = 303 K; p1 = 2 bar

– Khi ở trạng thái 2: T2 =? ; p2 = 4 bar

– Áp dụng biểu thức định luật Sác-lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:

15752003907dou2seq74 1639697833 157520039140jejab6ye 1639697833 15752003933sb8aa7iqf 1639697833

– Kết luận: Tăng nhiệt độ từ 303K đến 606K (từ 300C đến 3330C) để áp suất tăng gấp đôi

* Bài 8 trang 162 SGK Vật Lý 10: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 25oC. Khi xe chạy nhanh lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.

° Lời giải bài 8 trang 162 SGK Vật Lý 10:

– Khi ở trạng thái 1: T1 = 25 + 273 = 2980 K; p1 = 5 bar

– Khi ở trạng thái 2: T2 = 273 + 50 = 3230 K; p2 = ?

– Áp dụng hệ thức định luật Sác-lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:

1575184293of4czzlwrj 1639697831 15751842974dozsco72s 1639697834 15751839970eaks763tw 1639697834

– Kết luận: áp suất của không khí trong lốp xe khi đó là 5,42.105Pa.

 

Hy vọng với bài viết về Quá trình đẳng tích, Định luật Sác-lơ Công thức tính và Bài tập vận dụng ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button