Tổng hợp

Công thức tính diện tích hình lập phương, thể tích khối lập phương

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu công thức tính thể tích khối lập phương, công thức tính diện tích hình lập phương, mời các bạn tham khảo.

Hình lập phương là gì?

Hình lập phương là khối hình có tất cả 8 đỉnh với 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau, 12 cạnh có chiều dài bằng nhau.

Bạn đang xem bài: Công thức tính diện tích hình lập phương, thể tích khối lập phương

Hình lập phương cũng là hình khối lục diện vuông, hình hộp chữ nhật có các cạnh bằng nhau, hoặc hình khối mặt thoi vuông.

dien tich hinh lap phuong 3 1 dien tich hinh lap phuong 4 1

Lưu ý:

  • Đường chéo các mặt bên của khối có độ dài bằng nhau.
  • Đường chéo của hình khối cũng dài bằng nhau.
  • 6 mặt phẳng đối xứng bằng nhau
  • Có 12 cạnh bằng nhau

Chúng ta có hình lập phương có độ dài các cạnh là a như sau:

dien tich hinh lap phuong 1 3

Công thức tính diện tích hình lập phương

Tính diện tích toàn phần của hình lập phương

Stp=6.a²

Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương

Sxq = 4. a²

a: Các cạnh của hình lập phương.

Ví dụ: Tính diện tích của một hình lập phương có 6 cạnh đều có kích thước bằng nhau với chiều dài là 4cm.

Trả lời:

Gọi a là chiều dài các cạnh của hình lập phương.

Áp dụng theo công thức tính diện tích hình lập phương, ta có:

Stp = 6a² = 6 x (4)² = 6 x 16 = 96 cm2

Sxq = 4a² = 4 x (4)² = 4 x 16 = 64 cm2

Công thức tính thể tích khối lập phương

V=a^{3}

Công thức tính độ dài đường chéo hình lập phương

D=asqrt{3}

Công thức tính độ dài đường chéo các mặt bên của hình lập phương

d=asqrt{2}

Công thức tính chu vi hình lập phương

P= 12.a

Trong đó:

  • S là diện tích hình lập phương.
  • V là thể tích khối lập phương.
  • P là chu vi hình lập phương
  • a là độ dài các cạnh hình lập phương.
  • D là đường chéo khối lập phương.
  • d là đường chéo các mặt bên.

Bài toán về tính thể tích khối lập phương: 

Bài 1: 

Một hình lập phương A có diện tích toàn phần là 384 cm². Hỏi hình lập phương đó có thể tích bao nhiêu?

Bài giải:

Diện tích một mặt của hình lập phương là: 384 : 6 = 64 cm²

Độ dài cạnh của hình lập phương là 8cm do 64 = 8 x 8.

Vậy, thể tích của hình lập phương là 8 x 8 x 8 = 5126 cm³

Bài 2: 

Diện tích đáy của một bể kính hình hộp chữ nhật là 250cm² và bể đang chứa nước. Biết rằng nếu cho một khối lập phương bằng kim loại cạnh 10cm vào bể (đáy trên khối lập phương bằng mặt nước) thì khối lập phương vừa vặn ngập trong nước . Hãy tính chiều cao mực nước.

Giải:

Tổng thể tích của lượng nước có trong bể và thể tích khối lập phương là: 250 x 10 = 2500 cm³

Thể tích của khối lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000cm³

Thể tích lượng nước có trong bể là: 2500 – 1000 = 1500cm³

Chiều cao mực nước là: 1500 : 250 = 6cm

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm kiến thức về hình lập phương. Bookmark bài viết và mở ra khi bạn cần nhé.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cong-thuc-tinh-dien-tich-hinh-lap-phuong-the-tich-khoi-lap-phuong/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button