Tổng hợp

1dm2 bằng bao nhiêu cm2, m2, mm2? Quy đổi dm2 chuẩn nhất

1dm2 bằng bao nhiêu cm2, 1dm2 bằng bao nhiêu m2, 1dm2 bằng bao nhiêu mm2? THPT Thành Phố Sóc Trăng mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

1dm2 bằng bao nhiêu cm2?

1dm2 bằng bao nhiêu cm2, m2, mm2? Quy đổi dm2 chuẩn nhất - META.vn

Bạn đang xem bài: 1dm2 bằng bao nhiêu cm2, m2, mm2? Quy đổi dm2 chuẩn nhất

Dm2 là tên viết tắt của đề xi mét vuông, là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1dm. Còn cm2 là viết tắt của xăng ti mét vuông, là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. Vậy, 1dm2 bằng bao nhiêu cm2?

1dm= 100cm2

1dm2 bằng bao nhiêu m2?

M2 hay còn gọi là mét vuông, là đơn vị đo diện tích được sử dụng bởi văn phòng cân đo Quốc tế, có nguồn gốc từ hệ đo lường quốc tế SI.

1dm2 = 0.01m2

1dm2 bằng bao nhiêu mm2?

mm2 là viết tắt của mi li mét vuông, là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.

1dm2 = 10000mm2

Cách quy đổi dm2 chuẩn nhất

Để quy đổi dm2 chính xác việc nắm bắt các giá trị và nhớ lâu chúng, chính là cách đơn giản và thủ công nhất. Và từ những bài toán đơn giản làm quen, chúng ta có thể vận dụng khả năng tư duy và học một hiểu mười để áp dụng vào những bài toán phúc tạp khác.

Sau đây là thang đo các đơn vị diện tích được sắp xếp như:

mm2–>cm2–>dm2–>m2–>km2

Theo thứ tự trên đây, ta có thể vẽ ra sơ đồ thang đo và quy đổi theo một quy tắc vàng rằng đơn vị đứng trước sẽ lớn hơn đơn vị đứng sau khoảng 100 lần. Ta có thể quy đổi dễ dàng giữa các đơn vị với nhau bằng cách nhân thêm hoặc chia cho 100 mà không cần phải nhớ bất kỳ giá trị nào cả. Và từ đó, ta vẫn có thể giải quyết được những bài toán đơn vị diện tích chính xác khi quy đổi.

Ta áp dụng cho quy đổi các đơn vị diện tích phổ biến thường gặp như sau:

  • 1cm2=100mm2
  • 1dm2=100cm2=10.000mm2
  • 1m2=100dm2=10.000cm2=1.000.000mm2
  • 1km2 = 1000 000m2 = 1 00 000 000dm2 = 10 000 000 000cm2 = 1 000 000 000 000mm2

Đổi ngược các đơn vị diện tích:

  • 1m2 = 0.000001km2
  • 1dm2 = 0.01m2 = 0.00 00 00 01km2
  • 1cm2 = 0.01 dm2 = 0.00 01m2 = 0.00 00 00 00 01km2
  • 1mm2 = 0.01cm2 = 0.0001dm2 = 0.00 00 01m2 = 0.00 00 00 00 00 01km2

Hệ đo lường quốc tế

7 đơn vị đo lường cơ sở của hệ thống đo lường quốc tế SI

Hệ đo lường quốc tế (tiếng Pháp: Système International d’unités; viết tắt: SI), là 1 hệ thống đo lường thống nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, Liberia và Myanmar. Năm 1960, SI đã được chọn làm bộ tiêu chuẩn thu gọn của hệ đo lường mét – kilôgam – giây hiện hành, hơn là của hệ thống đo lường cũ xentimét – gam – giây. Một số đơn vị đo lường mới được bổ sung cùng với sự giới thiệu của SI cũng như vào sau đó. SI đôi khi được tham chiếu tới như là hệ mét (đặc biệt tại Mỹ, là quốc gia vẫn chưa thông qua việc sử dụng hệ đo lường này mặc dù nó đã được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, và tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, là quốc gia mà việc chuyển đổi vẫn chưa hoàn thành). Hệ đo lường quốc tế tham chiếu đến các tiêu chuẩn đặc trưng của đo lường có nguồn gốc hoặc mở rộng từ hệ mét; tuy nhiên, không phải toàn bộ các đơn vị đo lường của hệ mét được chấp nhận làm đơn vị đo lường của SI.

Có 7 đơn vị cơ bản và một số đơn vị dẫn xuất, cùng với 1 bộ các tiền tố. Các đơn vị đo lường phi SI có thể chuyển đổi sang đơn vị đo lường của SI (hoặc ngược lại) phù hợp với các hệ số chuyển đổi đơn vị đo lường. Hầu hết mọi đơn vị phi SI đã được định nghĩa lại theo các đơn vị của SI.

Các đơn vị đo lường của SI được quyết định chọn lựa sau hàng loạt các hội nghị quốc tế được tổ chức bởi tổ chức tiêu chuẩn là Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM). SI được đặt tên lần đầu tiên năm 1960 và sau đó được bổ sung năm 1971.

Nguồn gốc thực sự của SI, hay hệ mét, có thể tính từ những năm 1640. Nó được phát minh bởi các nhà khoa học Pháp và nhận được sự quảng bá lớn bởi Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 để trở nên phổ biến hơn. Hệ mét được phát triển kể từ năm 1791 trở đi bởi hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp được ủy nhiệm bởi Palais Bourbon và Louis XVI để tạo ra một hệ đo lường thống nhất và hợp lý. Nhóm này bao gồm Antoine-Laurent Lavoisier (“cha đẻ của hóa học hiện đại”) và các nhà toán học Pierre-Simon Laplace và Adrien-Marie Legendre, đã sử dụng các nguyên tắc đo chiều dài, thể tích và khối lượng được đề xuất bởi giáo sĩ Anh John Wilkins năm 1668 và khái niệm sử dụng kinh tuyến gốc Trái Đất làm đơn vị độ dài định nghĩa cơ bản, ban đầu được một giáo sĩ Pháp là Gabriel Mouton đề xuất năm 1670. Hệ mét cố gắng lựa chọn các đơn vị đo lường không mang tính tùy ý, trong khi gắn liền với tư tưởng chính thức của cuộc cách mạng là “lý trí thuần túy”; nó là một sự cải thiện đáng kể đối với các đơn vị đo hiện hành ngày ấy do giá trị của chúng thông thường phụ thuộc theo từng khu vực.

  • Đơn vị đo lường quan trọng nhất là đơn vị đo chiều dài: 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực tới xích đạo dọc theo kinh tuyến đi qua Paris. Nó dài hơn xấp xỉ 10% so với 1 thước Anh. Sau đó 1 chiếc thước platin với tiết diện hình chữ X đã được sản xuất để phục vụ cho mục đích dễ dàng kiểm tra tiêu chuẩn chiều dài của 1 mét. Tuy nhiên, vì những khó khăn của việc đo đạc thực tế chiều dài của góc phần tư kinh tuyến trong thế kỷ XVIII, chiếc thước mẫu platin đầu tiên đã ngắn hơn 0,2 milimét. Sau đó các chiều dài bước sóng bức xạ khác nhau đã được giới thiệu để có thể định nghĩa một cách trừu tượng chiều dài (không đổi) của đơn vị mét, và cuối cùng mét đã được định nghĩa như là khoảng cách mà một tia sáng có thể đi được trong chân không trong 1 khoảng thời gian cụ thể.
  • Đơn vị đo cơ bản của khối lượng là gam, nhưng đã nhanh chóng bị chuyển sang kilôgam, đã được định nghĩa như là khối lượng của nước nguyên chất tại điểm mà nó nặng nhất (+3,98 0C) trong 1 khối lập phương có các cạnh bằng 1/10 của mét. 1 kilôgam bằng khoảng 2,2 pound. Khoảng không gian lập phương này còn được gọi là 1 lít để thể tích của các chất lỏng khác nhau có thể dễ dàng so sánh. Năm 1799, một ống hình trụ bằng platin đã được sản xuất để làm tiêu chuẩn cho kilôgam, vì thế tiêu chuẩn dựa trên cơ sở nước chưa bao giờ được sử dụng như là tiêu chuẩn gốc khi mà hệ mét thực sự được sử dụng. Năm 1890, nó được thay thế bằng ống hình trụ là hợp kim gồm 90% platin và 10% iridi. Nó được sử dụng làm kilôgam tiêu chuẩn từ đó đến nay và được lưu giữ ở Paris. Kilôgam là đơn vị đo lường cơ bản duy nhất không được định nghĩa lại theo thuật ngữ của các hiện tượng tự nhiên không đổi. Tuy nhiên, tại cuộc họp của Hội khoa học Hoàng gia tại Luân Đôn vào ngày 15/2/2005, các nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi thay thế khối lượng của kilôgam tiêu chuẩn ở Paris vì định nghĩa chính thức chỉ rõ rằng “thuộc tính không thay đổi của tự nhiên” cần được sử dụng (hơn là 1 vật cụ thể mà khối lượng của nó có thể bị thay đổi). Ngày 16/11/2018, Hội nghị toàn thể về Cân đo (CGPM) tổ chức tại Versailles tiến hành bỏ phiếu, thông qua việc bãi bỏ định nghĩa kilogram cũ và chào đón định nghĩa đại lượng kilogram mới. Các nhà khoa học đề xuất: xác định khái niệm “một kilogram” bằng hằng số Planck. Việc bỏ phiếu sau khi thông qua, định nghĩa kilogram mới chính thức được áp dụng vào Ngày Đo lường Khoa học Thế giới – 20/5/2019.
  • Đơn vị đo nhiệt độ là độ bách phân hay độ Celsius (C), có nghĩa là thang thủy ngân giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước nguyên chất được chia thành 100 phần bằng nhau. Nước sôi vì thế là 100 độ Celsius và nước đóng băng có 0 độ Celsius. Đây là đơn vị đo lường nhiệt độ của hệ mét trong sử dụng thông thường. Khoảng 100 năm sau, các nhà khoa học phát hiện ra điểm 0 tuyệt đối. Điều này dẫn đến sự ra đời của thang đo nhiệt độ mới, được gọi là thang độ tuyệt đối hay thang Kelvin, nó xác định lại điểm 0 nhưng vẫn sử dụng 100 kelvin bằng khoảng cách giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước nguyên chất.
  • Đơn vị đo lường thời gian của hệ mét là giây, nguyên thủy được định nghĩa như là 1/86.400 của 1 ngày trung bình. Các hình thức định nghĩa giây đã thay đổi vài lần để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng tăng của khoa học (các quan sát thiên văn, đồng hồ âm thoa, đồng hồ thạch anh và sau đó là đồng hồ nguyên tử xêri) nhưng những đồng hồ đeo tay vẫn không chịu ảnh hưởng (một cách tương đối).

Các loại thước đo độ dài phổ biến hiện nay

Sau khi đã nắm rõ 1cm bằng bao nhiêu mm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại thước đo độ dài đang được sử dụng hiện nay. Thước đo là công cụ đo lường tiêu chuẩn, thường được sử dụng để xác định khoảng cách giữa hai vật bất kỳ trong đời sống.

Tùy theo thiết kế mà chúng ta có thể sử dụng thước đo độ dài để tìm ra khoảng cách với các giá trị đơn vị đo tương ứng như centimet, kilomet, mét, milimet,… Có rất loại thước đo khác nhau, nhưng điểm chung của vật liệu này là thiết kế nhỏ gọn, độ bền cao và dễ dàng sử dụng. Một số loại thước đo thông dụng có thể kể đến như:

  • Thước đo mét: Đây là loại thước thường được dùng để xác định chiều dài, độ dày hoặc đường kính của một vật thể với độ chính xác lên tới hàng milimet. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể chọn cho mình những chiếc thước có độ chia phù hợp. Loại thước đo này có rất nhiều hình thức thể hiện như thước nhựa thẳng, thước gỗ, thước lá thép, thước vải cuộn,…
  • Thước đo trên điện thoại: Không cần chuẩn bị những chiếc thước phức tạp, cồng kềnh, mọi người chỉ cần sử dụng một chiếc smartphone là có thể tiến hành đo lường chiều dài của vật liệu mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Để sử dụng được loại thước này thì các bạn cần tải và cài đặt app đo chiều dài như measure, take measure,… để có thể sử dụng.
  • Thước đo mm điện tử: Đây là loại máy đo khoảng cách thường được sử dụng trong các ngành trắc địa và nghiên cứu thiết kế cầu đường, giúp tăng độ chính xác tối đa trong quá trình thực hiện. Loại thước này sử dụng công nghệ hiện đại tích hợp với ánh sáng laser, đảm bảo xác định khoảng cách theo đường thẳng chuẩn xác nhất. Loại thước này thường dùng trong phạm vi hẹp và trường hợp yêu cầu độ chính xác cao.
  • Thước kẻ điện tử: Đây là loại thước đo có khả năng đo lường và xác định khoảng cách ở phạm vi rộng nhất hiện nay. Ứng dụng chính của thước điện tử là đo khoảng cách, độ nghiêng, chiều dài vật thể lớn trong mọi chiều không gian mà không gặp bất cứ giới hạn nào. Ưu điểm vượt trội của thước kẻ điện tử là khả năng tính toán chuẩn xác và hạn chế sai số ở mức nhỏ nhất.

Video về cách quy đổi dm2

Kết luận

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết 1dm2 bằng bao nhiêu cm2, 1dm2 bằng bao nhiêu m2, 1dm2 bằng bao nhiêu mm2 rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/1dm2-bang-bao-nhieu-cm2-m2-mm2-quy-doi-dm2-chuan-nhat/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button