Hữu hảo là gì? Nghĩa của từ hữu hảo? Sau đây THPT Thành Phố Sóc Trăng sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nghĩa của từ hữu hảo
Bạn đang xem bài: Hữu hảo là gì? Nghĩa của từ hữu hảo?
Hữu hảo có nghĩa là chỉ quan hệ tốt giữa song phương (2 bên) hoặc cũng có thể là nhiều bên.
Người ta thường dùng quan hệ hữu hảo, quan hệ hữu nghị, đôi khi nói là “hảo hữu” cũng có ý nghĩa tương tự.
Hữu nghĩa là bên phải, trong từ này ý nghĩa là trợ giúp đắc lực có giá trị như cánh tay phải của mình (bạn).
Hảo nghĩa là tốt (hảo ý: ý tốt)
Hảo hữu: bạn tốt
Đặt câu với từ “hữu hảo“
1. giờ cho anh, để ta tiếp tục là hữu hảo.
2. Mối quan hệ hữu hảo của 2 bên rát tốt.
3. Tôi sẽ quý trọng mối quan hệ hữu hảo này.
4. Đại Đế, tôi muốn xin người một ân huệ từ lòng hữu hảo.
5. Trong khi đó, Minh Tông tìm cách thiết lập quan hệ hữu hảo với Khiết Đan.
6. Họ thiếu cảm thông, thiếu chân thành, thiếu sự kết giao hữu hảo; họ là những người giao thiệp kém.
7. Vị hoàng đế nổi tiếng Akbar, cháu nội của Babar, đã cố gắng tạo lập quan hệ hữu hảo với người Ấn Độ giáo.
8. Hamilton và Washington đệ trình lên quốc dân Hiệp ước Jay năm 1794, tái thiết lập mối quan hệ hữu hảo với Anh Quốc.
9. Tôi mang vua Ethiopia và em gái tới đây trong tình hữu hảo, như một đồng minh canh giữ cửa ngỏ phía nam của chúng ta.
10. Romania dười quyền Nicolae Ceauşescu có thói quen phá vỡ các chính sách của Liên Xô và duy trì quan hệ ngoại giao hữu hảo với Siad Barre.
11. Bismarck thi hành một chính sách ngoại giao với mục tiêu cô lập nước Pháp trong khi giữ quan hệ hữu hảo với các quốc gia khác ở châu Âu.
12. Ông thiết lập các công trình công cộng, một ngân hàng, các nhà thờ, và các tổ chức từ thiện và mưu cầu quan hệ hữu hảo với dân Nguyên trú.
13. Những chuyến công du của Hoàng đế đến Sankt-Peterburg và Viên vào năm 1873 rồi Milano vào năm 1875 cũng thúc đẩy tiến trình thực hiện chính sách ngoại giao hữu hảo của Bismarck.
14. Các làng nhận thấy rằng họ có lợi ích khi duy trì quan hệ hữu hảo với những người mới đến, song lòng tin này suy giảm sau một loạt sự kiện từ năm 1625 đến năm 1629.
15. Trong thời gian này, Frederick phải ra các phán quyết phân định các lãnh địa giám mục thuộc về ai, áp đặt vương quyền lên các xứ Böhmen, Ba Lan, Hungary, thiết lập quan hệ hữu hảo với hoàng đế Đông La Mã là Manuel I Comnenus, và cải thiện mối liên lạc giữa các đối thủ Henry II của Anh và Louis VII của Pháp.
Tư tưởng hòa bình, hợp tác hữu nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước hết, tư tưởng hòa bình của Hồ Chí Minh thể hiện qua mong muốn giải quyết xung đột giữa các dân tộc bằng con đường đàm phán hòa bình, việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng khi hoàn toàn không còn khả năng đàm phán. Năm 1919, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị, trong Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Véc-xây, Nguyễn Ái Quốc thể hiện mong muốn đấu tranh cho những quyền tự do, bình đẳng của dân tộc mình bằng biện pháp hòa bình. Trong giai đoạn 1945-1946, khi quan hệ Việt – Pháp đang rất căng thẳng, Hồ Chủ tịch quyết định ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và bản Tạm ước ngày 14-9, với những nhân nhượng có nguyên tắc để giải quyết xung đột Việt – Pháp. Chính Jên Xanh-tơ-ni (Jean Sainteny) – người trực tiếp đàm phán với Hồ Chí Minh trong thời gian này thừa nhận: “Để đạt được những mục đích cuối cùng, Hồ Chí Minh khôn khéo tỏ ra ít đòi hỏi hơn các đối thủ của ông . Trong khi những người này muốn đòi bằng được nền độc lập hoàn toàn và ngay lập tức thì Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ không thể đạt được tất cả ngay tức khắc, nên ông biết tạm thời thừa nhận nền độc lập tương đối… Ông đã đấu tranh cho mục đích này trong 35 năm và ông biết chờ thêm một thời gian nữa”
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ký Hiệp định Giơ-ne-vơ với những nhân nhượng nhất định để lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong suốt giai đoạn 1954-1958, Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình để thống nhất đất nước, mặc dù đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại hiệp định. Mãi đến tháng 1-1959 – tức là khi thời điểm thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ đã qua đi gần 2,5 năm, Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 mới quyết định: “Phải qua con đường đấu tranh cách mạng bằng bạo lực để đánh đổ ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ và tập đoàn quân sự tay sai của Mỹ” .
Không chỉ vậy, ngay cả khi chiến tranh đã bùng nổ, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục kiếm tìm giải pháp thương lượng hòa bình với điều kiện tiên quyết là kẻ thù phải thực sự tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Các nhà sử học chứng minh rằng: Với phương châm “còn nước còn tát”, chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1947, Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và cả Tổng thống Pháp, đề nghị “lập lại ngay nền hòa bình – nền hòa bình trong độc lập, tự do”, nhưng do Chính phủ Pháp đã đưa ra những đòi hỏi hết sức vô lý nên mong muốn chân thành đó của Hồ Chí Minh không thể thực hiện. Tiếp sau đó, trong cuộc đụng đầu Việt – Mỹ, nếu đế quốc Mỹ bộc lộ bản chất tàn bạo khi ồ ạt giội bom xuống miền Bắc Việt Nam thì Hồ Chí Minh vẫn khẳng định thiện chí: ”Nhân dân Việt Nam chúng tôi yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thực sự” và luôn để ngỏ con đường thương lượng hòa bình để kết thúc chiến tranh.
Tư tưởng hòa hiếu, khát vọng hòa bình của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ khi kẻ thù sa lầy và muốn xuống thang chiến tranh thì sẵn sàng đàm phán để kẻ thù rút lui. Hồ Chí Minh cho rằng, đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng của đội quân xâm lược, mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng. Lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều thể hiện rõ điều đó. Khi Chính phủ Pháp muốn tìm đến giải pháp thương lượng để rút ra khỏi cuộc chiến tranh sau 8 năm sa lầy ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định thiện chí sẵn sàng đàm phán: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra… nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học…, muốn đi đến đình chiến bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp nhận ý muốn đó. Cơ sở của việc đình chiến là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự của Việt Nam” . Sau này, trong cuộc đối đầu với Mỹ, Hồ Chí Minh luôn khẳng định quan điểm: “Sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút lui”, “sẵn sàng đem nhạc và hoa tiễn họ và mọi thứ khác mà họ thích” .
Không chỉ vậy, lòng yêu chuộng hòa bình và ý thức bảo vệ nền hòa bình thế giới của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng một cách thận trọng để hạn chế không gian chiến tranh trong phạm vi Việt Nam, quyết không để chiến tranh từ Việt Nam lan rộng ra quy mô khu vực và thế giới. Một trong những phương cách mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhất quán thực hiện là quán triệt quan điểm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, chỉ tranh thủ tối đa sự viện trợ về vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa mà không sử dụng quân đội của các nước anh em, dù đế quốc Mỹ đã huy động 50 vạn lính Mỹ và lính các nước chư hầu khác vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Mỹ oai hùng của dân tộc ta vẫn tiến hành, vẫn thắng lợi mà không làm “cháy thành vạ lây” sang nước khác, không làm bùng nổ chiến tranh khu vực và thế giới. Đó là nhờ ý thức giữ gìn hòa bình cho nhân loại của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh bày tỏ sự sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với những quốc gia đang nhẫn tâm tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam với điều kiện họ phải rút lui và thực sự thừa nhận, tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh Việt – Pháp, ngày 12-7-1946, tại Pa-ri, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chúng tôi không muốn đẩy người Pháp ra khỏi Việt Nam… Việt Nam cần nước Pháp. Nước Pháp cũng cần Việt Nam. Chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và sự cộng tác bình đẳng, thật thà thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa hai nước”.
Sau này, ngay khi đang đánh Mỹ, Hồ Chí Minh vẫn nói: ”Các ông hãy tin tôi khi tôi nói rằng tôi sẽ rất sung sướng được đón tiếp Tổng thống Mỹ đến đây một cách hòa bình. Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị ra với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập”. Đó là một tầm nhìn vượt thời đại.
Thiết tha yêu chuộng hòa bình, cố gắng giải quyết mọi xung đột bằng con đường đàm phán hòa bình, kể cả phải chấp nhận một sự nhân nhượng có nguyên tắc, nhưng cũng kiên quyết chống các cuộc chiến tranh xâm lược để bảo vệ hòa bình một cách thực sự; sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước trên tinh thần cùng tồn tại hòa bình là những nội dung cơ bản trong tư tưởng hòa bình, hợp tác hữu nghị để phát triển của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng hòa bình, hợp tác hữu nghị để phát triển của Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn, có sức sống vượt thời gian vì chứa đựng những giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Tư tưởng đó đã gợi ra cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề của thế giới đương đại, đúng như Thủ tướng Ấn Độ Nê-ru đã nói: “Thế giới ngày nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng… Cái cần bây giờ là tiếp cận hòa bình, hữu nghị và tình bạn. Tiến sĩ Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự tiếp cận đó”.
Trong phạm vi dân tộc, việc thấu hiểu những quan điểm minh triết trong tư tưởng hòa bình và hợp tác hữu nghị của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có được những chỉ dẫn sâu sắc cả về nhận thức lẫn hành động.
Một là, trên một thế giới tồn tại gần 200 nước với những lợi ích vừa thống nhất, vừa đối lập thì sự xung đột lợi ích là điều không tránh khỏi. Vì thế, chúng ta phải quán triệt tư tưởng hòa bình của Hồ Chí Minh: Lấy đối thoại thay cho đối đầu, bảo vệ lợi ích dân tộc nhưng không để xảy ra xung đột vũ trang và không phá vỡ sự hợp tác. Để giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông, chúng ta phải kiên nhẫn sử dụng các “sức mạnh mềm” của dân tộc như những chứng cứ lịch sử xác thực, luật pháp quốc tế và khu vực về biển.
Hai là, với lòng yêu chuộng hòa bình và tư duy vượt thời đại, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng để xây dựng cho Việt Nam nền ngoại giao đa phương trên tinh thần cùng chung sống hòa bình và các bên cùng có lợi. Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, xu hướng đó càng trở nên phổ biến. Là một quốc gia nhỏ, Việt Nam cần chủ động tăng cường xu hướng ngoại giao đó.
Ba là, quan điểm “vĩnh viễn không xâm lược nước khác” nhưng cũng “vĩnh viễn không để cho bất cứ kẻ nào xâm lược nước mình” của Hồ Chí Minh phải luôn được quán triệt. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn toàn lãnh thổ là những lợi ích dân tộc cốt lõi cần phải bảo vệ đến cùng và khi bảo vệ những quyền chân chính đó chính là bảo vệ nền hòa bình thực sự. Chúng ta không bao giờ vì một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông nào mà làm tổn hại đến lợi ích căn bản của dân tộc. Thông điệp hòa bình mà cương quyết đó của dân tộc Việt Nam phải tiếp tục được tuyên truyền, quảng bá đến toàn nhân loại.
Bốn là, theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “Nền hòa bình thực sự phải gắn liền với nền độc lập thực sự”, nhưng muốn có độc lập thực sự thì phải có tiềm lực về mọi mặt, trước hết là tiềm lực kinh tế. Trước đây, Hồ Chí Minh gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày nay, Việt Nam phải tích cực và chủ động hội nhập kinh tế thế giới để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Chỉ như vậy, chúng ta mới có được nền độc lập thực sự và nền hòa bình thực sự.
Năm là, ngày nay, khi trật tự thế giới thay đổi, phương cách tập hợp lực lượng trên thế giới thay đổi thì vấn đề lợi ích dân tộc đang diễn ra rất phức tạp. Vì thế, chúng ta phải luôn ý thức rằng: Toàn cầu hóa là một quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vì trong đối tác có đối tượng, trong đối tượng có đối tác.
Lịch sử nhân loại thế kỷ 20 và lịch sử dân tộc Việt Nam hiện đại đã khắc sâu dấu ấn ngoại giao Hồ Chí Minh và Người đã trở thành biểu tượng của nền ngoại giao hòa bình, của nền văn hóa hòa bình. Kế thừa truyền thống đó, ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những nhiệm vụ nặng nề của đất nước cũng như của nền ngoại giao trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta tiếp tục suy ngẫm về tư tưởng hòa bình, hợp tác hữu nghị của Hồ Chí Minh để tìm ra những lời giải phù hợp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Video về “hữu hảo”
Kết luận
Hy ọng bài viết trên đã giúp bạn biết được nghĩ của từ “hữu hảo”. Cảm ơn bạn dã theo dõi!
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/140541-2/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp