Lũ ống là hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa và chỉ có ở miền núi, không ít người lầm tưởng rằng lũ ống chính là lũ quét. Vậy Lũ ống là gì? Lũ ống thường xảy ra ở đâu? Xin mời các bạn cùng trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm câu trả lời trong bài viết sau đây!
Lũ ống là gì?
Lũ ống là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra nhiều trong mùa mưa và thường chỉ xảy ra ở khu vực miền núi, các lưu vực nhỏ, nơi có địa hình khép kín bao bọc bởi các dãy núi cao xung quanh.
Bạn đang xem bài: Lũ ống là gì? Lũ ống thường xảy ra ở đâu?
Tại những khu vực địa hình thường có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài và ở giữa sẽ là các thung lũng với những khe, suối và sông nhỏ, tại những vị trí như khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép kín lại khiến đường thoát nước bị hẹp dần và co thắt tại một điểm. Do đó khi lượng nước mưa ở thượng nguồn lớn đổ về nhiều và không kịp thoát hỏi điểm co thắt ấy khiến mực nước dâng nhanh tạo thành dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ hình thành nên lũ ống.
Nhìn chung thì lũ ống cũng giống như các loại lũ khác đều là do nước ở khu vực thượng nguồn không kịp thoát dẫn đến việc mà nước đổ một cách nhanh chóng xuống khu vực hạ lưu gây ra lũ. Lũ ống đi đến đâu thì chúng sẽ quét theo tất cả những thứ mà nó gặp phải trên đường đi.
Lũ ống cũng có thể xảy ra ở những khu vực núi đá vôi, bởi khi lượng mưa lớn thì nước tập trung nhanh về các hồ, động ngầm, làm mực nước dâng cao áp lực lơn gây ra lũ ống tại các cửa hang, khe núi.
Quá trình hình thành lũ ống
Về bản chất, lũ ống cũng giống như các loại lũ khác, có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống đột ngột gây tàn phá lớn cho khu vực hạ lưu. Tuy nhiên, khác với lũ quét, lũ ống xảy ra trong mùa mưa và chỉ có ở miền núi.
Do địa hình trên bề mặt trái đất không bằng phẳng, ở miền núi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài; giữa chúng là các thung lũng gắn liền với các khe, suối, sông nhỏ. Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm, đó là nơi thường sinh ra lũ ống. Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.
Địa hình này khiến nước ở trên cao đổ về sẽ bị nghẽn lại gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo thắt. Trong khi, vùng trên của lũ bị tàn phá bởi nước dâng cao và tồn đọng lâu, phần dưới thay vào đó hứng chịu những đợt nước xiết có năng lượng rất mạnh đổ tràn xuống hạ lưu cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi.
Lũ ống xảy ra khi nào?
Lũ ống cũng có thể xảy ra ở những khu vực núi đá vôi, nơi thường có các hang động, hồ chứa ngầm được thông với bên ngoài bằng những cửa hang, khe núi nhỏ, hẹp. Khi có mưa lớn, nước tập trung nhanh về các hồ, động ngầm, làm mực nước dâng cao, có áp lực lớn gây ra lũ ống tại các cửa ra.
Bị lũ ống lũ quét có được hỗ trợ?
Căn cứ theo điều 5, Luật phòng chống thiên tai năm 2013 và khoản 2 điều 1 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng chống thiên tai và luật đê điều năm 2020 thì nhà nước có một số chính sách trong phòng chống thiên tai đó là:
– Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên thai theo phân cấp của chính phủ
– Đầu tư cơ sở hạ tầng vũng thường xuyên bị thiên tai, di rời người dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai
-ưu đãi, khuyến khích doanh nhiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai, hỗ trợ sản xuất đối với những doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh ở những vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng chống thiên tai.
– Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ từ các địa phương
Hằng năm thì tại các địa phương có bão lũ, có thiệt hại do bão lũ đem lại thì đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương trong việc khắc phục hậu quả do thiên tai đem lại. Các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả như là ủng hộ tiền của để xây nhà cho người dân, hỗ trợ lương thực thực phẩm cho họ…Cùng nhau khắc phục những thiệt hại do lũ đem lại
Bên cạnh đó thì những vùng có thiệt hại do lũ cũng nhận được sự ủng hộ của bà con trên địa bàn cả nước, để chung tay khắc phục những hậu quả xấu do lũ đem lại.
Như vậy thì chúng ta có thể thấy rằng những thiệt hại do bão, lũ ống hay lũ quét đều rất nghiêm trọng có thể thiệt hại về tài sản thậm chí là về cả tính mạng của con người, Chính vì những thiệt hại vô cùng nặng nề đó mà nhà nước ta cũng đã có những chính sách quan tâm và luôn luôn hỗ trợ người dân trong công tác khắc phục những hậu quả do thiên tai đem lại. Đặc biệt là các chính quyền địa phương luôn năng nổ trong công tác hỗ trợ người dân, tìm hiểu, thăm hỏi và động viên những người có những thiệt hại nặng nề sau cơn lũ.
Lũ quét là gì?
Lũ quét là gì? Lũ quét là một loại lũ được hình thành khi có một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Nguyên nhân lũ quét là do, lượng nước lớn này được hình thành do những cơn mưa dông, bão nhiệt đới hay một khối lượng lớn băng trên núi tan chảy một cách đột ngột hoặc do đập thủy điện bị vỡ, xả lũ đập thủy điện, đập chứa nước một cách vội vàng với khối lượng nước xả hàng ngàn mét khối/giây.
Lũ quét có một sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, nhất là khi địa hình có độ dốc lớn và dòng chảy không bị ngăn trở nhiều. Con người đã và đang chặt phá cây cối, đốt nương bừa bãi khiến nhiều cánh rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ trơ trọi. Vì vậy, dòng chảy của lũ quét nếu xảy ra sẽ càng nhanh, mạnh, tạo ra sức tàn phá vô cùng khủng kiếp.
Lũ quét thường xuất hiện ở những nơi gần đồi núi, chảy tràn vào các thung lũng, cuốn phăng mọi cản trở trên đường, kể cả nhà cửa.
Đặc biệt chú ý là khi dòng nước khổng lồ tuôn chảy từ trên cao xuống với tốc độ vô cùng cao gặp lực cản lớn sẽ bị dội ngược lại va vào dòng nước nối tiếp đang đổ về tạo ra nhiều xoáy nước hút mọi thứ xung quanh, làm cho mực nước dâng nhanh hơn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Chúng ta có thể chia lũ quét thành 3 loại như sau:
- Lũ quét gâу ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên hầu như chưɑ chịu tác động của con người.
- Lũ quét gâу ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu những tác động mạnh củɑ các hoạt động kinh tế, sản xuất của con người làm mất ổn định hɑy phá vỡ cân bằng sinh thái của lưu vực như thɑy đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ nước hɑy các đặc tính lưu vực….
- Lũ quét gâу ra do tháo, vỡ bất ngờ một lượng nước tích do vỡ đậρ chắn hay các đập giữ nước, các đậρ băng, đập thủy điện…
Lũ ống và lũ quét khác nhau thế nào?
Lũ ống và lũ quét thường bị nhầm lẫn với nhau vì đều là lũ và có một số đặc điểm tương đồng, tuy nhiên đâu lại là hai loại lũ riêng biệt và có một số điểm khác biệt như sau:
Lũ quét thường xảy ra trên các con sông nhỏ hoặc ở miền núi sau những trận mưa lớn, cây cối bị phá hủy, đất đã không còn khả năng giữ nước. Lũ quét diễn ra trong một thời gian ngắn, dòng nước chảy với tốc độ cực lớn, có thể cuốn theo mọi thứ nơi dòng chảy đi qua. Có thể xảy ra khi vỡ hồ, đập.
Khác với lũ quét, lũ ống lại thường xảy ra ở nơi có địa hình đồi núi đan xen và kéo dài. Tuy nhiên, lũ quét hình thành sau mưa, lượng nước đổ từ thượng nguồn xuống khiến điểm co thắt không tiêu nước kịp, dẫn đến nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng nước chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.
Tác hại mà lũ ống, lũ quét gây ra ở nước ta
Đến mùa mưa lũ, trên báo chí, mạng xã hội lại tràn ngập những con số xót lòng về số người chết, mất tích về số phận con người sau cơn lũ dữ đi qua, mà những hình ảnh, clip về sức công phá của cơn lũ đã gây ra ấn tượng khủng khiếp cho nhiều người. Chỉ trong tích tắc, nhà cửa, cầu cống, đường sá, trường học cùng nhiều tài sản mà nhiều gia đình chắt chiu tích góp cả đời trong phút chốc đã bị lũ cuốn trôi.
Ở nước ta, trong nhiều năm trở lại đây, người dân các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục phải hứng chịu của những trận lũ ống, lũ quét. Lũ ống, lũ quét thường gây sạt lở đất, lở núi và gây hậu quả khó lường.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là ở những vùng có độ dốc lớn, sông suối hẹp, người dân thường bám theo các con suối nhỏ để sinh sống, hậu quả do lũ quét gây ra sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Không riêng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, lũ ống, lũ quét cũng diễn ra rất bất thường, gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa của người dân. Một khi rừng, lá chắn sống còn của thiên nhiên bị con người rút ruột, tàn phá thì những cơn cuồng nộ của thiên nhiên sẽ là hậu quả nhãn tiền.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gần đây nhất cho thấy, cả nước hiện chỉ có hơn 14.377.680 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên hơn 10.242.140 ha, rừng trồng hơn 4.135.500 ha. Nhưng ai cũng biết rất rõ là diện tích rừng tự nhiên đang ngày càng suy giảm và chất lượng rừng thấp cũng ở mức đáng báo động. Thực tế, diện tích rừng trồng không tăng tương ứng để bù lại, cả về diện tích lẫn chất lượng che phủ.
Người dân phá rừng làm nương rẫy, lâm tặc thì hủy hoại rừng lấy gỗ quý. Phát triển thủy điện tùy tiện cũng gây ra những hệ lụy nặng nề cho người dân vùng hạ lưu.
Video về lũ ống, lũ quét kinh hoàng tại miền Trung Việt Nam
Kết luận
Bài viết trên là những thông tin về lũ ống, lũ quét, hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được Lũ ống là gì? Lũ ống thường xảy ra ở đâu? Bên cạnh đó mong rằng bạn độc có cái nhìn sâu sắc về những thiệt hại mà lũ ống, lũ quét gây ra, thấy được tầm quan trọng của việc ngăn chặn phá rừng, trồng rừng.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/lu-ong-la-gi-lu-ong-thuong-xay-ra-o-dau/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp