Quá trình kiểm thử phần mềm liên quan đến hai loại kiểm thử khác nhau – thủ công và tự động. Có sự khác biệt rõ ràng giữa các loại thử nghiệm này. Kiểm thử thủ công đòi hỏi thời gian và nỗ lực để đảm bảo code phần mềm làm được mọi thứ. Ngoài ra, những người kiểm tra thủ công phải ghi lại những phát hiện của mình. Trong bài viết này, Quantrimang sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu Automation testing là gì và nó hoạt động như thế nào.
Automation testing là gì?
Automation testing (Kiểm thử tự động) là quá trình sử dụng các công cụ, script và phần mềm để thực hiện các trường hợp kiểm thử, bằng cách lặp lại những hành động được xác định trước. Automation testing tập trung vào việc thay thế hoạt động thủ công của con người bằng các hệ thống hoặc thiết bị. Bởi vì Automation testing được thực hiện thông qua một công cụ tự động hóa, nên nó tiêu tốn ít thời gian hơn trong các thử nghiệm khám phá và hiệu quả hơn trong việc duy trì các script kiểm tra, đồng thời tăng phạm vi kiểm tra tổng thể.
Bạn đang xem bài: Automation testing là gì?
Automation testing thích hợp nhất cho các dự án lớn yêu cầu kiểm tra lặp lại các khu vực giống nhau và những dự án đã trải qua quá trình thử nghiệm thủ công ban đầu.
Tại sao nên chọn Automation testing?
Automation testing có nhiều lợi ích cho các chu kỳ thử nghiệm ứng dụng. Điều này cho phép bạn tạo các ứng dụng tốt hơn, tốn ít công sức hơn. Ngoài ra, nó cũng ít tốn thời gian hơn. Nhiều công ty vẫn chỉ chạy kiểm thử thủ công, vì họ hiện đã biết cách tích hợp Automation testing đúng cách trong quy trình phát triển ứng dụng của mình.
Một số lý do tại sao Automation testing lại quan trọng bao gồm:
– Chạy kiểm thử 24/7: Bạn có thể bắt đầu kiểm thử từ bất kỳ đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào bạn muốn. Bạn thậm chí có thể làm điều đó từ xa, nếu bạn không có nhiều thiết bị hoặc không có khả năng mua chúng.
– Ít nhân lực hơn: Bạn chỉ cần một kỹ sư tự động hóa thử nghiệm viết các script để tự động hóa việc kiểm thử, thay vì sử dụng nhiều người làm đi làm lại các bài kiểm tra thủ công nhàm chán.
– Khả năng tái sử dụng: Các script có thể sử dụng lại và bạn không cần script mới mọi lúc. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện lại các bước chính xác như những gì đã diễn ra trước đó.
– Lỗi: Tự động hóa giúp bạn tìm ra lỗi trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phần mềm, giảm chi phí và thời gian làm việc cần thiết để khắc phục những vấn đề này.
– Độ tin cậy: Automation testing đáng tin cậy và nhanh hơn khi chạy các bài kiểm tra tiêu chuẩn lặp đi lặp lại nhàm chán không thể bỏ qua, nhưng có thể gây ra lỗi khi kiểm tra thủ công.
Automation testing hoạt động như thế nào?
Thành công trong tự động hóa việc thử nghiệm đòi hỏi việc lập kế hoạch và thiết kế cẩn thận. Các bước sau được thực hiện theo quy trình tự động hóa:
1. Lựa chọn công cụ kiểm thử
Trước khi áp dụng Automation testing, bạn nên xác định mục tiêu. Bây giờ, khi bạn chắc chắn mình đang thực hiện loại kiểm tra nào, bạn cần chọn công cụ kiểm thử phần mềm. Bạn cần cân nhắc những điểm sau khi chọn công cụ:
- Nó có dễ dàng để phát triển và duy trì các script cho công cụ hay không?
- Nó có hoạt động trên các nền tảng như web, điện thoại di động, máy tính để bàn, v.v… không?
- Công cụ có chức năng báo cáo kiểm thử không?
- Công cụ này có thể hỗ trợ bao nhiêu loại kiểm thử?
- Công cụ hỗ trợ bao nhiêu ngôn ngữ?
2. Xác định phạm vi tự động hóa
Tiếp theo, bạn cần xác định phạm vi tự động hóa. Vì vậy, bạn cần quyết định trường hợp kiểm thử nào sẽ tự động hóa dựa trên những điều sau:
- Các tình huống có một lượng lớn dữ liệu
- Những trường hợp thử nghiệm có chức năng chung trên các ứng dụng
- Tính khả thi về kỹ thuật
- Mức độ có thể sử dụng lại các thành phần của doanh nghiệp
- Sự phức tạp của các trường hợp kiểm thử
3. Lập kế hoạch, thiết kế và phát triển
Sau khi xác định mục tiêu và loại thử nghiệm nào cần tự động hóa, bạn nên quyết định những hành động mà Automation testing sẽ thực hiện. Việc lập kế hoạch, thiết kế và phát triển bao gồm:
– Phát triển các trường hợp kiểm thử: Các bài kiểm tra tự động lớn, phức tạp luôn rất khó chỉnh sửa và gỡ lỗi. Tốt nhất nên chia các bài kiểm tra thành nhiều bài kiểm tra đơn giản, logic và nhỏ hơn.
– Phát triển bộ kiểm thử: Bộ thử nghiệm đảm bảo rằng các trường hợp thử nghiệm tự động chạy lần lượt mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào. Bây giờ, điều này có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách tạo một bộ kiểm thử có nhiều trường hợp thử nghiệm, một thư viện và công cụ dòng lệnh chạy bộ kiểm thử.
4. Thực thi kiểm thử
Các script tự động hóa được thực thi trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc thực thi có thể được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tự động hóa trực tiếp hoặc thông qua công cụ quản lý kiểm thử sẽ gọi công cụ tự động hóa.
5. Bảo trì
Khi các trường hợp kiểm thử được thực thi, bước tiếp theo là tạo báo cáo để những hành động thực hiện trong quá trình thử nghiệm được ghi lại. Khi các chức năng mới được thêm vào phần mềm mà bạn đang thử nghiệm với những chu kỳ liên tiếp, các script tự động hóa cần được thêm, xem xét và duy trì cho mỗi chu kỳ phát hành. Do đó, việc bảo trì trở nên cần thiết để nâng cao hiệu quả của tự động hóa.
Các phương pháp tiếp cận Automation Testing
Có 3 cách tiếp cận chính được xem xét cho Automation Testing:
Theo hướng code
Cách tiếp cận này chủ yếu tập trung vào việc thực thi trường hợp thử nghiệm để tìm hiểu xem các phần code khác nhau có đang hoạt động như mong đợi hay không. Vì vậy, nó là một phương pháp phổ biến được sử dụng trong phát triển phần mềm nhanh.
Test giao diện người dùng đồ họa (GUI)
Các ứng dụng có GUI có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng phương pháp này. Do đó, tester có thể ghi lại hành động của người dùng và phân tích chúng bao nhiêu lần tùy ý. Ngoài ra, các trường hợp kiểm thử có thể được viết bằng một số ngôn ngữ lập trình như C#, Java, Perl, Python, v.v…
Test Automation Framework
Framework là một tập hợp các hướng dẫn được sử dụng để tạo ra những kết quả có lợi của hoạt động kiểm thử tự động. Ngoài ra, nó còn tập hợp các thư viện chức năng, nguồn dữ liệu thử nghiệm, chi tiết đối tượng và những mô-đun có thể tái sử dụng khác.
Xem thêm:
tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/automation-testing-la-gi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp