Do điều kiện hoạt động cách mạng, Bác Hồ phải thay tên đổi họ rất nhiều lần. Vậy Bác Hồ có bao nhiêu tên? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Tmdl.edu.vn để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi và bí danh?
Bác Hồ có 175 tên gọi và bí danh khác nhau. Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Bác Hồ đều mang một ý nghĩa riêng. Người thường xuyên đổi tên của mình để thuận tiện hơn khi hoạt động cách mạng.
Bạn đang xem bài: Bác Hồ có bao nhiêu tên và nói được bao nhiêu ngôn ngữ?
Có một số tên gọi, Bác Hồ dùng để làm bút danh khi viết báo. Bên cạnh đó, tên của Bác Hồ còn gắn liền với những sự kiện quan trọng gắn liền với cuộc đời của Bác.
Ngoài ra còn có những tên gọi Người chỉ sử dụng một lần và ít được ai biết đến.
Dưới đây là một số bút hiệu thường dùng của Bác Hồ:
- Bút hiệu Hồ Chí Minh được sử dụng từ 13 tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969.
- Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc được dùng Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
Một vài bút hiệu thân mật:
- Bác: Tên gọi này bắt đầu từ hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.
- Tên gọi Bác Hồ được sửu dụng từ ngày 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
- Tên gọi Chú Nguyễn được dùng một lần vào tháng 3 năm 1923.
Một số bút danh khác của Bác Hồ như:
- Bút danh Lê Ba được sử dụng một lần tại bài “Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ” ngày 20 tháng 4 năm 1966.
- Bút danh Nguyễn Du Kích được dùng một lần khi dịch cuốn “Tỉnh ủy bí mật” (A. F. Phedorov) từ tiếng Nga sang tiếng Việt vào đầu năm 1950.
- Bút hiệu Tất Thành được dùng bốn lần năm 1914,…
Sau khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi Bác Hồ có bao nhiêu tên rồi đúng không nào. Tiếp nối bài viết là phần câu hỏi thường gặp về Bác Hồ. Mời bạn đọc theo dõi cùng Tmdl.edu.vn để biết thêm chi tiết.
Xem thêm:
Những câu hỏi thường gặp về Bác Hồ
Bác Hồ nói được bao nhiêu ngôn ngữ?
Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ cho biết mình có thể nói được 6 thứ tiếng. Chẳng hạn như tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga.
Thế nhưng trên thực tế, Bác Hồ có thể nghe hiểu nhiều ngoại ngữ khác. Trong đó phải kể đến như tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Ả Rập,…
Tiếp nối bài viết Bác Hồ có bao nhiêu tên là phần thông tin UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm nào. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm nào?
UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1990. Nghị quyết này khẳng định những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc đấu tranh của dân tộc.
Sự cống hiến vĩ đại của Bác Hồ được mỗi người dân Việt Nam ghi nhớ trong tư tưởng của nhân loại tiến bộ.
Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước? Mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Bác Hồ có bao nhiêu tên để có câu trả lời chính xác.
Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?
Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ chưa từng quay trở lại thăm miền Nam. Mặc dù chưa có cơ hội ghé thăm miền Nam nhưng trong lòng Bác lúc nào cũng hướng về nơi đó.
Bác luôn cập nhật những tin tức về miền Nam và mong đất nước sớm thống nhất để Bác được vào thăm đồng bào miền Nam.
Bác Hồ đã đến thăm Đền Hùng mấy lần và có câu nói nào nổi tiếng tại đây? Mời bạn đọc theo dõi nội dung sau của bài viết Bác Hồ có bao nhiêu tên để biết rõ hơn.
Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần và có câu nói nổi tiếng nào tại đây?
Bác Hồ đến thăm Đền Hùng 2 lần. Trong lần ghé thăm đền Hùng lần thứ nhất, Bác Hồ đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Câu nói của Bác như lời nói vang vọng thiên thu, trường tồn với đời đời với con cháu.
Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?
Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày 16/06/1957, Bác Hồ có dịp về thăm quê hương Nghệ An sau 51 năm xa cách.
Người trở về thăm quê hương với tư cách là một người con xa quê, nay được về thăm quê cha đất mẹ, thăm làng xóm và bạn bè. Tình cảm Bác dành cho tất cả ọi người rất đỗi thân thương và giản dị.
Ngày 18/12/1961, Bác Hồ quay trở lại Nghệ An và thăm quê hương một lần nữa.
Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào?
Trong dịp Tết Nguyên đán, Bác Hồ đã làm cho hương sắc ngày xuân Việt Nam thêm tương sáng bằng cách khởi xướng 2 phong trào. Vào đêm giao thừa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết đồng bào và đọc thơ chào mừng năm mới. Bên cạnh đó, Bác Hồ còn khởi xướng tập tục Tết trồng cây.
Bức thư đầu tiên và cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục vào năm nào?
Tháng 09/1945 Bác Hồ gửi bức thư đầu tiên cho học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư Bác Hồ có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Bức thư cuối cùng của Bác Hồ gửi cho ngành Giáo dục vào tháng 10/1968. Không chỉ viết thư mà Người còn thường xuyên trực tiếp hỏi thăm và trò chuyện cùng các em học sinh và thầy cô giáo ở khắp mọi nơi.
Toàn văn di chúc của Bác được công bố năm nào?
Toàn văn di chúc của Bác được công bố vào tháng 09/1969 trong Lễ tang của Người. Bản Di chúc Bác đã viết sẵn trong dịp sinh nhật lần thứ 75 với tiêu đề “Tuyệt đối bí mật”. Bản này được Bác Hồ đánh máy và ở dưới có đề ngày 15/05/1965.
Thông tin Bác Hồ có bao nhiêu tên đã được Tmdl.edu.vn bật mí trong bài viết trên. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm thông tin về vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta. Đừng quên truy cập Tmdl.edu.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp