Tổng hợp

Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

1 tuần ago

Bạn đang xem bài: Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

1 tuần ago

Bạn đang xem bài: Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

1 tuần ago

Bạn đang xem bài: Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

1 tuần ago

Bạn đang xem bài: Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

1 tuần ago

Bạn đang xem bài: Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

1 tuần ago

Bạn đang xem bài: Bài tập trắc nghiệm luyện tập sóng cơ – Vật lý lớp 10

2 tuần ago

2 tuần ago

2 tuần ago

2 tuần ago

2 tuần ago

2 tuần ago

TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP SÓNG CƠ

Câu 1: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là:
A: 100 cm/s. B. 150 cm/s. C. 200 cm/s. D. 50 cm/s.

Câu 2: Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f = 16 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tính vận tốc truyền sóng:
A. 20 m/s B. 30 m/s C. 24 m/s D.48 m/s

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 3: Hai nguồn kết hợp A,B dao động cùng pha với tần số là 50Hz, nằm cách nhau 6cm trên mặt nước. Người ta quan sát thấy các giao điểm của các gợn lồi với đường thẳng AB chia đoạn AB thành 10 đoạn bằng nhau. Tính vận tốc truyền sóng:
30 cm/s B. 60 cm/s C. 24 cm/s D. 48 cm/s

Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt chất lỏng bởi hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f = 50Hz, ta đo được khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động có biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là 4mm. Tốc độ truyền sóng:
A. 0,4m/s B. 0,5m/s C. 0,2m/s D. 0,8m/s

Câu 5: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là:
A. 50Hz B. 125Hz C. 75Hz D. 100Hz

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 6: Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động có tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6 cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2 m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2?
A. 17 gợn sóng B. 14 gợn sóng C. 15 gợn sóng D. 8 gợn sóng

Câu 7: Cho một sóng ngang có phương trình sóng: . Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc toạ độ 3 m ở thời điểm t = 2s là:
A. uM = 5 mm B. uM = 0 mm C. uM = 5 cm D. uM = 2.5 cm

Câu 8: Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ:
A. Vuông pha B. Ngược pha C. Cùng pha D. Lệch pha góc π/4

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 9: Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số f = 50 Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. v = 15 m/s. B. v = 28 m/s. C. v = 20 m/s. D. v = 25 m/s.

 

Câu 10: Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với tần số 15Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách nguồn A và B những khoảng d = 16cm và d = 20cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. 24cm/s B. 48cm/s C. 20cm/s D. 40 cm/s

Câu 11: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là :
A. 11. B. 8. C. 5. D. 9.

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 12: Một sợi dây dài , hai đầu cố định. Người ta kích thích để có sóng dừng xuất hiện trên dây. Bước sóng dài nhất bằng: A. 1m B. 2m
C. 4m D. không xác định được vì không đủ điều kiện

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao động tại chỗ.
B. Cũng như sóng điện từ, sóng cơ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn trong chân không.
C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn chu kỳ không phụ thuộc.

Câu 14: Một ống có một đầu bịt kín tạo ra âm cơ bản của nốt Đô có tần số 130,5Hz. Nếu người ta để hở cả đầu đó thì khi đó âm cơ bản tạo có tần số bằng bao nhiêu?
A. 522 Hz; B. 491,5 Hz; C. 261 Hz; D. 195,25 Hz;

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 15: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt, ở cách đó 1056m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s thì vận tốc truyền âm trong đường sắt là:
A. 5100m/s B. 5200m/s C. 5300m/s D. 5280m/s

Câu 16: Sóng cơ truyền trên sơi dây với biên độ không đổi, tốc độ sóng là 2m/s, tần số 10Hz. Tại thời điểm t, điểm M trên dây có li độ 2cm thì điểm N trên dây cách M một đoạn 30cm có li độ:
A: 1cm B. -2cm C. 0 D. -1cm

Câu 17: Sóng truyền trên dây với chu kì T, biên độ không đổi. Tại điểm M cách nguồn 17λ/6 ở thời điểm t = 1,5T có li độ u = -2cm. Biên độ sóng bằng:
A: 3cm B. 5cm C. 4cm D. 2cm.

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

 

Câu 18: Hai nguồn sóng giống nhau tại A và B cách nhau 47cm trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn AB có số điểm không dao động là:
A: 32 B: 30 C. 16 D. 15

Câu 19: người ta tạo sóng dừng trong ống hình trụ AB có đầu A bịt kín, đầu B hở. Ống đặt trong không khí, sóng âm trong không khí có tần số f = 1kHz, sóng dừng hình thành trong ống, tại đầu B ta nghe thấy âm to nhất. Giữa A và B có 2 nút sóng. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340m/s. Chiều dài của ống AB là:
A.42,5cm B. 4,25cm C. 85cm D. 8,5cm

Câu 20: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 21: Tại mặt nước nằm ngang, có hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình là u1 = u2 = a.cos(40πt + π/6). Hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 18cm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 120cm/s. Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 22: Đầu một thanh thép đàn hồi dao động với tần số 16 Hz hình thành một sóng tròn tâm O. Tại A và B trên mặt nước cách nhau 6cm trên một đường thẳng qua O, luôn dao động cùng pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng: 0,4m/s ≤ v ≤ 0,6m/s.Vận tốc truyền sóng có thể nhận giá trị nào:
A. 52cm/s B. 48cm/s C. 44cm/s D.64cm/s

Câu 23: Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là l1 và v1. Khi truyền trong môi trường 2 có bước sóng và vận tốc là λ2 và v2. Biểu thức nào sau đây là đúng:
Baitap song co 2

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 24: Đầu A của một sợi dây căng ngang dao động theo phương vuông góc với biên độ 10cm, chu kỳ 2s. Sau 4s sóng truyền được 16m dọc theo dây. Gốc thời gian là lúc A bắt đầu dao động từ vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của điểm M cách A 2m là:
Baitap song co 3

Câu 25: Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau 120cm. Phương trình dao động của hai nguồn là: u1 = 2cos40πt (cm), u2 = 2cos(40πt + π/2) cm. Biết vận tốc truyền sóng là 8m/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2 là :
A. 7 B. 8 C. 6 D. 5

Câu 26: Tại mặt nước nằm ngang, có hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là u1 = acos(4πt) cm, u2 = acos(4πt + π/2) cm. Hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 20cm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 10cm/s. Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

 

Câu 27: Sóng dừng trong ống sáo có âm cực đại ở 2 đầu hở. Biết ống sáo dài 40cm và trong ống có 2 nút. Tìm bước sóng.
A: 20cm B: 40cm C: 60cm D: 80cm

Câu 28: Sóng dừng xuất hiện trên dây đàn hồi 2 đấu cố định. Khoảng thời gian liên tiếp ngắn nhất để sợi dây duỗi thẳng là 0,25s. Biết dây dài 12m, vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Tìm buớc sóng và số bụng sóng N trên dây.
A: l = 1m và N = 24 B: l = 2m và N = 12
C: l = 4m và N = 6 D: l = 2m và N = 6

Câu 29: Bước sóng của âm khi truyền từ không khí vào nước thay đổi bao nhiêu lần? Biết rằng vận tốc của âm trong nước là 1020 m/s và trong không khí là 340m/s.
A: 0,33 lần B: 3 lần C: 1,5 lần D: không đổi

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Câu 30: Một người dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa. Cách chổ gõ 5100m một người khác áp tai xuống đường ray thì nghe thấy tiếng gõ truyền qua đường ray, 14 giây sau đó thì nghe thấy tiếng gõ truyền qua không khí. Xác định vận tốc âm trong thép đường ray cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
A: 5020m/s B: 5100m/s. C: 2040/s D: 3400m/s

Câu 31: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về các hiện tượng sóng dừng?
A: Sóng dừng không có sự lan truyền dao động.
B: Sóng dừng trên dây đàn là sóng ngang, trong cột khí của ống sáo, kèn là sóng dọc.
C: Mọi điểm giữa 2 nút của sóng dừng có cùng pha dao động.
D: Bụng sóng và nút sóng dịch chuyển với vận tốc bằng vận tốc lan truyền sóng.

Câu 32: Xét sóng truyền theo một sợi dây căng thẳng dài. Phương trình dao động tại nguồn O có dạng u = acos4πt (cm). Vận tốc truyền sóng 4m/s. Gọi N, M là hai điểm gần O nhất lần lượt dao động ngược pha và cùng pha với O. Khoảng cách từ O đến N và M là:
A: 1m và 0,5m B: 4m và 2m C: 1m và 2m D: 50cm và 200cm

[wpcc-script type=”litespeed/javascript”]

Download tài liệu để xem chi tiết.

5/5 – (620 bình chọn)

Chuyên mục: Giáo dục
#Bài #tập #trắc #nghiệm #luyện #tập #sóng #cơ #Vật #lý #lớp

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button