Tổng hợp

Bản đồ cấp chiến lược là gì? Bản đồ cấp chiến dịch là gì?

Bản đồ là gì?

Khái niệm

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hóa một phần mặt đất cong lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ các yếu tố về thiên nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội được thể hiện bằng hệ thống các ký hiệu. Những yếu tố này được phân loại, lựa chọn, lấy bỏ, tổng hợp tương ứng với lượng dung nạp của từng bản đồ và từng tỷ lệ.

Bản đồ địa hình là loại bản đồ chuyên đề có tỉ lệ từ 1:1.000.000 và lớn hơn. Trên bản đồ, địa hình và địa vật một khu vực mặt đất được thể hiện một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ước thích hợp.

Bạn đang xem bài: Bản đồ cấp chiến lược là gì? Bản đồ cấp chiến dịch là gì?

Ý nghĩa

Bản đồ địa hình có một ý nghĩa rất to lớn trong việc giải quyết rất nhiều các vấn đề khoa học và thực tiễn, là những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình trên thực địa…, một số ngành trong nền kinh tế quốc dân đều cần sử dụng bản đồ địa hình.

Bản đồ địa hình có một ý nghĩa cực kỳ to lớn trong công tác củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm cho nhiệm vụ giáo dục huấn luyện chiến đấu cho bộ đội. Khi xác định kế hoạch hoặc quyết tâm chiến đấu phải sử dụng bản đồ địa hình. Bộ Tư lệnh, cơ quan tham mưu và người chỉ huy các cấp khi tác chiến đều coi bản đồ địa hình là một công cụ để chỉ huy bộ đội. Căn cứ vào bản đồ để nghiên cứu đánh giá địa hình, khả năng của đối phương pháp đoán quyết định phương hướng, chuẩn bị phần tử bắn, tính toán các công trình xây dựng trên mặt đất… chỉ huy bộ đội chiến đấu thắng lợi.

Bản đồ là gì?
Bản đồ là gì?

Bản đồ cấp chiến lược là gì?

Khái niệm

– Với ý nghĩa chiến lược:

Bản đồ chiến lược là công cụ để trực quan hóa chiến lược của doanh nghiệp. Nó là sản phẩm được tạo ra từ ý tưởng chiến lược của nhà lãnh đạo đối với vận hành có hiệu quả doanh nghiệp. Do đó mà phản ánh tư duy, mong muốn và vẽ ra viễn cảnh doanh nghiệp. Với ý nghĩa của một loại bản đồ, nó mang đến sự cụ thể hóa trong điều chỉnh, vận hành và tổ chức doanh nghiệp. Giúp các nhân viên xác định rõ các bước đi và định hướng của doanh nghiệp trong tương lai. Cũng chính là xây dựng các hoạt động, điều chỉnh để thực hiện mục tiêu chiến lược.

Với các chi tiết được thể hiện trên bản đồ, giúp bất kỳ nhân viên nào cũng có thể hình dung trực quan nhất về doanh nghiệp và mục tiêu. Các chiến lược có thể xác định và định hướng hàng năm và định hướng lâu dài. Với tất cả các mong muốn trong đồng hành, hỗ trợ của nhân viên đối với doanh nghiệp. Việc xây dựng bản đồ giúp cung cấp các mục tiêu kinh doanh, mô tả những nhiệm vụ cần thiết. Doanh nghiệp có thể thất bại nếu không xây dựng và cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược.

Bản đồ chiến lược giúp chỉ ra các mục tiêu quan trọng cần đạt được. Bản đồ chiến lược được xây dựng từ trên xuống dưới. Nhưng để đạt được hiệu quả thực tiễn thì doanh nghiệp cần thiết lập và vận hành các yếu tố lần lượt từ dưới lên trên.

– Xét với nội dung thể hiện của bản đồ:

Bản đồ chiến lược là một mô hình cụ thể hóa các định hướng của doanh nghiệp. Được thể hiện thông qua bảng dữ liệu có cấu trúc hàng. Với mục tiêu chiến lược thể hiện thông qua các viễn cảnh xác định và chứa một số mục tiêu trung hạn. Ở đó xác định các yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ máy doanh nghiệp hoạt động. Từ trên xuống, có 4 viễn cảnh phổ biến: Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ và Học tập & Phát triển. Đó là các mục tiêu cần hướng tới để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nó cũng thể hiện giúp nhân viên có thể hiểu và cùng nhà lãnh đạo theo đuổi mục tiêu đề ra.

Trong các mục đích chung của hoạt động doanh nghiệp, là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp phải chuyển đổi các yếu tố đang sở hữu thành kết quả phản ánh trên lợi nhuận thu về. Cụ thể đó là chuyển đổi các tài sản vô hình như văn hóa doanh nghiệp và tri thức của nhân viên – thành các kết quả hữu hình như doanh thu và lợi nhuận. Như vậy, trong nội dung của bản đồ chiến lược phải thể hiện được quá trình đi đến kết quả này.

Bản đồ chiến lược trình bày bằng đồ thị bốn viễn cảnh trên theo các kết nối bằng những mũi tên liên kết. Thể hiện những điều phải làm tốt trong từng viễn cảnh. Cho thấy khả năng chuyển đổi các sáng kiến ​​và nguồn lực tiềm ẩn thành kết quả. Đồng thời, cung cấp cho toàn thể nhân viên một cái nhìn trực quan về hướng đi của doanh nghiệp. Đặc biệt là các công việc của họ liên kết và phản ánh các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do đó, họ chính là một phần quan trọng trong thực hiện, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bản đồ chiến lược trong tiếng Anh được gọi là Strategy map.

Đặc điểm của bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược phản ánh các yếu tố cần điều chỉnh và mục tiêu cần đạt. Do đó, nó phụ thuộc trên sự phản ánh của bốn yếu tố: yếu tố tài chính, yếu tố khách hàng, yếu tố quy trình và yếu tố học tập – phát triển.

Yếu tố tài chính

Phản ánh mục đích cuối cùng cần đạt trong bản đồ doanh nghiệp. Muốn mục tiêu này được đảm bảo, các yếu tố bên dưới phải được triển khai hiệu quả. Trong đó, công thức tính lợi nhuận kinh doanh được mô tả như sau:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

Với chi phí được xác định trên sản phẩm từ khâu sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để phản ánh yếu tố tài chính, bản đồ đưa ra các chiến lược thúc đẩy dựa trên:

Chiến lược năng suất. Như: cải thiện cơ cấu chi phí bằng cách giảm chi phí đầu vào, tăng công suất tối đa trong dây chuyền sản xuất,…

Chiến lược phát triển với mục tiêu lâu dài, bền vững. Như mở rộng thị trường tiếp cận khách hàng mới, đầu tư cho dây chuyền sản xuất các thiết bị công nghệ cao, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng thông qua các ưu đãi sử dụng sản phẩm combo,…

Yếu tố quy trình

Cần thực hiện chắc chắn các tiếp cận và làm hài lòng khách hàng, “cung cấp” giá trị trước khi “thu về”.

Quy trình quản lý vận hành cốt lõi, đảm bảo khả năng cung ứng của sản phẩm/dịch vụ.

Quy trình quản lý khách hàng. Làm tăng giá trị cho khách hàng thông qua marketing, bảo hành, hậu mãi,…

Quy trình đổi mới. Luôn mang đến các mới mẻ trong sản xuất và kinh doanh. Để khách hàng luôn trải nghiệm và khám phá. Bằng cách tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới. nghiên cứu, thử nghiệm, thiết kế, ra mắt,…

Quy trình xã hội và điều tiết nhà nước. Góp phần cải thiện cộng đồng và môi trường, tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Giúp doanh nghiệp hạn chế ảnh hưởng từ các khủng hoảng điều tiết của nhà nước trong tương lai.

Yếu tố học tập – phát triển

Nguồn nhân lực là đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Sở hữu các tri thức hiện và tri thức ẩn (kỹ năng, kinh nghiệm, thói quen,… Đòi hỏi các yêu cầu trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn lực thông tin phản ánh quyết định kinh doanh kịp thời và đúng đắn. Dựa trên tiêu chí: độ phủ lớn, dòng chảy nhanh, đúng người, đúng thời điểm.

Nguồn lực tổ chức. Bao gồm các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, tinh thần tập thể, tư duy lãnh đạo và sự đồng nhất giữa các nhân sự. Có thể coi là bộ gen của doanh nghiệp. Quyết định tinh thần cống hiến và hết mình của người lao động.

Yếu tố khách hàng

Trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh, phải xác định đầu ra cho sản phẩm mới mang lại doanh thu và lợi nhuận. Do đó, câu hỏi đặt ra là Bán cái gì và bán cho ai? Bản đồ chiến lược triển khai theo ba yếu tố điều chỉnh sau:

– Xác định các phân khúc khách hàng dựa trên các thuộc tính của sản phẩm.

Tạo ra sản phẩm/dịch vụ trước rồi mới tìm tới khách hàng phù hợp. Như cách mà Now.vn và GrabFood được nhân viên văn phòng ưa chuộng. Hay quần áo chất lượng trung bình, giá thành rẻ phù hợp với “chợ sinh viên”,… Thông thường, doanh nghiệp có thể thực hiện

Xác định khách hàng mục tiêu trước khi quyết định sẽ cung cấp cho họ điều gì. Như các hàng quán bán xung quanh cổng trường đại học xác định khách hàng tiềm năng là sinh viên. Họ tập chung bán các sản phẩm đồ ăn vặt, các sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu văn phòng phẩm,…

– Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Cung cấp dịch vụ tốt tăng cường trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Giữ chân khách hàng, trở thành “sứ giả thương hiệu” miễn phí cho doanh nghiệp.

– Định vị thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm của doanh nghiệp phải trở thành thương hiệu mà khách hàng mong muốn sở hữu. Như cách Mercedes được định vị là dòng xe hơi sang trọng và đắt tiền hàng đầu thế giới.

Vai trò của bản đồ cấp chiến lược

Chiến lược hoạt động được xác định bởi nhà lãnh đạo. Để hiểu và tâm huyết với chiến lược, cũng chỉ có thể thông qua các vận hành của họ. Trong khi nhân viên là những người thực sự tham gia vào công việc sản xuất hay kinh doanh. Để một doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tất cả mọi người phải cùng xác định được mục tiêu trong hoạt động của mình. Thông qua tiến hành các hoạt động trước mắt và các chiến lược lâu dài. Với ý nghĩa nghề nghiệp, người lãnh đao phải phổ biến, triển khai mục tiêu. Điều hành các hoạt động trên tầm nhìn chung, định hướng và giám sát tiến độ, cũng như hiệu suất thực hiện.

Để có thể thực hiện đúng tinh thần đó, nhân viên phải hiểu được chiến lược. Triển khai và hành động theo chiến lược hiệu quả. Nhà lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch chiến lược điển hình với đầy đủ các biểu đồ chi tiết. Cùng những danh sách đầy đủ cho bất kì hoạt động kinh doanh nào từ qui mô trung bình đến lớn. Giúp nhân viên rút ra được sự cần thiết cốt lõi của chiến lược. Cho phép họ hành động theo hiểu biết, chuyển đổi điều đó thành giá trị cho tổ chức.

Như vậy, bản đồ chiến lược phải được thể hiện, đóng vai trò như một hướng dẫn. Biến đổi những lời giải thích dài dòng thành mục tiêu rõ ràng. Mang đến sự dễ hiểu và đơn giản. Với các tính chất và ý nghĩa đem lại, nó giúp cho hoạt động doanh nghiệp có sự kết nối, cộng hưởng từ nhiều yếu tố. Đặc biệt với cốt lõi là nhân viên, người trực tiếp thực hiện chiến lược phải xác định rõ các nhiệm vụ của mình.

Bản đồ cấp chiến lược là gì?
Bản đồ cấp chiến lược là gì?

Bản đồ cấp chiến thuật là gì?

Bản đồ cấp chiến thuật là bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 dùng cho tác chiến ở vùng đồng bằng và trung du; 1:100.000 đối với vùng núi; là bản đồ địa hình có tỷ lệ lớn, dùng cho cấp chỉ huy tham mưu từ đại đội đến cấp Sư đoàn.

Đặc điểm, công dụng: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mặt đất được thể hiện chi tiết cụ thể, tỷ mỷ, chính xác; dùng để nghiên cứu những vấn đề tác chiến trong tiến công và phòng ngự như: các tuyến phòng thủ của ta và địch, những khu vực nhảy dù, đổ bộ, hệ thống đường sá, cầu cống, các chướng ngại vật trên đường hành quân, tình hình các điểm dân cư, chuẩn bị phần tử cho pháo binh, thiết kế các công trình quân sự…

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 – 1:100.000 mức độ chi tiết, cụ thể, tỷ mỷ kém hơn so với bản đồ tỷ lệ 1:25.000. Tuy nhiên, được xác định là loại bản đồ chiến thuật cơ bản của Quân đội ta; dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm vi rộng lớn hơn; đánh giá, phân tích ý nghĩa chiến thuật của yếu tố địa hình, tác dụng của chúng để lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến đấu trong tất cả các hình thức chiến thuật.

Bản đồ cấp chiến dịch là gì?

Bản đồ cấp chiến dịch là bản đồ địa hình có tỷ lệ từ 1:100.000 – 1:250.000 (1:100.000 đối với địa hình đồng bằng trung du, 1:250.000 đối với địa hình rừng núi), là loại bản đồ có tỷ lệ trung bình, chủ yếu dùng cho chỉ huy cấp chiến dịch (chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp quân đoàn, quân khu…).

Đặc điểm, công dụng: Trên bản đồ địa hình, địa vật thể hiện có chọn lọc, tính tỷ mỷ kém nhưng tính khái quát hoá rất cao, tiện cho việc nghiên cứu thực địa khái quát, tổng thể, giúp cho việc lập kế hoạch tác chiến và chỉ huy tác chiến ở cấp chiến dịch.

Đặc điểm khung bản đồ và ghi chú xung quanh

Mỗi mảnh bản đồ gồm 2 phần chính: Biểu thị nội dung bản đồ, khung bản đồ và ghi chú xung quanh.

– Khung bản đồ

Khung để trang chí bản đồ là những đường giới hạn diện tích của mỗi mảnh bản đồ. Khung bản đồ có những đường khác nhau với những nhiệm vụ riêng.

Đường trong cùng là giới hạn trực tiếp của khu vực có nội dung bản đồ vẽ nét mảnh.

Tiếp theo là đường hai nét kẻ song song, trên đó có chia thành các đoạn nhỏ theo kinh, vĩ độ chẵn tới phút.

Ngoài cùng là khung trang chí vẽ nét đen đậm Nếu gọi tên gồm khung Bắc, Nam, Đông, Tây.

– Ghi chú xung quanh

Phần ghi chú xung quanh nhằm giải thích, thuyết minh cho người sử dụng bản đồ. Vì vậy sử dụng bản đồ cần nắm vững ý nghĩa và nội dung cách ghi đó.

Nguyên tắc ghi chú xung quanh của bản đồ Gauss và UTM cơ bản giống nhau, chỉ khác cách sắp xếp vị trí, cách ghi, cách trình bày.

Trong nội dung này chỉ nêu lên những nguyên tắc chung về cách ghi chú xung quanh của bản đồ địa hình Gauss.

+ Khung Bắc bản đồ

Ghi tên bản đồ, số hiệu bản đồ: tên bản đồ thường là địa danh vùng dân cư hành chính cấp cao nhất trong mảnh bản đồ đó hoặc địa điểm quan trọng nổi tiếng trong vùng dân cư.

Dưới tên bản đồ ghi số hiệu của mảnh bản đồ đó, xác định vị trí địa lý của mảnh bản đồ nằm ở khu vực nào trên quả đất (theo cách chia mảnh, đánh số, ghi số hiệu).

Bên trái ngoài khung bản đồ ghi danh hiệu, vị trí địa dư: Là tên chỉ một khu vực địa dư tổng quát một nước, một tỉnh, một huyện bao gồm một phần đất đai của khu vực đó.

Đường ranh giới hành chính vẽ nháp: Chỉ cho ta biết hiện ranh giới hành chính chưa được vẽ chính thức, theo phân chia hành chính các khu vực.

Thước điều chỉnh góc lệch bản đồ: Xác định góc lệch từ so với bắc ô vuông của mỗi mảnh bản đồ theo vị trí địa lý khu vực đó.

Độ mật: Xác định độ mật của bản đồ, ghi ở góc Đông Bắc bên ngoài khung bản đồ.

+ Khung phía nam:

Tỷ lệ số, tỷ lệ thước, tỷ lệ chữ

Phía dưới tỷ lệ chữ: Ghi chú khoảng cao đều ĐBĐ cơ bản. Tuỳ theo tỷ lệ mà ghi chú này thay đổi.

Phía dưới dòng tiếp xác định thể Elipxoit chiếu hình và gốc tọa độ, độ cao thiết lập bản đồ và ghi chú giải thích phần ghi của bản đồ UTM trên bản đồ Gauss.

Phần ghi chú góc lệch từ gồm sơ đồ góc lệch và bảng giá trị tính góc để xác định góc lệch từng năm bản đồ đó.

Thước đo độ dốc, phía dưới thước đo độ dốc có phần hướng dẫn sử dụng. Sơ đồ phân chia địa giới hành chính của từng khu vực phần đất trên bản đồ.

Lược đồ bảng chắp: Là một hình vẽ thu nhỏ, phạm vi các mảnh bản đồ có nối tiếp với nhau, phần này giúp người sử dụng nhanh chóng tìm ra các mảnh bản đồ cần chắp nối với mảnh đang dùng.

Phần chú dẫn giải thích ký hiệu bản đồ, nội dung này giúp ta nắm được các ký hiệu tra cứu khi đọc bản đồ.

+ Phía trong xung quanh khung

Xung quanh khung bản đồ phía trong (phần giới hạn nội dung bản đồ với nét khung đen đậm đều có các ghi chú).

Bốn góc khung bản đồ ghi giới hạn kinh, vĩ tuyến. Căn cứ vào các số tính được độ kinh sai, vĩ sai của mảnh bản đồ đó.

Trên các đường khung bản đồ lưới ô vuông cắt qua khung tạo thành mốc của lưới ô vuông. Trên các mốc có ghi trị số các đường ô vuông được tính bằng km.

Ghi chú đường xuất: Mạng lưới giao thông trên bản đồ như đường sắt, đường ô tô đến dấu mút bốn xung quanh mép khung đều được ghi chú địa danh dân cư hoặc 1 địa điểm cách đó với độ dài là bao nhiêu giúp cho việc tiện xác định trên bản đồ.

Cơ sở toán học bản đồ địa hình

Tỷ lệ bản đồ

– Khái niệm: Tỷ lệ bản đồ là yếu tố toán học quan trọng để xác định mức độ thu nhỏ độ dài khi chuyển từ bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng bản đồ.

Tỷ lệ bản đồ là tỷ số so sánh giữa độ dài trên bản đồ và độ dài ngoài thực địa. Nếu nói tới cơ sở toán học bản đồ thì có định nghĩa đầy đủ sau:

“Tỷ lệ bản đồ là mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngang của các đường trên thực địa khi biểu thị chúng trên bản đồ”.

Tỷ lệ bản đồ được biểu diễn dưới dạng phân số: 1/M

Tử số chỉ độ dài đo được trên bản đồ, mẫu số chỉ M lần đơn vị độ dài tương ứng trên thực địa.

Tỷ lệ bản đồ được biểu diễn dưới ba dạng sau:

– Tỷ lệ số: Là tỷ lệ ở dạng phân số, biểu thị mức độ thu nhỏ các yếu tố địa hình, địa vật trên thực địa vẽ trên bản đồ. Để tiện tính toán, mẫu số tỷ lệ bản đồ thường được xác định bằng những số chẵn như 000, 25.000, 50.000, 100.000… tỷ lệ số thường được ghi ở dưới khung nam mỗi mảnh bản đồ, có 3 cách viết.

Ví dụ: Bản đồ tỷ lệ một phần hai mươi lăm ngàn có thể viết. 1:25.000; 1/25.000;

Để chỉ tỷ lệ bản đồ có thể dùng một trong ba cách viết trên. Khi biểu thị trên bản đồ thường dùng cách viết thứ nhất.

– Tỷ lệ chữ: Tỷ lệ chữ nói rõ một đơn vị độ dài Centimet (cm) trên bản đồ ứng với đơn vị độ dài bằng mét trên thực địa. Ở thước tỷ lệ thẳng của mỗi mảnh bản đồ có ghi tỷ lệ chữ:

Ví dụ: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có ghi 1cm bằng 250m thực địa.

– Tỷ lệ thước: Trên mỗi tờ bản đồ có một thước tỷ lệ thẳng. Thước tỷ lệ thước giúp đo đạc và tính toán thuận tiện, vì độ dài trên thước đã được tính ra cự ly thực địa (phần cấu tạo và các sử dụng sẽ được trình bày ở nội dung phần sau).

– Công thức: Tỷ lệ bản đồ với thực địa được biểu thị bằng công thức sau: d/D = 1/M

Trong đó:

  • d là cự ly đo trên bản đồ
  • D là cự ly tính theo thực địa
  • M là mẫu số tỷ lệ.

Phép chiếu bản đồ

– Khái niệm: Khi thành lập bản đồ phải biểu diễn bề mặt Elipxoit (hay mặt cầu) lên mặt phẳng sao cho sự biến dạng sai số trên bản đồ ở mức độ nhỏ nhất, khi biểu diễn phải đạt được những điều kiện để những đường tọa độ trong mối quan hệ tọa độ mặt Elipxoit (hay mặt cầu) dựng theo một quy luật toán học nhất định, muốn thế phải sử dụng phép chiếu bản đồ. Vậy phép chiếu bản đồ là phép chiếu hình kinh tuyến, vĩ tuyến từ mặt Elipxoit lên mặt phẳng giấy bằng phương pháp toán học.

– Các phương pháp chiếu bản đồ

+ Phương pháp chiếu Gauss.

Cơ sở nội dung của phép chiếu Gauss: là phép chiếu đồ lồng trụ ngang giữ góc, hình trụ tiếp xúc với quả địa cầu theo một đường kinh tuyến nào đó, trục hình trụ nằm trong mặt phẳng xích đạo và vuông góc với trục quả đất.

Toàn bộ mặt Elipxoit (trái đất) được chia thành 60 múi, mỗi múi có giá trị 60 kinh tuyến và được đánh số thứ tự từ múi số 1 đến 60 từ Tây sang Đông bắt đầu từ kinh tuyến gốc.

Đường kinh tuyến tiếp xúc với hình trụ là kinh tuyến giữa (kinh tuyến trung ương). Mỗi múi được chiếu riêng một lần, cứ như vậy tịnh tiến trong hình trụ chiếu từ múi số 1 đến 60. Việt Nam theo cách tính trên nằm ở khoảng 1020 kinh đông đến 1100 kinh đông thuộc hai múi chiếu hình thứ 48 và 49. Sau khi chiếu các múi liên tiếp lên hình trụ, bổ dọc hình trụ, trải ra mặt phẳng có được hình chiếu của trái đất trên mặt phẳng, toàn bộ trái đất có 60 múi chiếu..

+ Phương pháp chiếu UTM

Hiện nay ngoài hệ thống bản đồ Gauss, trong quân đội và một số cơ quan nhà nước còn sử dụng rộng rãi loại bản đồ UTM tái bản do Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu phát hành. UTM là chữ viết tắt của phép chiếu Universal Transvesal Merecator’s.

Phép chiếu UTM về nguyên tắc căn bản, cơ sở nội dung giống như phép chiếu Gauss, là phép chiếu đồ giữ góc lồng trụ ngang và cùng dạng công thức với lưới chiếu đồ giữ góc Gauss.

XUTM = 0,9996 XG ; YUTM = 0,9996 YG

Ưu điểm: Như lưới chiếu Gauss, phần sai số tỷ lệ chiều dài và sai số diện tích (P) lưới chiếu UTM nhỏ hơn; lưới chiếu UTM khác với lưới chiếu Gauss: Trong lưới chiếu UTM hình trụ ngang không tiếp xúc như lưới chiếu Gauss mà cắt Elipxoit (trái đất) ở hai cát tuyến, cách đều kinh tuyến giữa 180km về phía Đông và Tây.

+ So sánh phép chiếu UTM khác với phép chiếu hình Gauss:

Mặt chiếu hình không tiếp xúc với kinh tuyến trục mà tiếp xúc với kinh tuyến hai bên cách đều kinh tuyến trục 180km.

Phép chiếu hình UTM Elipxoit (trái đất) được quy chiếu thành 60 múi nhưng đánh số múi tọa độ từ múi số 1- 60 kể từ kinh tuyến 1800 về hướng Đông.

Hệ tọa độ vuông góc áp dụng cho múi chiếu hình, chỉ áp dụng từ 80 vĩ Nam đến 840 vĩ Bắc. Giao điểm của hai trục này là điểm gốc của hệ trục tọa độ với X = 0 Y = 500km đối với Bắc bán cầu X = 10.000km; Y = 500km đối với Nam bán cầu.

Cơ sở toán học bản đồ địa hình
Cơ sở toán học bản đồ địa hình

Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ

Theo phương pháp chiếu Gauss

– Bản đồ tỉ lệ 1 :1.000.000:

Chia mặt Trái Đất thành 60 dải chiếu đổ, đánh số từ 1 đến 60. Dài số 1 từ 180 đến 174° Tay và tiến dần về phía Đông đến dải số 60. Lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam nằm ở dải 48, 49.

Chia dải chiếu đổ theo vĩ độ từng khoảng 4″ kể từ xích đạo trở lên Bắc cực và Nam cực, đánh thứ tự A, B, C…. tính từ xích đạo. Việt Nam thuộc 4 khoảng C, D, E, F.

Mỗi hình thang cong (6″ kinh tuyến, 4″ vĩ tuyến) là khuôn khổ mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000. Khi ghi số hiệu cho tờ bản đồ 1 : 100.000, ghi tên dài trước, ghi số múi chiếu sau. Ví dụ : Hà Nội năm trong 6 F.48 (Hình dưới).

– Bản đồ tỉ lệ 1 :100.000:

Chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 144 ô nhỏ, có khuôn khổ 0°30 kinh tuyến, 0°20′ vĩ tuyển là khuôn khổ mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000, số hiệu đánh từ 1 đến 144 (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) ghi vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 (H.2.5).

Ví dụ : F – 48 – 116.

– Bản đồ tỉ lệ 1:50.000: Chia khuôn khổ mảnh bản đó tỉ lệ 1: 100.000 thành 4 ô nhỏ, có khuôn khổ 0’15 kinh tuyến, 0’10’ vĩ tuyển, đánh số A, B, C, D (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) ghi sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ T: 100.000 (Hình dưới).

– Bản đồ tỉ lệ 1:25.000:

Chia khuôn khổ mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 thành 4 ô nhỏ, 07/30 kinh tuyến, 0″5′ vĩ tuyến là khuôn khổ mảnh bản đổ tỉ lệ 1: 25.000, đánh số a, b, c, d (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) ghi sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 (Hình dưới).

Cách chia mảnh ghi số hiệu bản đồ UTM

– Bản đổ tỉ lệ 1: 1.000.000 :

Cách chia giống như bản đồ Gauss nhưng lưới chiếu là Lamberl.

Khuôn khổ : Dọc = 4° vĩ tuyến, ngang = 6° kinh tuyến.

Số hiệu : Cũng kết hợp số dải và múi (dải chiếu) ở phía trước có chữ N hoặc S chỉ hướng Bắc, Nam.

Ví dụ : Mảnh Hà Nội : NF – 48.

– Bản đồ tỉ lệ 1:100.000 :

Khu vực Đông Dương và một số vùng lân cận tọa độ khởi điểm của lưới tam giác cấp I. Tính từ điểm ở phía Tây sông Tram Ban Ấn Độ. Lấy giao điểm của 4° Nam và 75° Đông làm gốc chia đều lên phía Bắc và sang phía Đông mỗi khoảng là 0°30′ có khuôn khổ mảnh bản đồ 0°30′ x 0°30′ vẽ theo tỉ lệ 1: 100.000.

Số hiệu được ghi bằng 2 cặp chữ số ả rập, cặp số dứng trước chỉ giá trị kinh tuyến, cặp số đứng sau chỉ giá trị vĩ tuyến, cập một khởi điểm từ 00 ghi từ trái sang phải, cặp hai khởi điểm từ 01 ghi từ dưới lên trên.

– Bản đồ tỉ lệ 1:50.000:

Chia mảnh bản đổ tỉ lệ 1:100.000 thành 4 phần bằng nhau. Đánh số La Mã : I, II, III, IV theo chiều kim đồng hồ.

Khuôn khổ: Dọc 0°15′ vĩ tuyến, ngang 0°15′ kinh tuyến.

Số hiệu ghi chữ số La Mã sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000.

Ví dụ : 0364II.

Nội dung bản đồ

Ký hiệu dáng đất

– Đường bình độ

Đường bình độ là đường cong khép kín, nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất được chiếu lên mặt phẳng bản đồ. Đường bình độ con là đường cơ bản vẽ nét mảnh màu nâu.

Đường bình độ cái, cứ 4 đến 5 đường bình độ con thì người ta về một đường bình độ cái vẽ nét đậm hơn và có ghi chú độ cao.

Đường bình độ 1/2 khoảng cao đều, để bổ sung nơi mà đường bình độ con, bình độ cái không biểu thị rõ được như nơi dốc thoải (vẽ nét đứt dài). Đường bình độ phụ để diễn tả những nơi mà các đường bình độ trên không biểu thị hết (vẽ nét đứt ngắn, mảnh hơn)

– Khoảng cao đều

Khoảng cao đều của đường bình độ được xác định bằng cự li tháng đứng giữa hai mặt cắt của hai đường bình độ kể nhau (tuỳ theo tỉ lệ bản đồ mà quy định khoảng cao đều khác nhau.

Kí hiệu địa vật

– Kí hiệu vẽ theo tỉ lệ

Là kí hiệu biểu thị đúng tương quan tỉ lệ của địa vật trên thực địa với bản đồ, vẫn giữ được hình dáng và phương hướng thực của địa vật. Loại kí hiệu này thường biểu thị những địa vật có diện tích lớn; sau khi thu nhỏ theo tỉ lệ bản đó vẫn còn phân biệt được hình dáng và có thể đo, tính được diện tích của chúng theo bản đồ.

Kí hiệu vẽ theo 1/2 tỉ lệ là kí hiệu biểu thị đúng tương quan tỉ lệ về chiều dài của địa vật và giữ được phương hướng thực của nó ở thực địa, nhưng vẻ chiều ngang không vẽ theo tỉ lệ.

Loại kí hiệu này dễ thể hiện địa vật có hình dài như : Đường, mương. máng, sông ngòi, suối nhỏ, khu phố hẹp…

– Kí hiệu không theo tỉ lệ (vẽ tượng trưng, tượng hình)

+ Là kí hiệu thể hiện những địa vật có kích thước nhỏ bé, không thể rút theo tỉ lệ bản đổ được. Loại kí hiệu này vẽ tượng trưng, tượng hình.

+ Hướng của kí hiệu có 2 loại :

Loại vẽ theo hướng bắc bản đổ bao gồm : Cây độc lập, đình chùa, nhà thờ, hang động, lò nung, bảng chỉ đường..

Loại vẽ theo hướng thực của nó ở thực địa gồm : Cấu, cống, nhà cửa.

– Bên cạnh những kí hiệu vẽ theo tỉ lệ, không theo tỉ lệ người ta còn dùng chữ và số để giải thích làm rõ phạm vi quy mô, tính chất của địa vật đố gọi là kí hiệu giải thích.

Các loại kí hiệu:

  • Kí hiệu vùng dân cư.
  • Kí hiệu một số vật thể độc lập.
  • Kí hiệu địa giới.
  • Kí hiệu dáng đất.
  • Kí hiệu rừng cây và thực vật.
  • Kí hiệu thuỷ văn.
  • Kí hiệu đường xá.

* Xác định vị trí chính xác kí hiệu

Kí hiệu có hình học hoàn chỉnh như hình tròn, vuông, tam giác đều… tâm kí hiệu là tâm của hình vẽ. Những kí hiệu có đường đáy như : ống khói, đình, chùa, bia tưởng niệm… là những điểm chính giữa đường đáy. Những kí hiệu không có đường đáy như hang động, lò gạch… là điểm chính giữa đường đầy tưởng tượng. Những kí hiệu có đáy vuông góc như bảng chỉ đường, cây độc lập… là tại đỉnh góc vuông. Cấu, cống, đập… là chính giữa kí hiệu. Đường 1 nét, 2 nét vị trí chính xác ở giữa đường. Ngoài ra một số địa vật được quy định riêng như xóm nhỏ là chính giữa hình đen đậm, hàng cây là chính giữa hình tròn kí hiệu.

* Màu Sắc

Màu sắc trên bản đồ thường có liên quan đến địa vật. Trên thế giới, nhiều nước đều quy định dùng màu sắc như sau:

  • Màu nâu : Dùng để vẽ và ghi chú trên đường bình dọ, biểu thị các khu vực dân cư khó cháy, tô màu nền đường…
  • Màu xanh lá cây (mẫu ve) : Dùng biểu thị sông, suối, ao, hồ, biển, dám lấy, ruộng nước.
  • Màu đen: Dùng để về tất cả các kí hiệu còn lại và ghi chú, trang trí bản đồ.
  • Màu xanh lam : Dùng để vẽ các kí hiệu về thuỷ văn…

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ban-do-cap-chien-luoc-la-gi-ban-do-cap-chien-dich-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button