Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ra sao? Là những vấn đề pháp lý được người lao động đặc biệt quan tâm và đặt nhiều câu hỏi.
Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá sẽ tổng hợp lại cho các bạn toàn bộ quy định về cách tính, điều kiện, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2022 nhé.
Bạn đang xem bài: Bảo hiểm thất nghiệp 2022: Điều kiện, cách tính và mức hưởng
1. Công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
2. Cách tính Bảo hiểm thất nghiệp 2022
Về mức hưởng và thời gian hưởng được quy định tại điều 50 Luật việc làm 2013 như sau:
Căn cứ theo Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”
Ví dụ cách tính chi tiết như sau:
Lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trung bình 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của bạn là 3 triệu đồng/tháng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng của bạn là: 60% x 3 triệu = 1.8 triệu/tháng.
Nếu bạn đóng BHTN được 72 tháng thì bạn được hưởng 6 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Tiền trợ cấp thất nghiệp bạn sẽ nhận hàng tháng chứ không được chi trả 1 lần.
3. Bảo hiểm thất nghiệp là gì
“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp hay giải pháp để nhằm mục đích giúp người lao động khắc phục tình trạng thất nghiệp, trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp không có công ăn việc làm trong thời gian nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.
4. Đối tượng tham gia BHTN
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia.
5. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm?
Theo Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của các đối tượng này được xác định như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đó:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người đó (theo Điều 58 Luật Việc làm 2013).
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được giới hạn ở mức tối thiểu và tối đa như sau:
- Tối thiểu = Mức lương tối thiểu vùng
- Tối đa = 20 x Mức lương tối thiểu vùng
Theo đó, mức đóng tối thiểu và tối đa của người lao động sẽ được xác định như sau:
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu = 1% x Mức lương tối thiểu vùng
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 1% x 20 x Mức lương tối thiểu vùng = 0,2 x Mức lương tối thiểu vùng
Tương ứng với từng vùng, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được giới hạn như sau:
Vùng |
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu |
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa |
Vùng I |
46.800 đồng/tháng |
936.000 đồng/tháng |
Vùng II |
41.600 đồng/tháng |
832.000 đồng/tháng |
Vùng III |
36.400 đồng/tháng |
728.000 đồng/tháng |
Vùng IV |
32.500 đồng/tháng |
650.000 đồng/tháng |
6. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Mức đóng của doanh nghiệp |
= |
1% |
x |
Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp |
Căn cứ Nghị quyết này, người sử dụng lao động (trừ các cơ quan, tổ chức, đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/10/2021 sẽ được giảm mức đóng xuống còn 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
Như vậy, tỷ lệ được trích từ quỹ tiền lương để đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp trong năm 2022 sẽ được xác định như sau:
Thời gian |
Tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động |
|
Cơ quan, tổ chức, đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên |
Tổ chức, cơ quan, đơn vị khác |
|
Từ 01/10/2021- 30/9/2022 |
1% |
0% |
Từ 01/10/2022 trở đi |
1% |
1% |
5. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
Theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm, mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức sau:
Mức đóng của người lao động |
= |
1% |
x |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp |
Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013). Cụ thể:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:
- Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.
- Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
* Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:
- Mức lương.
- Phụ cấp lương.
- Các khoản bổ sung khác xác định được mức cụ thể, được trả thường xuyên cùng với lương trong hợp đồng lao động.
8. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người lao động chết.
9. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Hồ sơ đề nghị hưởng BHTN bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc;
- Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
- Sổ bảo hiểm xã hội.
10. Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp
– Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
– Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.
- Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
– Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
- Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Ví dụ:
Ngày 1/10/2016 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.
Ngày 20/10/2016 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN
Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2016
Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2016
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2016
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2016
– Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ
Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp chưa tìm được việc làm, bạn có thể đăng ký vay tiền nhanh tại đây (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
11. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
- Thứ nhất: Đối với người lao động, thì bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chính là khoản tiền trợ cấp cần thiết để giúp đỡ những người thất nghiệp có cuộc sống ổn định khi bị mất việc làm. Ngoài 1 khoản tiền được hưởng thì cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp cũng tạo cơ hội về công việc để họ có thể tiếp tục tìm kiếm các công việc khác để có thu nhập. Chính cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho những người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm ổn định được cuộc sống.
- Thứ hai: Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ được chia sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc làm, thất nghiệp họ không cần phải mất một khoản chi để giải quyết chế độ cho những người lao động nghỉ việc. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp.
- Thứ ba: Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước thì sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước.
12. Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động nhận BHTN tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo nơi đăng ký ban đầu.
Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trun
Trên đây là toàn bộ những quy định mới nhất về Bảo hiểm thất nghiệp năm 2022, người lao động nên biết để hưởng các quyền lợi khi tham gia đóng BHXH bắt buộc. Người lao động cũng có thể thực hiện tra cứu thông tin tham gia BHTN của cá nhân mình nhé.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bao-hiem-that-nghiep-2022-dieu-kien-cach-tinh-va-muc-huong/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp