Tổng hợp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 82 câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn, cùng 30 câu hỏi tìm hiểu về Đoàn và 7 câu hỏi tìm hiểu Luật Thanh niên, có đáp án đi kèm. Giúp các bạn tham khảo, tìm hiểu về Đoàn.

Bạn đang xem bài: Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

7 Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Thanh niên

Câu 1. Thanh niên là công dân Việt Nam?

a) từ đủ 14 tuổi đến 30 tuổi.

b) từ đủ 156 tuổi đến 30 tuổi.

c) từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

d) từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi.

Câu 2. Theo Luật Thanh niên 2020 thì?

a) Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội

b) Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội

c) Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 3. Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam là?

a) tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Chính phủ về công tác thanh niên

b) tổ chức liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Chính phủ về công tác thanh niên

c) tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên

d) tổ chức liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên

Câu 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam do ai quy định?

a) Thủ tướng Chính phủ

b) Chính phủ

c) Bộ Nội vụ

d) Quốc hội

Câu 5. Hợp tác quốc tế về thanh niên phải bảo đảm nguyên tắc?

a) bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với pháp luật mỗi nước, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thông lệ quốc tế.

b) bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với pháp luật mỗi nước, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.

c) bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với pháp luật mỗi nước, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Câu 6. Nội dung hợp tác quốc tế về thanh niên bao gồm?

a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh niên; chương trình, dự án hợp tác quốc tế về thanh niên;

b) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý và chính sách, pháp luật về thanh niên;

c) Giao lưu giữa thanh niên Việt Nam với thanh niên các nước.

d) Tất cả nội dung trên

Câu 7. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam?

a) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

b) Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

c) Hội Sinh viên Việt Nam

d) Tất cả tổ chức trên

Câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Câu 1. Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca) Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?

a. Thanh niên làm theo lời Bác.
b. Tiến lên đoàn viên.
c. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.
d. Lên đàng.

Câu 2. Tác giả của bài Đoàn ca là ai?

a. Văn Cao.
b. Lưu Hữu Phước.
c. Hoàng Hà.
d. Hoàng Hòa.

Câu 3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

a. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
b. Tập trung dân chủ.
c. Hiệp thương dân chủ.
d. Tự nguyện, tự quản.

Câu 4. Hãy cho biết cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS HCM?

a. Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc.
b. Đại hội đại biểu Đoàn các cấp.
c. Ban Chấp hành Đoàn các cấp.
d. Ban Thường vụ Đoàn các cấp.

Câu 5. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

a. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn.
b. Đại hội đoàn viên.
c. Ban Chấp hành chi đoàn.
d. Đoàn cấp trên.

Câu 6. Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp?

a. 3 cấp.
b. 4 cấp.
c. 5 cấp.
d. 6 cấp.

Câu 7. Tổ chức cơ sở của Đoàn là gì?

a. Chi đoàn cơ sở.
b. Đoàn cơ sở.
c. Đoàn cơ sở và chi đoàn bộ phận.
d. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở.

Câu 8. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì?

a. Có ít nhất 3 đoàn viên.
b. Có ít nhất 5 đoàn viên.
c. Có ít nhất 10 đoàn viên.
d. Chỉ cần có đoàn viên (không quan trọng số lượng).

Câu 9. Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì?

a. Có ít nhất 50 đoàn viên và 2 chi đoàn.
b. Có ít nhất 50 đoàn viên và 3 chi đoàn.
c. Có ít nhất 30 đoàn viên và 2 chi đoàn.
d. Có ít nhất 30 đoàn viên và 3 chi đoàn.

Câu 10. Một trong những điều kiện để kết nạp đoàn viên TNCS HCM là gì?

a. Do tập thể đoàn viên chi đoàn xem xét, biểu quyết đồng ý 100%.
b. Do hội nghị BCH chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số lượng UVBCH đồng ý.
c. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên chi đoàn đồng ý.
d. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị đồng ý.

Câu 11. Đoàn viên có mấy nhiệm vụ?

a. 3 nhiệm vụ.
b. 4 nhiệm vụ.
c. 5 nhiệm vụ.
d. 6 nhiệm vụ.

Câu 12. Đoàn viên có mấy quyền?

a. 3 quyền.
b. 4 quyền.
c. 5 quyền.
d. 6 quyền.

Câu 13. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?

a. Thái Nguyên.
b. Thái Bình.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.

Câu 14. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?

a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.

Câu 15. Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?

a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.
b. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
c. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
d. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Câu 16. Những truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

a. Truyền thống trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, kiên quyết phấn đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội;
b. Truyền thống không ngừng rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, hoạt động thực tiễn để cống hiến nhiều nhất cho cách mạng và trưởng thành mau chóng về mọi mặt;
c. Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết thanh niên cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”;
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 17. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh trong các trận đánh quyết liệt chống phát xít Đức ở Nam Mát-xcơ-va (trong đội hình Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên xô) là ai?

a. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Phương Thuận.
b. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Trợ.
c. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông.
d. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Phương Đức.

Câu 18. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh tại Liên xô được Nhà nước Liên xô trao tặng Huân chương gì?

a. Huân chương vệ quốc.
b. Huân chương vệ quốc hạng I.
c. Huân chương vệ quốc hạng II.
d. Huân chương vệ quốc hạng III.

Câu 19. Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào?

a. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.
b. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.
c. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II.
d. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa.

Câu 20. Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn nào?

a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (2/1950).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (11/1956).
c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961).
d. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (11/1980).

Câu 21. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên gọi Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương vào thời gian nào?

a. 1936 – 1939.
b. 1937 – 1939.
c. 1936 – 1940.
d. 1937 – 1940.

Câu 22. Nhiệm vụ của Đoàn đề ra tại Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần II tháng 11/1956 là gì?

a. Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc cần.
b. Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới.
c. Đoàn kết, tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng.
d. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất tổ quốc.

Câu 23. Tháng 3/1965 phong trào 5 xung phong do ai phát động?

a. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
b. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.
c. Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.
d. Đại hội Đoàn toàn miền Nam.

Câu 24. Số đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là bao nhiêu?

a. Hơn 30 vạn.
b. Hơn 40 vạn.
c. Hơn 50 vạn.
d. Hơn 60 vạn.

Câu 25. Đoàn Thanh niên Lao động chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại đâu, thời điểm nào?

a. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976).
b. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1976.
c. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
d. Sau 30/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên.

Câu 26. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (10/1992) phát động 2 phong trào nào?

a. Thanh niên lập nghiệp; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó.
b. Tuổi trẻ giữ nước; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó.
c. Thanh niên lập nghiệp; Tuổi trẻ giữ nước.
d. Tuổi trẻ giữ nước; Giúp bạn vượt khó.

Câu 27. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 27/11 đến 30/11/1987.
b. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
c. Từ 15/10 đến 20/10/1992.
d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.

Câu 28. Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam giai đoạn nào?

a. Từ 1931 – 1936.
b. Từ 1937 – 1939.
c. Từ 11/1939 – 1941.
d. Từ 5/1941 – 1956.

Câu 29. Luật Thanh Niên được Quốc hội Khoá XI thông qua kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ ngày nào?

a. Ngày 1/7/2005.
b. Ngày 2/7/2005.
c. Ngày 1/7/2006.
d. Ngày 2/7/2006.

Câu 30. Từ năm nào Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng 3 hằng năm làm “Tháng Thanh Niên“?

a. Năm 2001.
b. Năm 2002.
c. Năm 2003.
d. Năm 2004.

Câu 31. Tác giả và thời gian ra đời mẫu huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ai?

a. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1951.
b. Họa sĩ Nguyên Hạo – sáng tác năm 1975.
c. Họa sĩ Bửu Chỉ – sáng tác năm 1956.
d. Họa sĩ Trương Thìn – sáng tác năm 1976.

Câu 32. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Thái Bình.
d. Tất cả đều sai.

Câu 33. Đoàn thanh niên cứu quốc được đổi tên thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam trong thời gian nào?Nghị quyết của ai?

a. Ngày 19/5/1950 – Do Bác Hồ đề xuất quyết định.
b. Ngày 3/2/1952 – Do BCH/TW Đảng ra nghị quyết.
c. Ngày 19/10/1955 – Do Ban Bí thư TW Đảng ra nghị quyết.
d. Ngày 2/9/1957 – Do Đại hội Đoàn toàn quốc lần III.

Câu 34. “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu”. Đó là chỉ thị của?

a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
b. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
c. Ban Bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
d. Bác Hồ, khi Người đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.

Câu 35. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào?

a. Ngày 30/10/1956.
b. Ngày 19/10/1955.
c. Ngày 25/10/1956.
d. Ngày 4/11/1955.

Câu 36. Nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”, Bác Hồ đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thanh niên và Thể thao vào thời gian nào?

a. 26/3/1931.
b. 27/3/1931.
c. 26/3/1946.
d. 27/3/1946.

Câu 37. Hình thức bầu cử nhân sự các cấp trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là?

a. Hiệp thương.
b. Biểu quyết.
c. Bỏ phiếu kín.
d. Tất cả đều sai.

Câu 38. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý “Cảm tử quân số 1 của Thủ đô” là ai?

a. Lê Gia Định.
b. Nguyễn Viết Xuân.
c. Cao Xuân Quế.
d. Lê Cảnh Nhượng.

Câu 39. Khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII năm 1997?

a. Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
b. Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
c. Thanh niên Việt Nam sáng tạo, xung kích vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
d. Vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 40. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương vào?

a. Từ 1931 – 1936.
b. Từ 1937 – 1939.
c. Từ 11/1939 – 1941.
d. Từ 5/1941 – 1956.

Câu 41. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 27/11 đến 30/11/1987.
b. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
c. Từ 15/10 đến 20/10/1992.
d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.

Câu 42. Đoàn Thanh niên Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh vào?

a. Từ 1937 – 1939.
b. Từ 2/1970 – 11/1976.
c. Từ 25/10/1956 – 1970.
d. Từ 5/1941 – 1956.

Câu 43. Đoàn Thanh niên từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần?

a. 5 lần.
b. 6 lần.
c. 7 lần.
d. 8 lần.

Câu 44. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?

a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.

Câu 45. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?

a. Nguyễn Lam.
b. Vũ Quang.
c. Đặng Quốc Bảo.
d. Vũ Trọng Kim.

Câu 46. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?

a. Hồ Đức Việt.
b. Vũ Mão.
c. Đặng Quốc Bảo.
d. H Quang Dự.

Câu 47. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra tại đâu?

a. Thái Nguyên.
b. Thái Bình.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.

Câu 48. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 25/10 đến 4/11/1956.
b. Từ 23/3 đến 25/3/1961.
c. Từ 20/11 đến 22/11/1980.
d. Từ 27/11 đến 30/11/1987.

Câu 49. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn hiện nay là ai?

a. Vũ Trọng Kim.
b. Hồng Bình Quân.
c. Võ Văn Thưởng.
d. Nguyễn Thị Mai.

Câu 50. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
b. Từ 26/10 đến 30/10/1995.
c. Từ 26/11 đến 29/11/1997.
d. Từ 07/12 đến 11/12/2002.

Câu 51. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do?

a. Ban Bí thư TW Đoàn biểu quyết thông qua.
b. Hội nghị Ban chấp hành TW Đoàn biểu quyết thông qua.
c. Đại hội Đại biểu Toàn quốc biểu quyết thông qua.
d. Ban Thường vụ TW Đoàn biểu quyết thông qua.

Câu 52. Điều lệ hiện hành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bao gồm?

a. 12 chương, 45 điều.
b. 12 chương, 54 điều.
c. 10 chương, 35 điều.
d. 11 chương, 38 điều.

Câu 53. Tuổi kết nạp thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo Điều lệ hiện hành là?

a. Từ 15 tuổi -> 30 tuổi.
b. Từ đủ 15 tuổi -> 30 tuổi.
c. Từ 16 tuổi -> 30 tuổi.
d. Từ đủ 16 tuổi -> 30 tuổi.

Câu 54. “Các đồng chí ngẩng cao đầu, nhằm thẳng quân thù mà bắn” Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Viết Xuân.
d. Tất cả đều sai.

Câu 55: Câu nói “Mỗi thanh niên hãy sống những ngày đẹp nhất, hãy bắt tay vào những công việc bình thường nhưng có ích cho đời” là của:

a. Đồng chí Nguyễn Văn Linh.
b. Đồng chí Đỗ Mười.
c. Đồng chí Lê Khả Phiêu.
d. Đồng chí Nông Đức Mạnh.

Câu 56. Câu nói “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu căn dặn Đoàn viên thanh niên tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đoàn?

a. Lần thứ hai.
b. Lần thứ ba.
c. Lần thứ tư.
d. Lần thứ năm.

Câu 57. “Hãy nhớ lấy lời tôi, đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo Nguyễn Khánh, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Việt Nam muôn năm “ Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lê Quang Vịnh.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Thái Bình.
d. Tất cả đều sai.

Câu 58. Cờ Đoàn được quy định cụ thể tại Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (sửa đổi và bổ sung năm 2002) như thế nào?

a. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu Đoàn là 30 cm.
b. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu Đoàn bằng 2/3 chiều rộng cờ.
c. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu Đoàn bằng 2/5 chiều rộng cờ.
d. Tất cả đều sai.

Câu 59. Đoàn thanh niên dân chủ được đổi tên thành Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam trong thời điểm nào? Tại sao?

a. Đại Hội Đoàn toàn quốc lần III vì cả 2 đánh Pháp, đuổi Nhật.
b. Hội nghị lần VIII TW Đảng 5/1941 do Đ/c Nguyễn Ái Quốc chủ trì quyết định “ Việt Nam thanh niên cứu quốc Đoàn từ nay là đoàn thể của thanh niên từ 18 tuổi -> 22 tuổi muốn đánh Pháp, đuổi Nhật”
c. Hội nghị BCH/TW Đoàn lần IV – mong muốn tất cả thanh niên Việt Nam góp sức vào đất nước đánh Pháp, đuổi Nhật.
d. Hội nghị lần thứ V TW Đảng 3/1941 Bác Hồ chủ trì – thay đổi tên gọi giúp thanh niên Việt Nam yêu nước đánh giặc.

Câu 60. “Tôi rất tiếc không đủ lựu đạn để giết hết những tên cầm đầu bọn xâm lược“ Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

a. Lê Quang Vịnh.
b. Lê Văn Dụ.
c. Lê Văn Thành.
d. Lê Hồng Tư.

Câu 61. Bác Hồ dạy:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Ra đời trong hoàn cảnh nào trong dịp nào?

a. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong.
b. Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong.
c. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên
d.Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên

Câu 62. Cho biết Đoàn viên Thanh niên Cộng Sản thuộc lớp đầu tiên do Bác Hồ kính yêu đào tạo, bồi dưỡng gồm mấy đồng chí?

a. 6 đồng chí.
b. 7 đồng chí.
c. 8 đồng chí.
d. 9 đồng chí.

Câu 63. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có mấy chức năng?

a. 4 chức năng.
b. 5 chức năng.
c. 6 chức năng.
d. 7 chức năng.

Câu 64. Đoàn Thanh niên từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua mấy kỳ đại hội?

a. 7 lần đại hội.
b. 8 lần đại hội.
c. 9 lần đại hội.
d. 10 lần đại hội.

Câu 65. Tên hai “ Công trình Thanh Niên Cộng Sản “ nổi bật nhất trong những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XIX là gì?

a. Xây dựng nhà máy Thủy điện Hoà Bình – xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.
b. Xây dựng đường dây điện Bắc Nam – Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả
c. Xây dựng nhà máy Thủy điện Thác Bà – Xây dựng nhà máy Thủy điện Phú Bình.
d. Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Đa Nhim – Xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La.

Câu 66. Qua 10 năm chiến đấu vô cùng oanh liệt ( 1954-1964) với những cống hiến xuất sắc và to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Đoàn và tuổi trẻ Miền Nam đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý?

a. Huân chương Chiến công Hạng Nhất.
b. Huân chương Thành đồng Hạng nhất.
c. Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất.
d. Anh hùng lực lượng vũ trang.

Câu 67. Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?

a. Từ ngày 17 đến 26/3/1965.
b. Từ ngày 18 đến 26/3/1965.
c. Từ ngày 17 đến 26/3/1966.
d. Từ ngày 18 đến 26/3/1966.

Câu 68. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Hồ Chí Minh?

a. 1 huân chương Hồ Chí Minh.
b. 2 huân chương Hồ Chí Minh.
c. 3 huân chương Hồ Chí Minh.
d. 4 huân chương Hồ Chí Minh.

Câu 69. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đ tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Sao Vàng?

a. 1 huân chương Sao Vàng.
b. 2 huân chương Sao Vàng.
c. 3 huân chương Sao Vàng.
d. 4 huân chương Sao Vàng.

Câu 70. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đ tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Độc Lập?

a. 1 huân chương Độc Lập.
b. 2 huân chương Độc Lập.
c. 3 huân chương Độc Lập.
d. 4 huân chương Độc Lập.

Câu 71. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đ tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Lao Động?

a. 10 huân chương Lao Động.
b. 12 huân chương Lao Động.
c. 13 huân chương Lao Động.
d. 14 huân chương Lao Động.

Câu 72: Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Kháng Chiến?

a. 10 huân chương Kháng Chiến.
b. 12 huân chương Kháng Chiến.
c. 13 huân chương Kháng Chiến.
d. 14 huân chương Kháng Chiến.

Câu 73. Các tấm gương tiêu biểu cho khí phách của tuổi trẻ Sài Gòn là:

a. Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Thị Định.
b. Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng, Lê Mã Lương, Trần Quốc Thảo.
b. Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Thắm
c. Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí.

Câu 74. Anh Lý Tự Trọng đã gửi gắm câu nói gì đến tuổi trẻ Việt Nam:

a. Không có gì quý hơn độc lập tự do
b. Con đường thanh niên chỉ là con đường Cách mạng chứ không phải con đường nào khác
c. Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
d. Câu a & c.

Câu 75. Các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của tuổi nhỏ trước giải phóng là:

a. Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Trần Văn Chẩm.
b. Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám.
c. Võ Thị Sáu, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Trỗi.
d. Kim Đồng, Lê Văn Tám, Hồ Văn Mên.

Câu 76. Đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đầu tiên của Việt Nam là ai?

a. Hoàng Phương
b. Trần Bạch Đằng
c. Nguyễn Lam
d. Nguyễn Văn Cừ

Câu 77. Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn đã vạch rõ: “Khi nói đến lịch sử Đoàn, chúng ta nên đi ngược lên năm 1925”. Như vậy sự kiện mở đầu quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản chủ nghĩa là:

a. Nguyễn Ái Quốc xây dựng được một nhóm thanh niên bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có 2 đoàn viên dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản (02/1925)
b. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (6/1925)
c. Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cho Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội sau khi tổ chức này thành lập.
d. Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội thực hiện chủ trương “Vô sản hoá”.

Câu 78. Đây chính là viên đá đầu tiên để chuẩn bị cho tổ chức thanh niên sau này”. Đó là lời nhận định của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về sự ra đời của tổ chức:

a. Việt Nam Quang phục Hội
b. Thanh niên Cao vọng Đảng
c. Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội
d. Tâm tâm xã.

Câu 79. Nhằm tập hợp những thanh niên Việt nam có xu hướng mácxít, tháng 6/1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức có tên gọi:

a. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
b. Hội những người Việt nam yêu nước
c. Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội
d. Hội liên hiệp thuộc địa

Câu 80. Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Đây là một đoạn trong bài viết của Hồ Chủ tịch. Bác muốn nói về ai?

a. Lênin
b. Ănghen
c. Các Mác
d. Mác và Ănghen

Câu 81. Tuần báo Thanh niên – cơ quan Trung ương của Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do Hồ Chủ tịch sáng lập đã ra số đầu tiên vào ngày?

a. 03/02/1930
b. 09/01/1930
c. 01/6/1925
d. 21/6/1925

Câu 82. Thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọng”. Nhận định này được khẳng định qua:

a. Án nghị quyết về công tác thanh niên vận động
b. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930
c. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1931
d. a và b đúng.

Câu hỏi tìm hiểu về Đoàn thanh niên

Câu 1. Trong đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tháng 01/1967 có 6 thiếu nhi được về dự, trong đó có một em cụt 2 tay vẫn phấn đấu học giỏi. Người đó là ai?

Hoa Xuân Tứ (quê ở Nghệ Tĩnh)

Câu 2. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ vào năm nào?

Năm 1970

Câu 3. Họ và tên song thân của Bác Hồ?

Thân phụ: Nguyễn Sinh Sắc

Thân mẫu: Hoàng Thị Loan

Câu 4.

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Hãy cho biết 4 câu trên liên quan đến cuộc khởi nghĩa nào ở nước ta?

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 5. Nói về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sinh thời Bác Hồ có dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta có rất nhiều câu nói về tinh thần này. Bạn hãy nêu 1 trong những câu ca dao, tục ngữ đó?

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 6. Người đội viên thiếu niên anh hùng của núi rừng Pơ-lây-me đã đánh tan 8 xe quân sự của giặc, tìm diệt 88 tên địch. Khi trở thành chiến sĩ giải phóng, anh được tuyên dương là Anh hùng các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam. Anh là ai?

Kơpakơlong

Câu 7. Đoàn ta được chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào tháng năm nào?

Tháng 12/1976

Câu 8.  “…Độc lập tự do là của quý báu, quý giá vô ngần, ta đã khổ sở trong bao nhiêu năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ…” được Bác Hồ nói ở đâu?

Tuyên ngôn độc lập

Câu 9.  Tên viên tướng Tàu bị Hai Bà Trưng đánh bại phải bỏ cả ấn tín chạy về Tàu?

Tô Định

Câu 10. Hãy tìm 1 câu tục ngữ, ca dao đồng nghĩa với câu tục ngữ sau:

“Yêu ai, yêu cả đường đi
Ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng”
“Thương nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”

Câu 11. Tại đại hội chiến sĩ thi đua của tỉnh, em được ủy ban mặt trận tỉnh tặng 3 danh hiệu: Dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới, dũng sĩ quyết thắng cấp ưu tú. Đại hội nhất trí bầu em là chiến sĩ thi đua số một của lực lượng võ trang nhân dân giải phóng Thủ dầu một. Người đó là ai?

Hồ Văn Mên.

Câu 12. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Tập trung dân chủ.

Câu 13. Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước vào thời gian nào?

Ngày 08/02/1941

Câu 14. Nhà sàn là hình thức cư trú rất lâu đời của dân tộc ta. Hình ảnh của những ngôi nhà sàn từ 2700 năm trước đã được người thời xưa lưu giữ phổ biến ở đâu?

Trống đồng là nơi người thời xưa lưu giữ hình ảnh những nhà sàn cổ. Trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hà, Sông Đà đều có hình ảnh những chiếc nhà sàn mái cong, chân cột cao.

Câu 15. Cho biết tác giả của 2 bài Hành khúc Đội?

Phạm Tuyên và Phong Nhã.

Câu 16. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng CNXH ở Miền Bắc, thiếu nhi cả nước đã tích cực tham gia phong trào “kế hoạch nhỏ” xây dựng nhà máy nhựa TNTP ở Hải Phòng. Đây là sáng kiến của ai?

Sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng và thị xã Sơn Tây.

Câu 17. Từ khi thành lập đến nay, Đoàn ta đã mấy lần đổi tên? 7 lần

Câu 18. “…Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn…” được Bác Hồ viết ở tài liệu nào?

Trong Di chúc của Bác Hồ.

Câu 19. Dưới thời phong kiến mọi việc nước đều do hoàng gia và giới qúi tộc bàn bạc, người dân không được hỏi ý kiến hoặc tham gia việc nước. Vậy mà ở Việt Nam đã có cuộc họp mời người dân đến quyết định việc nước. Hãy cho biết đó là cuộc họp nào?

Họp bô lão tại Diên Hồng (đầu năm 1285) để hỏi ý kiến kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai.

Câu 20. Một cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra ở nửa sau thế kỷ 18 đã đi vào ca dao nước ta. Bạn hãy điền vào chỗ trống của câu ca dao sau để biết rõ hơn đó là cuộc khởi nghĩa nào?

“Chiều chiều én liệng Truông Mây
Cảm thương … bị vây trong thành”

Chàng Lía, cuộc khởi nghĩa của chàng Lía ở Truông Mây Bình Định.

Câu 21. Tại “Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VI” được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, có một đại biểu tí hon được đặc cách tham gia Đại hội với thành tích xuất sắc “Vô địch cờ vua thế giới U10”. Em là ai?

Nguyễn Ngọc Trường Sơn.

Câu 22. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định có bao nhiêu đoàn viên thì được thành lập Chi đoàn?

Có 3 đoàn viên.

Câu 23.

“…Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha…”

Tác giả là ai?

Tố Hữu.

Câu 24. Hội Duy Tân do ai thành lập?

Hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập vào năm 1904

Câu 25. Các câu ca dao sau đây còn thiếu hai từ chỉ 1 địa danh. Bạn hãy điền vào cho đúng nghĩa?

“Lên ba đáng tuổi anh tài
Roi ngà, ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp Yên
…. nhẹ gót thần tiên lên trời”

Sóc Sơn (Thánh Gióng bay lên trời tại núi Sóc Sơn)

Câu 26. Hãy sắp xếp thứ tự chính xác tên gọi của Đội qua các thời kỳ?

a. Đội thiếu nhi cứu quốc
b. Đội nhi đồng cứu quốc
c. Đội thiếu nhi tháng 8
d. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

a đổi b

Câu 27. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ có rất nhiều tên. Bạn hãy sắp xếp đúng trình tự thời gian các tên gọi sau đây của Bác?

a. Nguyễn Sinh Cung (1890)
b. Nguyễn Tất Thành (1901)
c. Nguyễn Ái Quốc (1919)
d. Nguyễn Văn Ba (1911)
e. Hồ Chí Minh (1942)

c đổi d

Câu 28. Ngày 26/3 được quyết định chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn. Vì đó là:

a. Ngày Ban chấp hành Đoàn ra “Án nghị quyết về công tác thanh niên vận động.
b. Một ngày trong thời gian cuối cùng của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II – ngày bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động, tổ chức thanh niên.
c. Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lập nhóm thanh niên bí mật nòng cốt đầu tiên.
d. Ngày thành lập tổ chức Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Câu 29. “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả Đoàn viên phải gương mẫu”. Đó là chỉ thị của:

a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần II
b. Bộ chính trị với Đại hội Đoàn toàn quốc lần II
c. Ban Bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần II
d. Bác Hồ khi đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.

Câu 30. Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ 2 miền Nam-Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là:

a. Dẻo tay cày, hay tay súng
b. Ba sẵn sàng, năm xung phong
c. Vai trăm cân, chân vạn dặm.
d. Cả 3 đều đúng.

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-cau-hoi-trac-nghiem-ve-doan-thanh-nien-cong-san-ho-chi-minh/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button