Body shaming là một trong những hành động lên án, không mang nghĩa tốt đẹp và phần nhiều là nghĩa tiêu cực hơn. Body shaming có thể làm tổn thương người khác, khiến họ bị ám ảnh trong cuộc sống. Vậy Body shaming nghĩa là gì?
Bạn đang xem bài: Body shaming là gì?
Body shaming là gì?
Body shaming là những lời nói mang nghĩa “miệt thị” chê bai ngoại hình của người khác, chế giễu, có thể là những lời lẽ cay nghiệt đi quá giới hạn, trở thành xúc phạm người khác. Những lời nói này không hề mang nghĩa tích cực, khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc cao hơn là bị tổn thương tinh thần.
Body shaming có thể là những câu nói đơn giản như “gầy như nghiện” hay “mập như heo” nhưng vẫn khiến người nghe không hài lòng. Việc chế giễu ngoại hình có thể do người khác hoặc cho chính bạn tự ti về bản thân dẫn tới sự ám ảnh trong cuộc sống.
Body shaming có thể qua trực tiếp lời nói hàng ngày, hoặc qua những bình luận trên mạng xã hội Facebook, Twitter,… Vậy trong giao tiếp hàng ngày làm sao phân biệt đâu là nói đùa và đâu là body shaming?
Những lời nói vui đùa về ngoại hình chỉ nên có giữa những người quen biết, thân thiết với nhau như bạn bè thân quen chẳng hạn, nhưng mọi thứ vẫn phải có điểm dừng. Không nên nói quá nhiều lần, vì nếu lời nói vui đùa đi quá giới hạn cũng khiến người khác khó chịu.
Những hình thức body shaming thường gặp
Miệt thị người khác
Đây là một hình thức rất phổ biến có thể đơn giản như lời nói bông đùa hằng ngày (lăn nhanh hơn đi, gầy như que củi…) cho đến những câu giễu cợt, những bình luận với những lời lẽ nặng nề có thể dẫn tới tổn thương, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Miệt thị người khác là tình trạng khá phổ biến trên mạng xã hội và cả trong đời sống thực.
Miệt thị bản thân
Những người tự ti, không hài lòng với ngoại hình của mình, thường so sánh mình với người khác, luôn cố gắng tìm cách che đi cơ thể của mình chính là đang body shaming bản thân.
Ai là nạn nhân của body shaming
Có một sự thật là bất kỳ ai, dù là người bình thường hay nổi tiếng, dù là người người khuyết tật hay những người có ngoại hình không bắt mắt.
Nếu một ai đó không thích bạn thì rất có khả năng họ sẽ cố gắng soi mói những cái mà họ cho là xấu của bạn để cười cợt, phán xét.
Hậu quả của body shaming
Nạn nhân của body shaming sẽ khó chịu, nếu cảm xúc tiêu cực bị dồn nén quá nhiều thậm chí có thể sẽ dẫn đến tình trạng mặc cảm, tự ti, xa lánh người khác, miệt thị bản thân dẫn đến căn bệnh trầm cảm đáng sợ.
Trong một số trường hợp, nạn nhân của body shaming vì muốn thay đổi bản thân mà sử dụng những hình thức làm đẹp không an toàn, có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Ví dụ như phẫu thuật thẩm mỹ ở các cơ sở không có uy tín, nhịn ăn, dùng kem trộn…
Vượt qua nỗi sợ mang tên Body Shaming
Trên thế giới này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy, ngay cả những người Body Shaming người khác cũng vậy. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tập trung phô trương vẻ đẹp của mình để mọi người chú ý vào đó, đồng thời che mờ đi khuyết điểm của bản thân.
Hãy yêu thương chính bản thân mình bằng cách chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.
Hãy lên tiếng nếu bạn cảm thấy khó chịu, bị xúc phạm khi người khác body shaming bạn hay mượn những lời nói đùa để thực hiện hành vi này.
Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè để họ giúp bạn vượt qua khó khăn cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn cảm thấy tự tin hơn nhé.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/body-shaming-la-gi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp