Tổng hợp

Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Chào mào tập hót sáng
  • Chào mào mái
  • Luyện giọng chào mào hót hay mỗi ngày
  • Chào mào hót
  • Chào mào non tập hót
  • Chào mào hót đấu
  • Tiếng hót, chào mào Trống
  • Chào mào hót hay

chao mao tap hot

Bạn đang xem bài: Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay

Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình. Do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng.

Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên muốn cho chú chim chào mào của bạn có thể hót hay, bạn cũng có thể áp dụng cách này. Dưới đây là một vài cách huấn luyện chim chào mào hót hay cùng chia sẻ cho bạn.

582bdc360aef6 1479269430

Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay

Chia sẻ cách huấn luyện chim cho chim chào mào hót hay từ người chơi chim:

“Em có con chào mào mới bắt về được 1 tháng, giờ tổng tuổi của nó cũng khoảng được 2 tháng, em muốn hỏi là làm sao để huấn luyện cho nó hót hay không ạ. Nhà em có nuôi nhiều giống chim khác, có chim cu với chèo bẻo với mấy loại chim khác, mấy loại này cũng được khoảng 2 3 năm lồng rồi. Mà đó là bố em nuôi, em thì mới có con chào mào này thôi nên tính ra cũng không có kinh nghiệm gì. Giờ em muốn hỏi là nếu em treo chung chào mào của em với mấy loại chim kia thì có hót tập hót và hót hay được không ạ” – Anh Phúc Anh chia sẻ

“Chú chào mào nhà em có một mình thôi, nhà em ở phố nên cũng không có con chim nào làm bạn với nó. Em tính mua thêm một chú nữa để nó có bạn. Nhưng giờ em muốn hỏi là vì chào mào của em có một mình như vậy thì làm sao để giúp nó hót hay được ạ. Em xin cám ơn.” – Anh Minh chia sẻ

Chia sẻ cách huấn luyện chim chào mào hay hót từ Thiên đường cá cảnh: “Cách ép giọng cho chào mào má trắng”

Có nhiều phương pháp để ép giọng chào mào má trắng cũng như huấn luận chúng kỹ thuật đấu đá trở thành chim mồi để đi bẩy và đấu đá. Ta nên ép giọng chim má trắng từ lúc đã biết ăn thành thạo, lông đuôi ra 80% tức gần đầy đủ.

Dùng chim mồi hay (có thể là mồi nuôi từ nhỏ hoặc chim bổi hót đấu đá hay)

Chào Mào má trắng bẫy về hoặc mua từ tiệm được tuyển chọn dáng vóc kỹ càng rồi tống mỗi ông vào một lồng, treo tập trung một góc, rồi thỉnh “thầy” về, khi ép giọng chú ý phải có ít nhất 2 thầy trong phạm vi ép giọng. Cứ treo như thế cho mấy thầy đấu với nhau, lũ kia lẩm nhẩm đọc theo. Chứ chim thầy có 1 ông, khi vui thì ông hót, khi bùn thì ông rỉa lông, ăn uống thử hỏi “bọn con nít” lấy đâu ra mà học, ép giọng như thế thì lâu lắm.

Tiếp tục cho đến khi bung hết mí, trổ mã ra má đỏ, biết sổ to là cơ bản coi như xong. Lũ “sinh viên mới ra trường” mới biết hót nên thường siêng lắm, chơi cả ngày. Thường thì mỗi con nó bắt chước giọng của một con thầy nào đó, có khi lai lai giữa thầy nọ với thầy kia – chọn lại con nào lai tào lao, hót không tròn giọng, không nối giọng lại được là thải ra ngay. Con nào nổi lên là bắt đầu cho đi đấu dợt nhưng dợt ít thôi, không thì rất dễ bị lai giọng bậy.

Giọng hót chim non học được ở đây là âm điệu (cách ngân nga luyến láy, khoảng cách nhả âm), số âm tiết của tiếng sổ (điều này ít con bắt chước được lắm, nhưng nó vẫn cố theo) – chứ còn giọng to – nhỏ – đanh – trầm là do bẩm sinh, không học được. Thời gian này có thể cho ăn nhiều quýt ngọt, cam, mật ong để cải thiện giọng hót cho chim ngay trước giai đoạn thanh quản của nó phát triển hoàn toàn (trưởng thành).

Lưu ý:

  • Chào mào non chưa thể hót, nhưng nếu tiếp xúc chim thầy sớm thì càng tốt
  • Chim chào mào má trắng ở giai đoạn trước thay lông có thể ép giọng
  • Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, lúc này đã biết hót khá thành thạo nên việc ép hơi khó, (tức hơi chậm trễ).

Dùng máy phát âm cho chào mào nghe

Nếu không có chim thầy mà muốn ép giọng cho chim non/má trắng thì chỉ còn nước dùng cách này.

Đi thu giọng sổ của một (một con thôi) con chim có giọng thật hay, phải thu gần, thu thật chuẩn, thu khi thầy đứng sổ 1 mình, thời lượng khoảng 15 phút là vừa. Rồi phải xử lý âm sao cho khi mở ra nghe thật ưng ý (có thể nhờ người có chuyên môn nếu quen biết, nếu không thì chỉnh bass – trebb của file đã thu, rồi thu đi thu lại khi nào đạt thì thôi.

Nếu nhà có internet thì chịu khó lên diễn đàn chào mào hoặc trang web có video về chào mào, tải file chào mào hót về máy. Chọn lọc file có chất lượng âm thanh tốt, giọng hót bạn ưng ý dự định ép giọng cho chim của mình.

Tiếp theo là làm như ở trên, thay vì xài thầy thì xài máy phát, cho autorevert khoảng 30 phút/lần. Hoặc mở file trên máy tính. Mở từ 8h sáng đến khoảng 2h chiều thì ngưng cho lũ nhỏ “ôn bài”. Tốt nhất nên mở tầm chập choạng tối, lúc con chim chuẩn bị ngủ – cho nghe chừng 5-10 phút mỗi tối là hiệu quả nhất. Lúc con chim nó gần ngủ, cho nghe nhỏ thôi, vừa lọt tai nó như lời hát ru thôi, cho nghe nhiều rồi thì tiếng hót đó đi vào tiềm thức của nó, trở thành giọng hót tiềm ẩn trong nó. Sáng ra nó sẽ phát ra cái giọng mà hồi tối nó nghe được, đi vào giấc ngủ của nó – tự nó luyện. Chứ cho nghe lúc nó đang sung thì nó chỉ bắt chước chứ không phải là học. Đây là điểm khác biệt giữa học và bắt chước.

Khi chim đã sổ tốt rồi, kể cả một vài mùa sau nếu không cẩn thận, chim vẫn bị lai giọng bậy (chim bổi già còn bị lai chứ nói gì đến lũ này – rất dễ bị). Vì vậy, lâu lâu phải “thỉnh thầy” hoặc phải mở file cho nghe để nhắc nhở bài vở cho chúng.

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Chào mào tập hót sáng
  • Chào mào mái
  • Luyện giọng chào mào hót hay mỗi ngày
  • Chào mào hót
  • Chào mào non tập hót
  • Chào mào hót đấu
  • Tiếng hót, chào mào Trống
  • Chào mào hót hay


  • #Cách #huấn #luyện #cho #chim #chào #mào #hót #hay

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button