Tổng hợp

Cách kiềm chế cảm xúc. Học cách kiềm chế cảm xúc

Cách kiềm chế cảm xúc

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ.

Bạn đang xem bài: Cách kiềm chế cảm xúc. Học cách kiềm chế cảm xúc

Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn.

Nên học cách kiềm chế cảm xúc
Nên học cách kiềm chế cảm xúc

Nghĩ trước khi nói

Trong lúc nóng giận, bạn sẽ dễ dàng nói ra những điều mình hối tiếc sau đó. Dù rất khó, nhưng trong những lúc như vậy, hãy dành ra một khoảng thời gian góp nhặt lại những suy nghĩ và cân nhắc trước khi nói ra bất cứ điều gì.

Tuy nhiên khi nóng giận, não bộ của bạn sẽ gặp khó khăn khi xử lý thông tin. Do đó, nếu có thể hãy lắng nghe ý kiến của người khác, để họ được lên tiếng, từ đó bạn sẽ có thêm một luồng ý kiến để so sánh và không để cảm xúc của mình lấn át hoàn cảnh.

Một khi bình tĩnh hơn, hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn

Lời nói trong lúc nóng giận dễ khiến vấn đề đi xa, vậy hãy đợi đến khi bản thân đủ bình tĩnh để phát biểu ý kiến. Cách kiềm chế cảm xúc tức giận của những cặp đôi khi cãi nhau là cả hai cùng im lặng, đợi đến khi đủ bình tĩnh sẽ nói chuyện, tìm ra vấn đề và cách giải quyết.

Bạn có thể bất bình, nhưng bày tỏ sự bất bình khi bình tĩnh một cách văn minh, lịch sự sẽ khiến đối phương dễ dàng lắng nghe và vấn đề có thể được giải quyết.

Nghĩ đến hậu quả của lời nói trong lúc tức giận

Lời nói và hành động khi tức giận của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đối phương? Nó có khiến đối phương tổn thương và phá vỡ mối quan hệ của bạn với người đó?

Hãy nghĩ đến những hậu quả khôn lường của những gì bạn định nói ra lúc này để phần nào kiểm soát cơn nóng giận. Đây là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận vô cùng hiệu quả đó.

Vận động để làm giảm cảm xúc nóng giận

Lợi ích của vận động hay luyện tập thể thao là vô cùng to lớn. Nó giúp nâng cao sức khoẻ, rèn luyện sự tập trung, và…kiểm soát cảm xúc. Mỗi khi tức giận, hãy vận động để lấy lại bình tĩnh.

Đi bộ, chạy bộ, hay tập bất cứ bài thể dục nào bạn muốn. Thời gian tập luyện cho phép bạn thả lỏng, thư giãn, dồn tâm trí vào việc vận động và cuối cùng là suy nghĩ về những gì đã xảy ra.

Một chút hài hước lấn át cơn nóng giận

Sự hài hước sẽ xoa dịu bầu không khí và khiến cơ tức giận trong bạn vơi đi nhiều. Một câu nói đùa hay liên tưởng về một kết quả không thực tế cũng có thể khiến tình hình “căng như dây đàn” trùng xuống.

Nếu cảm xúc nóng giận bao trùm lên một nhóm, hãy thả miếng hài sao cho tinh tế và đúng lúc. Đừng mỉa mai hay châm chọc ai đó vì nó chỉ khiến cho tình hình tệ hơn thôi và bạn có thể làm tổn thương ai đó.

Tìm giải pháp cho vấn đề khiến bạn nóng giận

Thay vì tập trung vào những thứ khiến bạn phát điên, hãy tìm giải pháp xử đẹp bọn chúng ngay lập tức.

Một bản kế hoạch nội dung bạn vừa làm xong chưa kịp lưu thì mất mạng? Bạn có thể nổi cáu với cái máy tính của mình nhưng hãy bình tĩnh…làm lại ngay một bản khác trước khi cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn đi mất và bạn phải hoàn toàn làm lại từ đầu.

Hãy nhớ rằng tức giận không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ khiến cho chúng tồi tệ hơn.

Tránh xa những suy nghĩ tiêu cực

Những suy nghĩ tiêu cực cũng dễ đến khi bạn đang nóng giận và nó khiến bạn cứ mãi chìm trong cảm xúc này, không tìm ra cách giải quyết. Chính vì vậy, nếu chưa thể tìm ra hướng đi, hãy để cho đầu óc được “trống rỗng” thay vì lấp đầy nó với một mớ viễn cảnh tiêu cực rất ít hoặc không có khả năng xảy ra.

Luyện các bài tập thư giãn

Cũng giống như vận động, các bài tập thư giãn sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đang tức giận. Đây cũng là những cách kiềm chế cảm xúc được các chuyên gia hướng dẫn.

Một số cách thư giãn lấy lại bình tĩnh phổ biến là thiền, thở sâu, nói và lặp lại những cụm từ giúp bạn bình tâm, nghe những bản nhạc làm tâm hồn thư thái hoặc viết nhật ký.

Cho phép mình nghỉ giữa giờ

Bất cứ khi nào bạn bị xâm chiếm bởi cảm xúc tiêu cực hay nóng giận, hãy cho mình được “tạm nghỉ ngơi”. Một khoảng thời gian ngắn ở một mình để cho đầu óc tách biệt khỏi những suy nghĩ lúc nóng giận và suy nghĩ thấu đáo hơn là rất cần thiết.

Khoảng thời gian quý báu này là bước chuẩn bị để bạn lên dây cót đối mặt với những vấn đề còn dang dở cần được giải quyết. Khi mà cơn nóng giận đã không còn chi phối được bạn nữa, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tìm đến sự giúp đỡ nếu cần thiết

Học cách kiềm chế cảm xúc tức giận có thể mất nhiều thời gian và khó khăn nếu chỉ có một mình. Đừng ngại tìm đến ai đó để nhận sự trợ giúp nếu cảm xúc vượt quá tầm kiểm soát và khiến bạn làm tổn thương chính mình lẫn người khác.

Cách Kiểm Soát Cảm Xúc
Cách Kiểm Soát Cảm Xúc

Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

Học cách đối mặt với khó khăn

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.

Luôn kiềm chế sự tức giận của mình để tâm trạng được thoải mái hơn

Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

Cách kiềm chế cảm xúc giúp làm chủ chính mình
Cách kiềm chế cảm xúc giúp làm chủ chính mình

Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn.

  • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
  • Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
  • Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.
  • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
  • Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc… và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.

Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc:“Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cach-kiem-che-cam-xuc-hoc-cach-kiem-che-cam-xuc/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button