Tổng hợp

Cách tóm tắt tác phẩm văn học chi tiết

Trong nhiều đề thi đại học môn ngữ văn, thường xuất hiện dạng đề là tóm tắt tác phẩm văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết mà các bạn đã được học trong chương trình phổ thông. Và để làm tốt dạng đề này, các bạn có thể tham khảo những cách tóm tắt tác phẩm văn học đơn giản, chi tiết nhất trong bài viết này nha.

Nội dung câu trả lời

Bạn đang xem bài: Cách tóm tắt tác phẩm văn học chi tiết

 

Tóm tắt tác phẩm văn học là gì?

Tóm tắt tác phẩm văn học là thao tác ghi lại những nội dung chính của tác phẩm đó. Chúng ta phải dựa trên văn bản gốc, trung thành với văn bản gốc mà tác giả đưa ra, không được tự ý thêm bớt bất kỳ nội dung bên ngoài nào làm thay đổi cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm.

Sau đó, dùng lời văn của mình xâu chuỗi lại những sự kiện chính, những ý chính để hoàn thành một bài tóm tắt với dung lượng vừa phải nhưng giúp người đọc hiểu được toàn bộ nội dung của tác phẩm đó.

Một đoạn văn tóm tắt tác phẩm văn chương có thể dài hoặc ngắn phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm đó. Mỗi đoạn chúng ta chỉ cần mô tả lại ý chính, những nội dung thật sự có giá trị, tránh sử dụng nhiều dẫn chứng sẽ làm đoạn văn tóm tắt dài và không đạt được điểm số cao.

Các bước tóm tắt bất kỳ tác phẩm văn học nào

a – Xác định được nhân vật chính, nhân vật phụ

Đây là điều cơ bản và quan trọng nhất mà các bạn cần chú ý, nhân vật là tâm hồn, là chìa khóa của tác phẩm. Vì vậy, mọi người cần đọc tác phẩm văn học đó ít nhất một lần để nhớ tên các nhân vật chính, nhân vật phụ, tính cách, các mối quan hệ,đặc điểm về ngoại hình hay diễn biến tâm lý của nhân vật trước.

Các truyện ngắn các bạn được học trong chương trình phổ thông thường chỉ xoay quanh một hay vài nhân vật chính, nên chỉ cần nhớ đúng tên, ngoại hình với tính cách là được.

b – Xác định cốt truyện

Đảm bảo giữ đúng cốt truyện, các nhân vật chính và đúng chủ đề của tác phẩm đó. Không nên suy đoán hay mở rộng chủ đề không liên quan đến cốt truyện, bám sát cốt truyện để tóm tắt thật ngắn gọn và xúc tích nhất.

Mỗi truyện ngắn, tác phẩm văn học đều có cốt truyện riêng, có thể là xoay quanh một chủ đề, một sự kiện hay một nhân vật nào đó.

c – Sắp xếp các việc theo trình tự thời gian nhất định

Phải nêu được các sự việc chính theo đúng trình tự của câu chuyện, sự việc mở đầu và các sự việc phát triển trong toàn bộ tác phẩm. Trong đó, cần nêu rõ đỉnh điểm của câu chuyện, sự việc kết thúc hay các hình ảnh, câu nói nổi bậc nhất trong câu chuyện đó.

Có thể sắp xếp nội dung chính của tác phẩm theo trình tự thời gian, không gian hợp lý nhất.

d – Yêu cầu về hình thức

Chúng ta phải dùng lời văn của mình kết hợp với các ý chính trong tác phẩm để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các câu phải sử dụng các biện pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn để đoạn văn được mạch lạc và rõ ràng.

Các bạn có thể hiểu đơn giản là tóm tắt tác phẩm là dùng lời văn, suy nghĩ của mình kết hợp với nội dung chính trong tác phẩm để viết thành một đoạn văn ngắn giúp người đọc hiểu rõ được toàn bộ nội dung và ý nghĩa của tác phẩm đó.

Tham khảo thêm: Cách tóm tắt tác phẩm vợ nhặt hay nhất 

e – Tìm hiểu tác giả

Một phần khá quan trọng mà nhiều bạn có thể bỏ qua là không tìm hiểu thêm về tác giả của tác phẩm đó. Cách tóm tắt tác phẩm văn học thì việc giới thiệu thêm về nhà văn là điều bạn nên thêm vào, giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Kết luận: Đây là những điểm cần lưu ý khi các bạn muốn tìm hiểu cách tóm tắt tác phẩm văn học đầy đủ và chi tiết nhất.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button