Phân tích tác phẩm văn học lớp 12Tổng hợp

Cách viết mở bài, kết bài Thương vợ – Tú Xương hay nhất 2022

Dưới đây, Tmdl.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn Cách viết mở bài, kết bài Thương vợ – Tú Xương đúng – đủ- ăn điểm nhất có thể. Đảm bảo nâng cao điểm số và kiến thức cho các bạn học sinh đang gấp rút ở thời điểm kiểm tra. Mời các bạn cùng theo dõi !

Cách viết phần mở bài thương vợ đơn giản

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở cho các nhà thơ nhà văn. Nhưng viết về đề tài người vợ của chính mình thì chúng ta chỉ thấy qua tác phẩm “ Thương vợ “ của nhà thơ Tú Xương. Tác phẩm này Tú Xương mượn lời của mình để đồng cảm với thân phận người phụ nữ “ một nắng hai sương “ , tần tảo nuôi con, nuôi chồng vô cùng tuyệt vời.

Đó cũng là hình ảnh người phụ nữ thời xưa luôn một lòng vì gia đình, hy sinh cả tuổi thanh xuân để chăm lo cho mái ấm nhỏ của mình. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “ Thương vợ” để hiểu hết sự gian lao của người phụ nữ và tấm chân tình của nhà thơ muốn gửi đến người vợ của mình.

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

….

Có chồng hờ hững cũng như không.

Cách viết mở bài bài thơ Thương vợ hay nhất

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt của thi ca.

Vợ Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc sống đời thường nhưng bà lại có niềm tin hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của ông. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.

Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.

 

Đoạn văn mẫu mở bài đoạn thơ Thương vợ ấn tượng

Tú Xương có bút danh là Trần Tế Xương. Học vị tú tài, lận đận mãi trong con đường khoa cử: Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy, chỉ sống 37 năm, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông thì bất tử. Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định. Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương là câu nói tự hào của đồng bào quê ông.

Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ Nôm, vài bài phú và ăn tế. Có bài trào phúng, có bài trữ tình. Có bài vừa trào phúng vừa trữ tình. Giọng thơ trào phúng của Tú Xương vô cùng cay độc, dữ dội mà xót xa. Ông là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học cận đại của dân tộc. Thương vợ là bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của người phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó vì chồng con.

Hướng dẫn cách viết đoạn mở bài tác phẩm thương vợ

Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình ( trong tiếng cười có nước mắt).

Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác Sông Lấp và thương vợ tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Thương vợ để phần nào hiểu được con người của Tú Xương.

Tham khảo thêm: Cách mở bài chiếc thuyền ngoài xa ấn tượng 

Viết đoạn mở bài đoạn thơ Thương vợ đạt điểm cao

Trong lịch sử văn học nước ta xưa nay, thơ viết về vợ vốn không nhiều. Do đó, thơ hay nghĩa là viết chân thật, sâu sắc và xúc động về đề tài này lại càng hiếm hoi. Vì vậy, có thể xem Trần Tế Xương là một trường hợp đặc biệt. Trong thơ mình, ông nói đến vợ rất nhiều lần. Khi thì lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ. Hỏi qua quan ấy ăn lương vợ. Đem chuyện trăm năm giờ giở lại bàn, Khi thì vuốt râu nịnh vợ con bu nó.

Lại có lúc viết vào giấy dán ngay lên cột. Hỏi mẹ mày dốt hay hay. Cao hứng và ngông nghênh hơn, nhà văn đã viết văn tế để tế sống vợ. Nhưng đỉnh cao mảng thơ này của ông phải nói đến bài thơ thương vợ, một tác phẩm ấn tượng viết về người vợ, hình ảnh thân quên và gần gũi.

Mở bài bài thơ thương vợ sáng tạo

Trần Thế Xương có bút danh là Tú Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng và có lẽ là nhà thơ trào phúng nhất trong nền văn học nước nhà. Nội dung thơ của ông mang nội dung châm biếm, đả kích, sở dĩ nhiều người yêu thích vì thơ của Tú Xương vừa có tính trữ tình, vừa có tiếng cười nhưng cũng vô cùng sâu lắng và chứa đựng nhiều hàm ý.

Ông là người lận đận trong thi cử, phải mất 8 lần thi mới đỗ tú tài nhưng không phải vì ông không giỏi mà vì ông đả kích chế độ thi cử lạc hậu của thời bấy giờ. Vì vậy, chỉ đổ được tú tài nên không không được làm quan và phải nhờ vợ nuôi. Vì thương vợ mà ông sáng tác nên bài thơ “ Thương vợ “ để bày tỏ tấm lòng của mình.

Cách viết kết bài thương vợ hay nhất

Cách viết thứ nhất

Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lại, độc đáo những vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

Cách viết thứ 2:

Bài thơ có cái hay riêng. Hay từ nhan đề, hay ở cách vận dụng ca từ, ca dao, thành ngữ và tiếng chửi. Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm. Trong khuôn phép một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đối được thể hiện một cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát.

Tác giả vừa tự trách mình vừa biểu lộ tình thường vợ, biết ơn vợ. Bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong một gia đình đông con, nhiều khó khăn về kinh tế. Vì thế nhiều người cho rằng câu thơ “ Nuôi đủ năm con với một chồng” là câu thơ hay nhất trong bài Thương vợ.

Cách viết thứ 3:

Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú dành cho bà tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ không. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú được vào cõi thơ, cõi bất tử.

Cách viết thứ 4:

Như vậy, thương vợ đúng là một bài thơ hay cho ta hình dung được nỗi lòng thương yêu mênh mông, chân thành và sâu sắc của nhà thơ đối với người vợ chịu thương, chịu khó, hi sinh, khó nhọc, vất vả một cách thầm lặng vì gánh nặng chồng con.

Với một bài thơ trữ tình giàu hình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ tự nhiên, dân dã, nhà thơ không những đã thể hiện được tình cảm ấy của mình mà còn tạo nên được một bức chân dung bất hủ có tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ các đức tính đáng quý là đảm đang, cần cù, nhẫn nại, hi sinh.

Kết luận:

Đây là những cách viết phần mở bài thương vợ, cách viết phần kết bài thương vợ hay, ấn tượng nhất mà các bạn có thể tham khảo thêm để xây dựng bài viết của mình tốt hơn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo những bài mẫu khác ở trong thư viện. Cảm ơn đã đón đọc !

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button