Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Bồ câu an gạo được không
- Bồ câu con ăn gì
- Cho bồ câu an muối
- Bồ câu ăn cơm được không
- Bồ câu ăn gì nhanh đẻ
- Nuôi bồ câu Pháp cho ăn gì
- Bồ câu ăn gì nhanh de
- Chim bồ câu an rau gì
Bạn đang xem bài: Chim bồ câu ăn gì? Kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp kiếm tiền triệu cực đơn giản
Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cho năng suất cao ngoài yếu tố con giống thì việc xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn hay lựa chọn thức ăn phù hợp cũng chính là những yếu tố tiên quyết để bạn có được những chú Chim bồ câu Pháp thực sự khỏe mạnh, béo tốt.
Trong những năm gần đây, rất nhiều mô hình nuôi chim bồ câu đã ra đời và đạt được khá nhiều hiệu quả. Chính vì thế nên hiện nay, việc nuôi chim bồ câu đã trở nên vô cùng phổ biến đồng thời những vấn đề xoay quanh câu chuyện kỹ thuật, cách nuôi chim cũng được quan tâm rất nhiều. Đặc biệt, vấn đề chim bồ câu ăn gì có lẽ là điều mà bất cứ một ai có ý định nuôi chim bồ câu cũng hết sức chú ý.
Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của chim bồ câu
Trước hết, để có thể biết được rõ ràng rằng chim bồ câu ăn gì thì người nuôi cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của loài chim này. Hiểu rõ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho chim bồ câu chính là cơ sở quan trọng để có thể lựa chọn được nguồn thức ăn phù hợp nhất. Về cơ bản, có thể thống kê các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho một chú chim bồ câu trong thời gian sinh sản như sau:
- Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cần đạt mức 3000 calo trên mỗi kilogam thức ăn.
- Protein thô cần đạt 14 phần trăm tổng khối lượng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
- Canxi cần có khoảng 2.5 phần trăm mới đạt yêu cầu.
- Ngoài ra, thức ăn chúng ta cung cấp cũng cần có một số thành phần nhỏ nhưng rất cần thiết như photpho, nacl, methionine, lysine…
Ngoài ra, khi nuôi chim bồ câu thì việc cung cấp thêm các chất vitamin là điều hết sức có ích, đặc biệt là chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản hoặc chim bồ câu nhỏ. Chỉ với việc nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của chim bồ câu, chúng ta đã có cơ sở quan trọng để xác định chim bồ câu ăn gì là hợp lý nhất, từ đó giúp quá trình chăm sóc chúng đạt kết quả cao, hiệu quả như ý muốn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bồ câu trong chế độ ăn thường ngày là vô cùng cần thiết
Những loại thức ăn tốt nhất cho chim bồ câu
Hiện nay, việc nuôi chim bồ câu rất phổ biến tại nhiều địa phương trên khắp cả nước. Vì thế nên, rất nhiều loại thức ăn mới cho chim bồ câu đã được tìm ra và có thể thay thế những loại thức ăn trong tự nhiên của loài chim này. Tất nhiên, việc sử dụng kết hợp cả thức ăn tự nhiên lẫn các loại thức ăn pha trộn sẽ mang lại nhiều hiệu quả tốt trong quá trình nuôi chim bồ câu.
Thức ăn tự nhiên cho chim bồ câu
Lúa, ngô là nguồn thức ăn chủ yếu của chim bồ câu trong tự nhiên và khi nuôi chim bồ cầu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chính nguồn thực phẩm này bởi lẽ đây là loại ngũ cốc rất dễ kiếm, giá thành rẻ.
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của chim bồ câu thì người nuôi cần lựa chọn nguồn thức ăn sạch, không nhiễm chất bảo vệ thực vật, chất hóa học. Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý tuyệt đối không cho chim bồ câu ăn thóc, ngô bị mối mọt bởi đây là nguyên nhân rất lớn khiến cho bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh thóc và ngô thì người nuôi cũng có thể cho bồ câu ăn bổ sung một số loại thức ăn cho chim khác như đậu xanh, đỗ đen hoặc đậu nành… Đặc biệt, có một điều mà khá nhiều người nuôi chim thường bỏ sót khi cho chim bồ câu ăn đó chính là sỏi. Trong tự nhiên, chim bồ câu thường xuyên ăn các hạt sỏi nhỏ bởi nó có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của chim. Vì thế nếu nuôi chim bồ câu thì bạn cũng không nên bỏ qua điều này.
Các loại đậu cũng là thức ăn tự nhiên cho chim bồ câu
Một số nguồn thức ăn pha trộn cho chim bồ câu
Ngoài việc sử dụng thức ăn tự nhiên cho chim bồ câu thì chúng ta cũng có thể sử dụng các loại thức ăn pha trộn, đây cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho vấn đề chim bồ câu ăn gì. Hiện nay, người nuôi có thể sử dụng nhiều công thức pha trộn thức ăn khác nhau nhưng nhìn chung, ta nên áp dụng 2 phương pháp chính như sau:
- Pha trộn thức ăn với nguyên liệu thô là biện pháp khá phổ biến, được nhiều người sử dụng bởi lẽ nguồn thức ăn thô cho chim rất phổ biến và dễ kiếm với giá thành rẻ. Khi nuôi chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản thì chúng ta có thể lựa chọn pha trộn thức ăn với tỷ lệ đó là: ngô xay 55 phần trăm, đậu xay 25 phần trăm cùng với 20 phần trăm còn lại là thóc hoặc gạo.
- Ngoài ra, pha trộn thức ăn tinh cũng là một giải pháp khá hiệu quả khi nuôi chim bồ câu. Ở phương pháp này, người nuôi có thể lựa chọn những thành phần thức ăn chủ yếu đó là cám viên, ngô, gạo hoặc thóc theo tỷ lệ cụ thể đó là 1- 2- 2- 1.
Cho bồ câu ăn gì cũng nên cân nhắc và cải thiện cho phù hợp với tình trạng sức khỏe
Thức ăn cho chim Bồ Câu
Bồ câu không kén chọn trong việc ăn uống. Những loại hạt như gạo, ngô. cao lương, đậu phộng, hạt kê, bo bo. hướng dương,… đều là thức ăn yêu thích của chim. Không giống với gà, vịt, ngan, ngỗng,… bồ câu ăn ăn ít hơn nhiều. Vì vậy cũng sẽ tiết kiệm một lượng lớn thức ăn.
Đa dạng về thực phẩm nhưng nguồn thức ăn chính của bồ câu đến từ 2 loại lương thực là ngô và gạo. Khi chọn thức ăn cho chim bạn nên chú ý để tránh lấy phải những thức ăn bị ẩm mốc, mọt phá hoại. Vì khi ăn phải những thức ăn có những hiện tượng trên thì chim dễ bị tiêu chảy và mắc một số bệnh về đường ruột khác.
Để cung cấp thêm chất béo, khoáng chất, chất xơ cho chim thì bạn nên bổ sung cho chim các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, đỗ tương, hướng dương,… Những loại hạt này có chứa hàm lượng chất béo cao hơn so với các thực phẩm khác của chim nên bạn chỉ cho chúng ăn ở mức độ vừa phải.
Bên cạnh đó, thức ăn của chim phải sạch sẽ, không có bụi bẩn. Nếu trong thức ăn của chim có bụi thì khi chim ăn rất dễ bị bay vào mắt gây một số bệnh như đau mắt,… Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu là một việc quan trọng và cũng là điều đầu tiên cần chú ý khi nuôi chim bồ câu.
Cách tốt nhất để chim có thể hấp thụ tốt tất cả các chất dinh dưỡng mà các loại hạt mang lại thì bạn nên rang chúng trước khi cho chim ăn. Nếu có những con bồ câu quá gầy yếu thì bạn bạn có thể bổ sung thêm một số khoáng chất cho chim có bán ở ngoài tiệm thuốc thú y.
Trong quá trình tiêu hoá, chim bồ câu cần ăn một số lượng sỏi nhất định. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày bạn nên trộn chung sỏi với thức ăn rồi cho chim ăn, tốt nhất nên bỏ thêm những hạt sỏi có đường kính dưới 0.5 cm. Thêm vào đó muối và khoáng premix cũng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bồ câu.
Để nuôi chim nhanh phát triển, khỏe mạnh thì cám con cò hay một số ngũ cốc, gạo lứt,… là một điều không thể thiếu. Nhất là vào những giai đoạn chim con tách mẹ, chim sinh sản, thay lông thì loại thức ăn này càng cần thiết. Chọn được nguồn thức ăn phù hợp cho chim là một bước quan trọng trong việc nuôi chim bồ câu.
Cách pha trộn thức ăn cho chim bồ câu
Trong tình trạng nuôi nhốt thì thức ăn bổ sung cho chim bồ câu là 1 điều cần thiết. Tuy nhiên pha trộn như thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim, với chế độ ăn như thế nào thì hợp lý không phải ai cũng nắm rõ. Để pha trộn thức ăn chính cho chim một cách tốt nhất thì bạn có thể là theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Bất kể chim bồ câu hay một loài chim nào khác thì ở mỗi thời kỳ khác nhau thì chim sẽ có chế độ ăn khác nhau. Đối với bồ câu mùa sinh sản bạn có thể cho chim ăn theo chế độ 55% ngô, 20% gạo hoặc thóc và 25% còn lại là các loại đậu.
Còn với chim con tách mẹ thì 50% ngô, 15% gạo hoặc thóc và 35% các loại đậu. Với công thức cho chim ăn như trên thì người ta thường cho chim ăn thêm gạo lứt, cao lương, hạt kê,.. Cho chim ăn với công thức này thì đã đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho chim để phát triển và sinh trưởng
Cách 2: Công thức pha chế cho chim ăn ở cách này thì có kết hợp với thức ăn tinh như cám con cò, ngũ cốc viên trong khẩu phần ăn của chim. Đối với những con chim bồ câu sinh sản thì cho chúng ăn 50% cám kết hợp với 50% ngô, những con chim sắp tách mẹ thì nên cho chim ăn 35% cám với 65% ngô.
Bên cạnh thức ăn chính thì thức ăn bổ sung cho chim bồ câu cũng là một loại thực phẩm cần thiết. Đối với thức ăn cho chim bồ câu bạn nên chuẩn bị một máng ăn riêng biệt cho loại thức ăn này.
Theo kinh nghiệm nuôi chim bồ câu lâu năm thì khi bổ sung thức ăn cho chim bồ câu có thể làm theo công thức 80-85% khoáng Premix, sạn sỏi 10-15% và khoảng 5% Nacl.
Hướng dẫn cho chim Bồ Câu ăn
– Thời gian: Mỗi ngày cho chim ăn 2 bữa là đủ. Khoảng 8 đến 9 giờ thì bạn cho chim ăn sáng, và buổi chiều lúc 14 đến 15h bạn cho chim ăn 1 bữa nữa là được.
– Liều lượng: Mỗi con chim cần lượng thức ăn bằng khoảng 1/10 trọng lượng cơ thể của nó. Bạn không nên cho chim ăn nhiều quá, vì chim ăn không hết sẽ gây lãng phí.
Thức ăn còn sót lại sau mỗi ngày ăn bện nên dọn sạch sẽ và thay vào thức ăn mới cho chim ăn. Hàng ngày bạn nên vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống cho chim để tránh 1 số bệnh về đường ruột
Khi nào không nên cho chim bồ câu ăn thóc
Đối với các khu vực có nhiều đồng lúa thì người dân vẫn áp dụng cách nuôi chim theo hình thức thả vườn và tận dụng được nguồn thóc lúa tự nhiên cho chim ăn vì chim rất thích ăn thóc lúa. Cách nuôi thả vườn này tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và tốn ít chi phí nhưng nếu nuôi chim bồ câu sinh sản thì không nên cho bồ câu bố mẹ ăn thóc.
Trong giai đoạn bồ câu bố mẹ nuôi con, chim bố mẹ sẽ ăn và trữ thức ăn trong diều cho mềm sau đó bón cho chim non ăn. Nếu bồ câu bố mẹ ăn thóc, khi bón cho chim non ăn sẽ khiến chim non không tiêu hóa được phần thóc này.
Như vậy, với câu hỏi bồ câu thích ăn gì nhất thì có thể kết luận là ngô và thóc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên cho bồ câu ăn thóc nhất là trong giai đoạn bồ câu nuôi con vì thóc không tốt cho bồ câu non gây nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp
Lựa chọn con giống chim bồ câu Pháp
Trong các mô hình nuôi Chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Tuy nhiên để nuôi Chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì ngay đầu tiên phải biết lựa chọn con giống. Bởi con giống luôn giữ vai trò quan trọng và là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình chăn nuôi. Do đó, khi lựa chọn nhất định phải là những con hoàn toàn khỏe mạnh, lông mượt và hoạt động nhanh nhẹn, không có bệnh tật, dị tật. Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Thời điểm chọn mua tốt nhất là khi chim được 4 tháng đến 6 tháng tuổi.
Chuồng nuôi
Không giống như nhiều con vật khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với Chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt…
Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.
Kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp
Trong các bước kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp làm sao cho năng suất cao, trước hết cần phải chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để Chim bồ câu sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của loài động vật này là đẻ trứng trong quá trình nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.
Việc thiết kế máng cám cũng vô cùng quan trọng vì Chim Bồ câu là một trong những loài khá kén chọn thức ăn. Do đó kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm.
Máng uống có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Anh Nguyễn Ngọc Thức chăm sóc đàn bồ câu sinh sản tại trang trại. Ảnh: An Hiếu – TTXVN |
Dinh dưỡng và cách cho Chim bồ câu Pháp ăn
Về cơ bản, Chim bồ câu Pháp nên ăn các loại thức ăn như gạo, ngô, các loại đậu. Trong đó, gạo chiếm khoảng 70-75%, còn lại là đậu hoặc ngô. Bạn nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào lúc 6-7h, 14-15 h. Thường chim được ăn đúng giờ sẽ tốt nhất.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 75-75%.
Bạn có thể cho Chim bồ câu Pháp ăn 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Tùy theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.
Phòng bệnh
Nuôi Chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho Chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Do đó phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho Chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Cách giữ Chim Bồ câu Pháp không bay đi
Để giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.
Để Chim bồ câu Pháp sinh sản nhiều cần nắm vững các bước kỹ thuật nuôi khoa học. Ảnh minh họa |
Kỹ thuật để cho Chim bồ câu Pháp sinh sản nhiều
Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Trên đây là một số kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cơ bản. Nếu thực hiện đúng các quy trình, chim sẽ phát triển nhanh, cho năng suất cao cũng như sinh sản tốt.
Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Bồ câu an gạo được không
- Bồ câu con ăn gì
- Cho bồ câu an muối
- Bồ câu ăn cơm được không
- Bồ câu ăn gì nhanh đẻ
- Nuôi bồ câu Pháp cho ăn gì
- Bồ câu ăn gì nhanh de
- Chim bồ câu an rau gì
- #Chim #bồ #câu #ăn #gì #Kỹ #thuật #nuôi #Chim #bồ #câu #Pháp #kiếm #tiền #triệu #cực #đơn #giản
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp