Chinthe là con gì?
Chinthe là một sinh vật thần thoại cổ đại đứng gác ở các lối vào chùa ở Đông Nam Á.
Theo thần thoại, chinthe là con của một công chúa và một con sư tử. Sau khi bị bỏ rơi, nó đã nổi cơn thịnh nộ. Con trai của công chúa đã giết chết con gà trống, không biết đó thực sự là cha mình. Để chuộc lỗi, người con trai đã tạc tượng chinthe để làm người bảo vệ ở những nơi quan trọng.
Bạn đang xem bài: Chinthe là con gì? Điều đặc biệt về Chinthe
Điều đặc biệt về Chinthe
Trái ngược với những niềm tin phổ biến của người nước ngoài, Chinthe không phải là một sinh vật thần thoại mà thay vào đó là một con sư tử hoàn toàn tự nhiên, mặc dù thường được kết hợp vớiThần thoại Buddho-Miến Điện.
Chữ viết được in nổi bật trên hầu hết các mệnh giá giấy của đồng kyat Miến Điện. Một sinh vật liên quan, Manussiha (Sư tử người), cũng thường được mô tả ở Myanmar.
Leograph Miến Điện có liên quan đến các loài sư tử cách điệu khác ở khu vực châu Á, bao gồm sing (สิงห์) của Thái Lan, Campuchia, Lào và simha (සිංහ) của Sri Lanka , nơi nó được in nổi bật trên đồng rupee Sri Lanka.
Voi trắng – biểu trưng quyền lực ở Myanmar
Những con voi trắng ở Myanmar là bảo vật vô giá, bởi tầng lớp lãnh đạo tại quốc gia này tin rằng chúng là món quà từ thiên nhiên, mang tới uy quyền, may mắn và thịnh vượng.
Sở dĩ những con voi trắng nhận được quan tâm đặc biệt là bởi chúng đại diện cho quyền lực, sự vĩ đại cũng như tham vọng về một sức mạnh tuyệt đối của tầng lớp tinh hoa cầm quyền ở Myanmar, cây bút Nathan Vander Klippe bình luận.
Biểu tượng sức mạnh
Những con voi trắng không trắng toát mà thường có màu nâu hồng nhạt. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn tới màu sắc khác biệt này là do con voi mắc chứng bạch tạng. Song, trong mắt của những vị tướng lĩnh lãnh đạo Myanmar, chúng lại được xem như một món quà vô giá mang đến may mắn mà mẹ thiên nhiên ban tặng.
Tại thủ đô Naypyidaw hiện nuôi dưỡng 6 con voi trắng trong một khu đất rộng lớn. Nhà voi có phần mái mạ vàng và nền nhà lúc nào cũng sạch sẽ. Ở Yangon cũng đang có ba con voi trắng, một con được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt.
Giới lãnh đạo Myanmar không hề ngần ngại khi tung hô về tác dụng thần kỳ của linh vật này. Tại Vườn Voi trắng Quốc gia Naypyidaw, du khách tới đây lúc nào cũng được phát những tờ rơi với nội dung ca tụng rằng voi trắng luôn xuất hiện dưới triều đại của những bậc minh quân và là tài sản của vị vua hiền tài có khả năng đưa đất nước phát triển thịnh vượng.
“Sự xuất hiện của những con voi trắng là một điềm lành đối với quốc gia ở vào thời điểm mà tất cả mọi người đều đang nỗ lực để xây dựng một đất nước hòa bình, hiện đại và phát triển”, trên tờ rơi viết.
Trái lại, sự biến mất của một con voi trắng có thể coi như điềm báo thảm họa. Năm 1885, vương triều Thibaw, vị vua cuối cùng của Myanmar, bị thực dân Anh lật đổ ngay sau cái chết của con voi trắng ưa thích của ông.
Voi trắng trở thành biểu tượng của sức mạnh và quyền lực ở Myanmar bắt nguồn từ nền văn hóa Vedic cách đây hơn hai thiên niên kỷ, “nơi mà Indra, vua của các vị thần, được khắc họa là đang ngồi trên một con thú trông giống hệt như thế”, Rupert Arrowsmith, nhà sử học tại Đại học Công lập London, cho hay.
Vua chúa Myanmar sử dụng cụm từ “chúa tể của voi trắng” như một danh xưng thể hiện sự oai nghiêm. Những con voi trắng vì thế cũng được hưởng mọi điều kiện chăm sóc tốt nhất. Lúc còn nhỏ, chúng được bú sữa trực tiếp từ bầu ngực người phụ nữ. Khi lớn lên, chúng thường khoác trên mình những bộ cánh đắt giá, thậm chí làm từ kim cương, sống trong các ngôi nhà bằng vàng hay ăn từ máng vàng.
Theo Independent, giới lãnh đạo hiện đại của Myanmar cũng tôn thờ voi trắng không khác gì các bậc vua chúa xưa kia. Vào ngày thủ đô mới của Myanmar dời về Naypyidaw năm 2005, sự hiện diện của những con voi trắng là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của buổi lễ. Năm 2001, việc một con voi trắng bị bắt trong khu rừng rậm ở Arakan được truyền thông ca tụng là “điềm báo của thịnh vượng, hòa bình và hiện đại”.
“Con voi hoàng gia” được đưa đến Yangon và tặng cho tướng Khin Nyunt, khi đó là thư ký thứ nhất của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia. Ông mặc cho nó những biểu trưng và y phục của quân đội, đồng thời giữ con voi trong đền thờ riêng ở phía bắc ngoại ô Yangon. Thống soái Than Shwe, người đã lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar trong gần 20 năm, từ 1992 đến 2011, cũng từng khao khát có được một con voi trắng cho riêng mình.
Năm 2008, chính quyền Myanmar còn thành lập một nhóm bắt giữ và huấn luyện với nhiệm vụ đi tìm kiếm, thuần dưỡng những con voi trắng trên khắp đất nước. Khi phát hiện một con voi trắng, nhóm này sẽ cử một đội khoảng 50 người đến để theo dõi, bắn thuốc mê và đưa về trại huấn luyện gần nhất. Chúng bị nhốt ở đây trong nhiều tuần lễ để bản năng hoang dã mất dần đi.
Ông U Kyaw Kyaw đến từ một gia đình có truyền thống làm nghề quản tượng. Cha mẹ ông từng làm việc cho Myanmar Timber Enterprise, một công ty nhà nước quản lý gần một nửa trong số 6.000 con voi nhà ở Myanmar. Tại một đất nước mà máy móc phụ trợ còn xa lạ đối với người dân, voi vẫn phải kéo gỗ hay làm những công việc nặng nhọc. Nhưng voi trắng thì khác.
“Bất cứ khi nào nghe tin về một con voi trắng mới là tôi lại cảm thấy thật hân hoan, vui sướng cho chính quyền và cho đất nước”, ông U Kyaw Kyaw hồ hởi nói.
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/chinthe-la-con-gi-dieu-dac-biet-ve-chinthe/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp