Chủ nghĩa duy vật là gì?
Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai; bản chất của tồn tại này là vật chất cũng tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
Các hình thức của chủ nghĩa duy vật
Ngoài việc tìm hiểu Chủ nghĩa duy vật là gì bạn đọc cũng rất quan tâm đến các hình thức của chủ nghĩa duy vật. Trong quá trình phát triển và lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức trình độ cơ bản khác nhau, đó là:
Bạn đang xem bài: Chủ nghĩa duy vật là gì? Các hình thức của chủ nghĩa duy vật
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật chất phác xuất hiện và tồn tại cả ở phương Đông và phương Tây. Điển hình của chủ nghĩa duy vật chất phác là các học thuyết triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc (phương Đông) và Hy Lạp (Phương Tây). Chủ nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể; lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể là bản nguyên của thế giới. Do đó quan điểm nhận thức của nhà triết học duy vật thời kỳ này mang nặng trực quan nên những kết luận của họ mang nặng tính cảm tính, ngây thơ.
Quan niệm của Talét cho rằng bản nguyên của thế giới cho rằng là nước, Hêraclit cho rằng là lửa, Đêmôcrit cho rằng là không khí hay triết học trung quốc cho rằng đó là ngũ hành: Kim, thủy, hỏa thổ. Dù còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật về cơ bản là đúng vì lấy bản thân bản chất của giới tự nhiên để giải thích cho tự nhiên chứ không viện đến thần linh hay Thượng Đế để giải thích.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp) đạt những thành tựu lớn và ảnh hưởng đến triết học.
Phương pháp tư duy siêu hình máy móc được coi trọng. Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được những thành tựư rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển.
Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuy chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sau đó được Lênin bổ sung bảo vệ và phát triển. Đây là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật.
Phân tích chủ nghĩa duy vật trong triết học
Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học, đó là: “Vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới” – tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức, đó là:
– Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
– Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
– Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức – trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học, vì những lý do sau:
– Dó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc lý giải các tồn tại trong giới tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) mà còn đứng trên lập trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời sống xã hội loài người – đó chính là những quan điểm duy vật về lịch sử hay chủ nghĩa duy vật lịch sử.
– Do nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng nhận thức và cải tạo thế giới mà còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá trình ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải thế giới và cải tạo thế giới.
– Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của lịch sử triết học và trên cơ sở tổng kết những thành tựu lớn của khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng và của các lực lượng tiến bộ trong thời đại ngày nay.
Sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học
Như đã nêu ở mục 1, vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
a. Về việc giải quyết mặi thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học đã chia triết học thành hai trường phái lớn, đó là: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những người cho rằng bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
b. Việc giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học chia quan điểm về nhận thức thành hai phái: Khả tri luận – phái bao hàm những quan điếm thừa nhận khả năng nhận thức của con người – và bất khả tri luận – phái bao hàm những quan điểm phủ nhận khả năng đó.
Những người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức quyết định vật chất, được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
– Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là: sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Chú nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giảc” của cá nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tinh thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước, tồn tại độc lập với giới tự nhiên, với con người và thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, như: “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối” hay “lý tính thế giới”,….
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học. Chính qua thực tiễn và khái quát hóa thức của nhân loại trong nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa duy vật thể hiện là hệ thống tri thức lý luận chung nhất gắn với lợi ích của các lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các lực lượng này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thế giới quan duy vật là gì?
Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những nhận thức, hiểu biết, cách nhìn nhận của con người đối với thế giới xung quanh và với bản thân của mình. Dưới góc độ triết học, thế giới quan được phân thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Điểm nhận biết hai trường phái nghiên cứu này của triết học là việc tìm đáp án cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau; Cái nào quyết định đến sự tồn tại của cái còn lại.
Thế giới quan duy vật nhận định rằng vật chất là thứ tồn tại trước ý thức, vật chất quyết định ý thức nhưng không thể tiêu diệt được ý thức mà sự tồn tại của vật chất là độc lập so với ý thức. Còn thế giới quan duy tâm có quan điểm nghiên cứu trái ngược lại.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thế giới quan duy vật chính là cách thức, quan điểm của một người, một nhóm người, một cộng đồng đối với thế giới tự nhiên xung quanh mình, về vị trí, vai trò của mình đối với thế giới, từ đó, tác động và quyết định đến ý chí, nhận thức, biểu hiện ra ngoài bởi các hành vi.
Ví dụ đơn giản: Lửa có thể nấu chín thức ăn, trong quá trình tiến hóa, con người đã hiểu rõ công dụng này của lửa, do đó, con người ghi nhớ, nhận thức được công dụng của lửa, áp dụng điều nhận biết được trong việc đun nấu thức ăn hàng ngày.
Về bản chất, thế giới quan duy vật có thể hiểu đơn giản giống như một bộ môn nghiên cứu khoa học của triết học. Thế giới quan duy vật không phải là một ý nghĩ, một lập luận, một lĩnh vực cụ thể mà nó là tổng hợp của tất cả các nghiên cứu khoa học liên quan, xoay quanh con người.
Phạm vi nghiên cứu của thế giới quan duy vật rất đa dạng, là kết quả có được từ tổng hợp các nghiên cứu về hành vi, tâm trí, ý thức, quan điểm, lối sống của con người, sự phát triển của loài người, nền văn minh của loài người qua các giai đoạn tồn tại, cách sống, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên,…Các nghiên cứu này phải thực hiện bằng phương pháp luận (phương pháp nhận thức khoa học để tìm tòi, giải đáp các sự vật, hiện tượng) để lý giải sự tồn tại của vật chất đã tác động, quyết định đến ý thức của con người đối với sự tồn tại của mình, với thế giới xung quanh.
Nói tóm lại, thế giới quan duy vật được hiểu là một nhánh nghiên cứu khoa học của triết học, lấy cái gốc là sự tồn tại của vật chất quyết định đến ý thức con người làm tiền đề để, lấy phương pháp luật là cách thức để lý giải sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu này chính là biểu hiện cho quan điểm sống, cách nhìn nhận vị trí, vai trò của con người đối với thế giới xung quanh.
Thế giới quan duy vật có ý nghĩa gì với con người?
Thế giới quan duy vật đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, với sự tồn tại và phát triển của loài người. Một số ý nghĩa nổi bật của thế giới quan duy vật với xã hội loài người như sau:
Một là, thế giới quan duy vật tồn tại là sự thể hiện của sự tồn tại của con người: Thế giới quan duy vật chính là sự phản ánh nhận thức, tri thức, quan điểm, cuộc sống của con người, vậy nên, thế giới quan duy vật chính là cách thể hiện sự tồn tại của con người.
Hai là, thế giới quan duy vật giúp con người có tri thức khoa học đối với thế giới xung quanh. Thế giới quan duy vật là sự nhìn nhận thế giới của con người từ kết quả nghiên cứu khoa học, do đó, đây là những tri thức đúng đắn, chuẩn xác.
Ba là, thế giới quan duy vật chính thúc đẩy khoa học phát triển. Dựa trên tiền đề cốt lõi là sự xuất hiện của vật chất quyết định đến ý thức của con người, khoa học không ngừng có những bước phát triển mới, ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với đời sống xã hội.
Bốn là, thế giới quan duy vật thể hiện sự tiến bộ của xã hội loài người: Thế giới quan duy vật phản ánh trình độ nhận thức, khả năng tư duy, khả năng tiếp cận, phân tích, lý giải, cải biến thế giới của con người. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con người mà thế giới quan duy vật của con người cũng có sự biến đổi về phạm vi hiểu biết, chiều sâu hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
Năm là, thế giới quan duy vật là sự thúc đẩy cho quá trình trau dồi, nhận thức của con người: Mong muốn hiểu biết của con người với thế giới xung quanh là vô tận. Do vậy, thế giới quan duy vật mang ý nghĩa như chất xúc tác để con người không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, trình độ của mình, từ đó, không ngừng nâng cao nhận thức của mình về con người, cuộc sống, sự vật xung quanh.
Như vậy, thế giới quan duy vật mang ý nghĩa quan trọng với con người. Thế giới quan duy vật tồn tại thể hiện sự tồn tại của con người.
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/chu-nghia-duy-vat-la-gi-cac-hinh-thuc-cua-chu-nghia-duy-vat/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp