Tổng hợp

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? Nội dung, ý nghĩa

Chủ nghĩa xã hội không tưởng được hình thành khi muốn tạo ra những điều tốt đẹp cho con người và xã hội. Vậy chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? Các giai đoạn của chủ nghĩa xã hội không tưởng ra sao? Cùng Tmdl.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những làn tư tưởng xã hội hiện đại đầu tiên. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ khi con người có ý thức và được thể hiện qua sử thi và những câu chuyện cổ tích.

Bạn đang xem bài: Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? Nội dung, ý nghĩa

Được tài trợ

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là hệ thống những quan điểm và tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nó xây dựng lên một xã hội mới tốt đẹp.

Chúng hướng đến một xã hội không có áp bức, bóc lột. Bên cạnh đó là đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc.

Được tài trợ

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội không tưởng lại đưa ra con đường và biện pháp sai lầm. Nó thể hiện qua giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền hòa bình,… cho lý tưởng của họ.

chu nghia xa hoi khong tuong la gi

Ngoài ra, chủ nghĩa xã hội không tưởng còn là sự phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó là lên tiếng để bảo vệ cho giai cấp công nhân.

Đây cũng chính là nguồn cổ vũ người lao động đấu tranh. Chủ nghĩa xã hội không tưởng cũng chính là tiền đề để chủ nghĩa Mac ra đời.

Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện những mặt trái của nó. Chủ nghĩa tư bản bóc lột tàn nhẫn người lao động của tư sản.

Ngoài ra, cuộc sống của người lao động được tính bằng những đồng lương ít ỏi. Họ phải làm việc trong điều kiện tồi tệ. Ở trong xã hội thì tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến.

Từ những lí do trên mà những người tư sản có tiến bộ đã thông cảm với nỗi khổ của những người lao động. Họ mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có sự tồn tại của tư hữu bóc lột.

Những nhà tư tưởng nổi bật cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có thể nói đến như: Thomas Moore, Saint-Simon, Robert Owen, Etienne Cabet, Icaria, Jean-Baptiste Godin, Wilhelm Weitling.

chu nghia xa hoi khong tuong

Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng phát triển qua 3 giai đoạn. 3 giai đoạn có thể kể đến như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Những mầm mống và khuynh hướng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại.

Chế độ chiếm hữu nô lệ là bước phát triển tất yếu của lịch sử. Giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là hai giai cấp mang tính chất đối kháng quyết liệt.

Mâu thuẫn giữa các giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp làm nảy sinh những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại thể hiện trong dòng văn học chưa thành văn.

Qua những câu chuyện dân gian như thần thoại hay cổ tích, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã một mặt phản ánh sự bất bình của đông đảo quần chúng nhân dân. Họ lên án các hành vi áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị.

Ngoài ra, họ còn nêu lên ước mơ và khát vọng của những con người đang bị bóc lột và đàn áp về một xã hội bình đẳng, công bằng, bác ái. Tuy nhiên, những khát vọng này lại rất mơ hồ, vụn vặt. Thậm chí họ còn muốn trở về với thời đại hoàng kim nguyên thủy.

giai doan phat trien cua chu nghia xa hoi khong tuong

Giai đoạn thứ hai: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII

Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển ở một số nước. Sự phân hóa giai cấp đã diễn ra rất mạnh mẽ và kèm theo đó là những xung đột giai cấp cũng diễn ra quyết liệt.

Giai cấp tư sản cũng từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình. Họ đã dùng nhiều thủ đoạn áp bức, bóc lột tàn bạo đối với người lao động.

Tại bối cảnh lịch sử đó, đã xuất hiện các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng. Thể hiện các tác phẩm văn học nhân đạo của mình, các nhà nhân đạo thời cận đại đã lên án và phê phán chế độ xã hội dựa trên chế độ tư hữu.

Họ đòi hỏi phải thay thế chế độ xã hội đó bằng một xã hội mới thực sự công bằng, bác ái. Tại thời điểm này đã có rất nhiều đại biểu ưu tú như Thomas Moore, Tommaso Campanella,…

giai doan phat trien cua chu nghia xa hoi khong tuong1

Giai đoạn thứ ba: Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX

Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp về cơ bản hoàn thành ở nước Anh. Sau đó tiếp diễn tại một số nước ở Tây Âu.

Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến. Giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ một cách rõ ràng bản chất cố hữu của nó.

Chúng phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình. Và đây là giai đoạn mà giai cấp vô sản hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị.

Trong thời kỳ này, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như là một học thuyết. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đã tố cáo, phê phán sâu sắc xã hội tư bản chủ nghĩa, phủ định nó.

Đồng thời chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đề xuất con đường, biện pháp và những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai. Tại thời điểm này cũng đã xuất hiện rất nhiều các nhà xã hội tư tưởng vĩ đại mới như Henri de Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen.

Claude Henri de Rouvroy1

Xem thêm: Chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa khác nhau như thế nào?

Những giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Những giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng có một quá trình phát triển dài lâu. Chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt đầu từ những ước mơ, khát vọng được thể hiện trong các câu chuyện dân gian, truyền thuyết tôn giáo đến những học thuyết xã hội – chính trị.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện tinh thần lên án, phê phán kịch liệt và gay gắt các giai cấp và xã hội; dựa trên chế độ tư hữu, chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa. Những phê phán này góp phần nói lên tiếng nói của những người lao động trước tình trạng bị áp bức, bị bóc lột ngày càng nặng nề.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã bày tỏ được những ước mơ, khát vọng của những giai cấp lao động về một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái. Nó chứa đựng một giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

GIA TRI CUA CHU NGHIA XA HOI KHONG TUONG

Ngoài ra nó còn thể hiện lòng yêu thương con người, thông cảm, bênh vực những người lao khổ. Với mong muốn giúp đỡ họ, giải phóng họ khỏi nỗi bất hạnh.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng chính là tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phác họa ra các mô hình xã hội tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó đã đưa ra những chủ trương, nguyên tắc của xã hội mới đã giúp cho chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa một cách có chọn lọc.

Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng và nguyên nhân của nó

Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Bên cạnh những giá trị mà chủ nghĩa xã hội không tưởng mang lại thì vẫn còn tồn tại song song các hạn chế. Những hạn chế có thể nói đến như sau:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng không giải thích được bản chất của các chế độ nô lệ làm thuê. Đặc biệt hơn là không thấy được bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội không tưởng chưa khám phá ra được quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của các chế độ đó.

han che cua chu nghia xa hoi khong tuong

Chủ nghĩa xã hội không tưởng cũng không tìm ra và phát hiện được lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Cuối cùng chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn cải tạo xã hội bằng con đường cải lương chứ không phải bằng con đường cách mạng.

Nguyên nhân gây nên những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới các hạn chế là điều kiện kinh tế – xã hội lúc bấy giờ quy định. Phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đến độ chín muồi. Vì vậy chưa bộc lộ mâu thuẫn kinh tế cơ bản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Giai cấp công nhân hiện đại chưa trưởng thành, việc đấu tranh giai cấp vẫn còn ở trình độ thấp. Do đó mâu thuẫn xã hội còn ẩn dấu, quan hệ giai cấp và sự đối lập giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản còn ít phát triển.

Dẫu cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có nhiều giá trị, nó vẫn mắc phải những hạn chế nhất định. Vì vậy nó chỉ có vai trò tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Khi cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản phát triển đến quy mô rộng lớn thì phải có một lý luận khoa học và cách mạng soi đường. Lúc này, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời thì các trào lưu của chủ nghĩa xã hội không tưởng trở nên lỗi thời, bảo thủ.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng vô tình làm cản trở phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống giai cấp tư sản.

So sánh chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là sự luận toàn diện về triết học, kinh tế chính trị và xã hội về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó là sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tính chính trị – thực tiễn sinh động và rõ ràng nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin.

chu nghia xa hoi khoa hoc

Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị. Nó còn là học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Nó thể hiện mạnh mẽ các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng

Chủ nghĩa xã hội khoa học đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa xã hội không tưởng. Bởi nó trình bày một cách có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để loại bỏ tình trạng người bóc lột người. Từ đó đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.

Có thể nói chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành để thực hiện ước mơ chưa thực hiện được của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Từ đó, tạo nên một mục tiêu thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

So sánh chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học đều có tư tưởng mang đến những ước mơ của con người về một xã hội tốt đẹp, không có đàn áp và bóc lột. Không tồn tại sự bất công, tất cả mọi người đều có quyền được sống ấm no, hạnh phúc.

Cả hai xã hội đều nhận thức được sự áp bức, bóc lột là nguồn gốc của nghèo khổ và bất công. Họ lên án và phê phán chế độ tư hữu và giai cấp tư sản. Cả hai xã hội đều mang lại giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây:

Khái niệm

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những quan điểm và tư tưởng về giải phóng con người và xã hội. Xã hội này mong muốn mang đến nhiều điều tốt đẹp cho người lao động, lên án và phê phán giai cấp tư bản. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội không tưởng lại không có đường lối chính xác.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là xã hội được phát triển dựa trên những nghiên cứu khoa học và thiết thực trong cuộc sống. Đây là xã hội có đường lối và chính sách thích hợp để mang lại sự tự do, bình đẳng cho giai cấp công nhân.

1658272118 265 khai niem

Tính chất

Chủ nghĩa xã hội không tưởng chưa nhận thức được sự cần thiết phải cải tạo xã hội triệt để bằng cách mạng để xóa bỏ bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản. Các nhà tư tưởng của cách mạng xã hội không tưởng đứng trên lập trường của giai cấp tư sản để giải phóng toàn xã hội.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng không gắn học thuyết của mình với phong trào đấu tranh của quần chúng. Chỉ đứng trên quan điểm duy tâm để cải tạo xã hội, bằng con đường cảm hóa giai cấp tư sản và tầng lớp trên chứ không phải bằng con đường đấu tranh giai cấp.

Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường cách mạng. Giai cấp vô sản là lực lượng giải phóng chủ yếu. Xã hội này còn vạch ra được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản là chiếm đoạt giá trị thặng dư của người công nhân.

Con đường đấu tranh cách mạng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa. Giải quyết mâu thuẫn bằng việc kêu gọi thuyết phục bởi các biện pháp giáo dục, cảm hóa giai cấp bóc lột bằng đạo đức. Dùng sự thỏa hiệp để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội.

Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phải bằng con đường đấu tranh cách mạng. Với mục tiêu tiên phong là lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột và giai cấp tư sản.

so sanh chu nghia xa hoi khong tuong voi chu nghia xa hoi khoa hoc

Thế giới quan

Chủ nghĩa xã hội không tưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của triết học thời kỳ cận đại. Những nhà đại biểu không tưởng đầu thế kỷ XIX cũng đã không thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử.

Chủ nghĩa xã hội khoa học chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư. Tư tưởng này gắn chặt hoạt động lý luận với hoạt động thực tiễn. Họ thừa nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ nghĩa xã hội không tưởng. Hy vọng, bài viết này của Tmdl.edu.vn đã giải đáp được toàn bộ những thắc mắc của bạn. Theo dõi Tmdl.edu.vn mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button