Tổng hợp

Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ học cách làm người hay những kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc sống, sản xuất và truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những câu tục ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. hãy cùng tmdl.edu.vn tìm hiểu cách chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây này nha.

Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Hãy chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Hãy chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây được Tmdl.edu.vn sưu tầm và đăng tải. Để có cuộc sống hòa bình và ấm no như ngày nay cha ông chúng ta phải đánh đổi cả xương máu, vì thế để ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nên làm mà bản thân chúng ta phải thấy được đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Dưới đây là một số bài văn mẫu hay được Tmdl.edu.vn tổng hợp để các em hiểu rõ hơn về đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, các em cùng tham khảo nhé.

Bạn đang xem bài: Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Để hoàn thành được dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, các em học sinh cần nắm vững các kiến thức lý thuyết đã được học về nghị luận tư tưởng đạo lí, bên cạnh đó có thể tham khảo thêm tài liệu văn mẫu của chúng tôi để dễ dàng hơn trong việc viết dàn ý cho đề văn này.

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Thân bài

– Câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho con người về truyền thống biết ơn.

– Chứng minh trong thực tế lịch sử:

Quá khứ: Người ta thường tổ chức cúng kính để cảm ơn trời đất; Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh; Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ…
Hiện tại: Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc; tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa…

3. Kết bài

Đánh giá về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

5 Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh. Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây dàn ý chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn định hướng cụ thể bố cục và những nội dung chính khi làm bài.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Mẫu 1

Tục ngữ gửi gắm những bài học quý giá cho con người. Một trong số đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở chúng ta cần có lòng biết ơn, quý trọng tình nghĩa.

Về nghĩa đen, hiểu đơn giản “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là chúng ta được thưởng thức hoa thơm, quả ngọt cần phải nhớ tới công lao của người gieo trồng. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ nhắc nhở con người sống cần có lòng biết ơn. Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải trân trọng công lao của những người đã tạo ra nó, nhận được sự giúp đỡ của người khác cần phải biết ơn.

Sống luôn biết ơn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp. Đó chính là tình cảm yêu thương, trân trọng từ mọi người xung quanh. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn qua việc thờ cúng tổ tiên, hay các lễ hội tưởng nhớ công ơn của những bậc anh hùng có công với đất nước như hội Gióng, hội gò Đống Đa, hội Cổ Loa… Đến ngày hôm nay, lòng biết ơn thể hiện qua các hành động nhỏ bé nhưng rất ý nghĩa. Lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Các cuộc viếng thăm những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đối với mỗi học sinh, việc thể hiện lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng đơn giản: lễ phép với ông bà, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện…

Ngược lại, nhiều người có lối sống vô ơn, bội bạc. Một bộ phận thế hệ trẻ chỉ sống hưởng thụ, chạy theo vật chất mà không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện. Để rồi, cuộc đời của họ mãi chìm trong thất bại khiến cho người thân cảm thấy đau lòng, buồn bã. Có người vì lợi ích cá nhân, mà làm ra những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Những hành động này thật đáng lên án, tố cáo.

Qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, mỗi người hãy biết tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, tích cực giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Mẫu 2

Tục ngữ là kho tàng tri thức quý giá của con người. Mỗi câu tục ngữ đều đem đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Một trong số đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ là lời khuyên mà ông cha ta đã dành cho con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’. Ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước.

Trong quá khứ, ông cha ta đã có biết thờ cúng thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, thiên nhiên thuận hòa. Đặc biệt là phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng – người đã có công xây dựng nên nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay.

Trong một năm, chúng ta cũng có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những con người có đóng góp cho xã hội. Ngày 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ lễ tri ân tới những người đã hy sinh sức khỏe, tính mạng của bản thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…

Đơn giản hơn cả, mỗi con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành đều nhờ có công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy, cần phải có tấm lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức…

Trong cuộc sống, những thành quả có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây. Chính vì vậy, người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hưởng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.

Qua chứng minh trên, lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là hoàn toàn đúng đắn. Sống cần phải có tấm lòng biết ơn với những điều mà bản thân đang được hưởng..

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Mẫu 3

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? Khi ăn quả, ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả, nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó. Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc: Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh đó, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những người công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù…để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10 – 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 – 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh, để thể hiện đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Mẫu 4

Tục ngữ là kho tàng trí thức quý giá của dân tộc Việt Nam. Ở đó chứa đựng những lời răn dạy vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Khi chúng ta được thưởng thức hoa quả ngọt, cần phải nhớ đến người đã vun trồng và chăm sóc để cây đơm hoa, kết trái. Bởi đó là một quá trình vất vả, khó nhọc. Cũng giống như khi ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã khuyên nhủ con người cần có được tấm lòng biết ơn. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Trong quá khứ, ông cha ta vẫn thường căn dặn con cháu phải luôn ghi nhớ công ơn của các vua Hùng:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Không chỉ vậy, trong suốt lịch sử dân tộc, chúng ta đã chứng kiến biết bao bậc anh hùng đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ họ. Còn ở hiện tại, nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn như: những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ…

Với một học sinh,tấm lòng thương yêu, kính trọng người thân như ông bà, cha mẹ… Sự tôn trọng, yêu quý thầy cô giáo – họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè – những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở – sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Qua chứng minh trên, có thể khẳng định câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là vô cùng đúng đắn. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những thành quả tốt đẹp mà mình đang được hưởng, để sống sao cho thật xứng đáng với cuộc đời mà mình có được.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài văn chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Mẫu 5

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng vậy, hình ảnh “ăn quả”, “trồng cây” rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, “quả” ở đây chính là thành quả, thành tựu, “ăn quả” chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những “kẻ trồng cây” – những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu…

Ngày nay, truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc… Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

Sơ đồ tư duy chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Sơ đồ tư duy chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đánh giá bài viết

0

10 điểm

Hướng dẫn Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây quá chi tiết! Like và share bài viết nếu thấy hay!

User Rating:
1.24
( 2 votes)

 

 

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button