Tổng hợp

CIF là gì? Cách tính giá CIF

CIF là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết khái niệm CIF, bạn phải làm quen với thuật ngữ Incoterms. Theo đó, Incoterms là viết tắt của International Commerce Terms. Đây chính là tập hợp bộ quy tắc thương mại quốc tế với nội dung là các điều khoản, quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trong hợp đồng ngoại thương.

Như vậy, CIF là một trong các điều khoản trong Incoterms. Đây là viết tắt của Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm), Freight (cước phí). Nội dung của CIF quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.

Bạn đang xem bài: CIF là gì? Cách tính giá CIF

Cấu trúc tên gọi: CIF + Tên cảng đến, phiên bản Incoterms.

CIF thường được viết kèm theo tên cảng đích. Lưu ý rằng, điều khoản CIF chỉ được phép áp dụng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa.

CIF là gì?
CIF là gì?

Số CIF là gì?

Số CIF là số mã khách hàng, công ty tại ngân hàng. Môt công ty có thể mở nhiều tài khoản tại ngân hàng và ngân hàng quản lý nó bằng số CIF. Hiểu đơn giản số CIF là số code của công ty tại một ngân hàng.

Cách tính giá CIF

Cách tính giá CIF(Giá nhập)

Công thức tính giá CIF: Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

    • CIF = (C+F) / (1-R)
    • I = CIF x R

Trong đó

  • I: phí bảo hiểm
  • C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )
  • R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)
  • F: giá cước vận chuyển

Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ:

Công ty A nhập khẩu mỹ phẩm là nước hoa với số lượng 1.000 lọ của một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 2.000USD/ lọ. Lô hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 20USD/ lọ. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Hải Phòng. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?

Lời giải:

Số tiền bảo hiểm:

  • Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1.000 chiếc x 2.000 USD = 2.000.000 USD
  • Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 1.000 chiếc x 20 USD = 20.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R

Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định

  • Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:

CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD

  • Số tiền bảo hiểm(STBH) là = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD

Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Hải Phòng là 0.37 %

  • Phí hàng hóa ( nước hoa): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD
  • Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %
  • Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD

Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF

Cung cấp hàng hoá

Người bán có trách nhiệm giao hàng, cung cấp các chứng từ quan trọng như hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển,…

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng theo như quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết.

Giấy phép và thủ tục

Người bán sẽ phải cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, bên bán sẽ phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng, đồng thời xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Bên bán sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng, đồng thời có trách nhiệm chi trả kinh phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích được chỉ định.

Bên mua không có trách nhiệm ký kết các hợp đồng vận chuyển chính và cũng không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.

Giao hàng và nhận hàng

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng tại cảng chỉ định, đây là điều cơ bản của CIF.

Bên mua sẽ nhận hàng từ bên bán ở cảng được chỉ định.

Chuyển giao rủi ro

Rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi toàn bộ lô hàng được giao qua lan can tàu.

Người mua sẽ tiếp nhận rủi ro sau khi hàng đã được giao xuống boong tàu.

Cước phí

Về cước phí, bên bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí để đưa hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, làm bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,…

Bên mua có trách nhiệm chi trả đối với các khoản phí phát sinh khi khi lô hàng được giao lên tàu. Ngoài ra, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu đồng thời làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.

Bằng chứng giao hàng

Bên bán sẽ phải giao chứng từ gốc sau khi lô hàng được giao lên tàu.

Người mua chấp nhận các chứng từ được chuyển giao từ người bán dưới hình thức phù hợp nhất.

Kiểm tra hàng

Người bán cần tiến hành chi trả chi phí cho việc kiểm hàng, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hoá,…

Người mua cần chi trả các chi phí như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…

CIF là gì? Điều kiện C.I.F trong xuất nhập khẩu
CIF là gì? Điều kiện C.I.F trong xuất nhập khẩu

Nên mua CIF trong trường hợp nào & lưu ý gì khi sử dụng?

Khi nào nên mua CIF

CIF được đánh giá là một điều khoản có lợi dành cho các Doanh nghiệp vừa & nhỏ hoặc những Doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và lượng hàng hóa chưa nhiều. Trong điều khoản này, trách nhiệm người mua với hàng hóa cao hơn người bán nhưng về mặt chi phí, họ sẽ phải chịu ít hơn do người bán đã chịu các chi phí cước biển…đưa hàng đến nước của người mua.

Cần hiểu rằng, CIF có thể khiến người mua tốn nhiều tiền hơn vì người bán trực tiếp làm việc với bên vận chuyển, có được giá họ mong muốn như cách kiếm thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi lượng hàng nhiều hơn, người mua có thể sẽ gặp phải khó khăn khi kiểm soát hàng hóa. Vì kể từ khi hàng được xếp lên tàu, người bán đã không còn trách nhiệm đối với hàng hóa nên nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình vận chuyển, người bán có thể sẽ không thể xử lý kịp thời, thông tin sẽ đến chậm với người mua do phải qua các bên trung gian.

Những lưu ý khi sử dụng CIF

Điều kiện CIF chỉ áp dụng cho những kiện hàng được giao bằng đường biển và đường thủy nội địa. Theo quy định của điều kiện CIF, cho dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì khi nào hàng đã nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

Trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ Container hàng ở ICD thì đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển bởi chính hãng tàu còn người bán sẽ không thể kiểm soát được rủi ro đối với hàng của mình suốt quãng đường này. Nếu chẳng may có xảy ra rủi ro, người bán phải gánh mà không phải người mua. Mâu thuẫn ở đây có thể hiểu là hãng tàu (do người mua thuê) gây ra lỗi lầm vận chuyển từ ICD ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao nhưng người bán phải chịu thiệt hại.

Áp dụng CIF hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người bán lẫn người mua.

Do đó, người bán cần nhớ rằng, nếu giao hàng bằng Container, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở ICD kiểu như trên thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CIP thay vì dùng CIF để người bán có thể kết thúc trách nhiệm ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu tại ICD.

Người bán trả tiền cước thuê tàu đến cảng đích nhưng người bán chỉ gánh rủi ro liên quan đến hàng cho tới khi hàng lên tàu xong. Mọi rủi ro đối với hàng hóa trên đường biển và cả đoạn đường về sau ở nội địa nước người mua là do người mua chịu.

Điểm khác nhau giữa FOB và CIF

Giống nhau

Cả FOB và CIF đều là điều kiện thuộc Incoterm 2010, được khuyến cáo áp dụng cho hoạt động vận tải đường thủy nội bộ cũng như đường biển. Đây cũng là hai điều kiện được sử dụng thường xuyên và thông dụng nhất.

Về vấn đề trách nhiệm, cả FOB và CIF đều có vị trí chuyển đổi rủi ro ở lan can boong tàu (Cảng ĐI). Thêm vào đó, hai điều kiện cũng quy định Bên bán (Seller) sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và Bên mua (buyer) sẽ chịu trách nhiệm cho thủ tục nhập khẩu.

Sự khác nhau giữa CIF và FOB
Sự khác nhau giữa CIF và FOB

Khác nhau

Theo quy định của CIF, người bán phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vận chuyển – thông thường sẽ có giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ tương đương với 110% giá trị của đơn hàng.

Ngược lại với FOB, hợp đồng CIF sẽ yêu cầu người bán có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, người mua hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Lan can boong tàu vẫn sẽ là vị trí chuyển đổi trách nhiệm giữa bên bán và bên mua, tuy nhiên trong CIF, trách nhiệm của cùng của người bán sẽ là ở Cảng ĐẾN – tức là cảng nơi dỡ hàng và bàn giao cho người mua.

FOB CIF
Giống nhau
  • Là điều kiện giao hàng thuộc Incoterm 2010, khuyến cáo áp dụng cho hoạt động vận tải đường thủy nội bộ và đường biển
  • Vị trí chuyển đổi ở lan can boong tàu
Khác nhau
  • Không có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vận chuyển
  • Chuyển đổi trách nhiệm tại Cảng ĐI
  • Có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vẫn chuyển
  • Chuyển đổi trách nhiệm tại Cảng ĐẾN

 

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cif-la-gi-cach-tinh-gia-cif/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button