Tổng hợp

Công ty tài chính là gì? Đặc điểm và các hoạt động chính của công ty tài chính?

Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu Công ty tài chính là gì? Đặc điểm và hoạt động của công ty tài chính.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Các công ty tài chính, ngân hàng phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của mạng internet, các dịch vụ về tài chính ngày càng phát triển và được khách hàng ưa chuộng. Có thể ai cũng nghe nhiều cụm từ “tài chính”, nhưng không phải ai cũng hiểu nó là cái gì? Thông qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu công ty tài chính là gì và những điều cần biết về lĩnh vực này.

Bạn đang xem bài: Công ty tài chính là gì? Đặc điểm và các hoạt động chính của công ty tài chính?

Công ty tài chính là gì ?

Theo Luật Tổ chức tín dụng, công ty hoạt động tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng nhưng không phải là ngân hàng. Hay người ta gọi là phi ngân hàng. Công ty có chức năng huy động vốn, cho vay tiêu dùng cá nhân, cung ứng các dịch vụ về lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, công ty hoạt động tài chính không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm.

Công ty về tài chính được thành lập theo các hình thức: công ty cổ phần, doanh nghiệp, công ty do cá nhân hoặc tổ chức tín dụng làm chủ.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng nước ngoài. Công ty có vốn 100% của nước ngoài, đều có thể đăng thì thành lập công ty hoạt động tài chính. Một số công ty tài chính hàng đầu tại Việt Nam như FE với sản phẩm vay tiền mặt FE Credit, Home Credit, ACS.

Đặc điểm của các công ty tài chính đang hoạt động tại Việt Nam

Mức vốn pháp định

Quy định vốn là yếu tố quan trọng của công ty tài chính
Quy định vốn là yếu tố quan trọng của công ty tài chính

Giống như các ngân hàng, công ty tài chính cũng phải có vốn pháp định theo đúng quy định của pháp luật khi thành lập. Vốn pháp định của các tổ chức phi ngân hàng này thấp hơn vốn của ngân hàng thương mại.

Pháp luật quy định công ty hoạt động tài chính phải có vốn pháp định là 500 tỷ đồng nếu thành lập từ sau năm 2018. Trước năm 2018, vốn pháp định là 300 tỷ đồng.

Các loại hình hoạt động của công ty tài chính

Trước đây gồm có: Công ty do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần tài chính, do các cá nhân và tổ chức cùng góp vốn thành lập theo quy định của pháp luật. Công ty hoạt động tài chính trực thuộc của các tổ chức tín dụng. Công ty theo hình thức này, do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn của mình.

Công ty liên doanh tài chính, được thành lập so sự góp vốn giữa Việt Nam và nước ngoài trên cở hợp hợp đồng. Công ty hoạt động tài chính 100% vốn nước ngoài, được thành lập từ nguồn vốn ở nước ngoài theo quy định pháp luật.

Hiện nay, chỉ còn 3 loại hình công ty: công ty tài chính TNHH một thành viên ( FE Credit ),  hai thành viên trở lên và cổ phần. Không phân biệt vốn nước ngoài hay trong nước.

Huy động vốn

Hình thức kiêu gọi vốn là hoạt động chủ yếu của công ty tài chính
Hình thức kiêu gọi vốn là hoạt động chủ yếu của công ty tài chính

Về lĩnh vực hoạt động, các công ty tài chính chủ yếu hoạt động dưới hình thức kêu gọi vốn. Đây là yếu tố quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của công ty. Hoạt động huy động vốn bao gồm:

  • Nhận tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức từ 1 năm trở lên theo quy định từ ngân hàng nhà nước.
  • Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và của chính phủ.
  • Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu cùng những chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá trị khác nhằm huy động nguồn vốn ở trong và ngoài nước.
  • Vay tiền từ các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế.

Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay tài chính
Hoạt động cho vay tài chính

Bên cạnh đó, hoạt động vay vốn cũng đóng góp rất nhiều như:

  • Vay ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
  • Cho vay tiêu dùng thông qua vay tiền trả góp
  • Cho vay dưới sự ủy thác của Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.

Ngoài ra, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính còn tham gia hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và những giấy tờ có giá trị khác:

  • Công ty tài chính cung cấp tín dụng cho các tổ chức hay cá nhân bằng hình thức chiết khấu, cầm cố thương hiệu.
  • Công ty hoạt động tài chính và các tổ chức tín dụng khác như tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu.

Hoạt động bảo lãnh

Công ty tài chính được bảo lãnh dựa trên uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Có các loại hình bảo lãnh sau:

  • Bảo lãnh vay vốn.
  • Bảo lãnh thanh toán.
  • Bảo lãnh dự thầu.
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
  • Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
  • Bảo lãnh đối ứng.
  • Xác nhận bảo lãnh

Các hoạt động khác

Theo quy định hiện hành, các công ty tài chính còn có thể thực hiện các hoạt động sau:

  • Góp vốn mua cổ phần cho các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp
  • Hoạt động đầu tư
  • Tham gia thị trường tiền tệ
  • Kinh doanh vàng, thực hiện các dịch vụ kiều hối
  • Cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư
  • Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê tủ két, cầm đồ, giấy tờ có giá.
  • Được phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác cho các công ty, doanh nghiệp
  • Được quyền nhận ủy thác, trở thành đại lý trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.

Thời gian hoạt động của công ty tài chính

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có thời gian hoạt động tối đa là 50 năm. Nếu muốn gia hạn thêm phải được ngân hàng nhà nước đồng ý, thời gian gia hạn không quá 50 năm.

Một số câu hỏi liên quan đến Công ty tài chính

Không trả được nợ công ty tài chính do ảnh hưởng dịch bệnh, người vay nên làm gì?

Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp đang tác động mạnh tới tình hình lao động việc làm của người dân trong hơn 1 năm nay. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý 2/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm , phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong quý 2/2021 là 49,9 triệu người, giảm 65.000 người so với quý trước.

Mất việc, tạm nghỉ việc đang khiến nguồn thu nhập của nhiều người sụt giảm mạnh, không chỉ ảnh hưởng tới chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà còn gánh nặng từ những khoản vay trước đó, đặc biệt là những người đã vay tiêu dùng, vay công ty tài chính với lãi suất rất cao 25-40%/năm. Vậy trong trường hợp không trả được nợ công ty tài chính do Covid-19 thì người vay nên làm gì?

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Đỗ Thành Trung, Giám đốc công ty luật NewKey cho biết, có một số tổ chức tín dụng đã thực hiện chương trình cung cấp các sự lựa chọn cho khách hàng như tái cơ cấu khoản vay, hoãn thanh toán cũng như miễn các khoản phí trả chậm.

Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và mới đây nhất là Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020.

Vì vậy, các khách hàng, người vay vốn cần nắm rõ chính sách giảm lãi, cơ cấu nợ của từng tổ chức tín dụng được quy định tại các văn bản nêu trên và cần liên hệ trực tiếp với tổ chức tín dụng để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.

Đối với trường hợp đã làm đơn xin cơ cấu nợ nhưng không được công ty tài chính phản hồi, người vay vẫn không trả được nợ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Đỗ Thành Trung cho biết, tình hình dịch bệnh Covid 19 có thể được coi là trường hợp bất khả kháng và hiện nay Nhà nước cũng đã có những chính sách cụ thể nhằm tháo gỡ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh.

Cụ thể Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, Thông tư 03, Thông tư 14 quy định về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ,miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Việc xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng.

Như vậy, trường hợp này người đi vay đã có đơn xin cơ cấu lại khoản nợ và bên cho vay phải có nghĩa vụ xem xét giải quyết cho người vay. Khi tổ chức tín dụng đã nhận được đơn nhưng chưa trả lời cho khách hàng biết có được hay không thì khách hàng chưa bị coi là vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Vì thế không thể xử lý khách hàng trong trường này được.

Còn đối với những người vay tiền không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ là đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại điều 466 của BLDS năm 2015. Theo đó bên cho vay có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết buộc bên đi vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo quy định của pháp luật dân sự.

Người vay tiền cố tình trốn nợ có thể bị xem xét xử lý hình sự hay không?

Ngoài ra người vay tiền cố tình trốn nợ có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015.

Cụ thể Điều 175 BLHS 2015 quy định: “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Qua bài viết trên, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã giúp các bạn hiểu rõ Công ty tài chính là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của các công ty tài chính tại Việt Nam. Các bạn có thể truy cập website Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cong-ty-tai-chinh-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button