Tổng hợp

Cúng rằm tháng giêng cần chuẩn bị những gì để may mắn cả năm? Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mâm cúng rằm hàng tháng
  • Mâm com cúng Rằm tháng Giêng
  • Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 13 có được không
  • Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì
  • Ngày rằm nên cúng gì
  • Rằm tháng Giêng cúng gì
  • Mâm cúng Thổ công ngày rằm tháng Giêng
  • Cách cúng Rằm tháng Giêng

ram thang gieng nen cung gi

Bạn đang xem bài: Cúng rằm tháng giêng cần chuẩn bị những gì để may mắn cả năm? Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Ngoài ngày Tết Nguyên đán thì rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Người Việt ta có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, để chỉ đến tầm quan trọng của dịp lễ. Vào ngày này, người dân sẽ cùng nhau đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, nhằm cầu may mắn, phước lành. Hãy cùng Tmdl.edu.vn tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của dịp lễ này và cách chuẩn bị mâm cúng nhé!

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch. Có nhiều tài liệu cho thấy Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu với việc các cung nữ mỗi khi dịp xuân đến lại nhớ nhà nhưng không thể ra cung thăm gia đình. Lúc này, một viên sủng thần của Hán Vũ Đế – Đông Phương Sóc đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp đỡ cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi, và đưa ra kế sách là vua và hoàng tộc nên lánh nạn ngoài cung, trong khi trong cung sẽ được treo đầy lồng đèn giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã chấp thuận kế sách này và từ đó, vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng. Phong tục này được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ, lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta, Tết Nguyên Tiêu có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.​​

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng Giêng

Ý nghĩa thực tế của dịp lễ rằm tháng Giêng được lưu truyền rất nhiều trong xã hội hiện nay. Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).

Dịp rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời, cầu mong may mắn, phước lành.

ram thang gieng 3

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau thế nào?

Tết Nguyên Tiêu tuy được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, nhưng cũng có sự biến hóa phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của nước ta.

Đối với người Hoa, đây là một lễ hội hoa đăng, họ sẽ thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an. Trong khi đó, ở Việt Nam, vào dịp này, các Phật tử khắp nơi sẽ kéo về viếng chùa lễ Phật nhằm cầu mong gia đạo bình an.

Các chùa cũng thường tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng. Đồng thời, chùa kêu gọi các Phật tử cùng tụng niệm mong muốn phước báo an lành đến mọi người, mọi nhà.

Nên làm gì khi cúng rằm tháng giêng?

Để việc cúng rằm tháng giêng được diễn ra thuận lợi cũng như đem lại nhiều may mắn cho gia đình, bạn nên thực hiện những điều sau:

Cúng vào ngày chính rằm

Nhiều gia đình vì bận rộn hoặc vì lí do cá nhân nên thường cúng rằm tháng giêng sớm, rơi vào các ngày 13 hoặc 14 âm lịch. Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là việc không nên. Gia đình nên sắp xếp cúng vào đúng ngày chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch, không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn. Giờ Ngọ được xem là giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ để cúng vào rằm tháng giêng vô cùng quan trọng vì ngày này được cho rằng là thời điểm Phật giáng trần, khác biệt so với các ngày rằm khác. Do vậy, gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đầy đủ, gồm mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng gia tiên trong nhà.

Chuẩn bị hoa tươi dâng lễ

Hoa tươi dâng lễ cúng rằm tháng giêng là điều không thể thiếu. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng,…

Gia đình nên chú ý không dùng hoa giả, quả giả để dâng bàn thờ Phật cũng như không dùng những vật phẩm dùng chung, đã được sử dụng để cúng. Những việc này sẽ khiến việc cúng rằm tháng giêng trở nên uế tạp, không thể hiện được lòng thành.

di chua le phat vao ngay ram thang gieng

Phóng sinh

Phóng sinh là hoạt động thường thấy tại chùa vào ngày đầu năm. Nhiều gia đình khi đến chùa lễ Phật thường mua chim, cá, rùa thả phóng sinh, cầu sức khỏe, may mắn. Tuy nhiên cũng cần chú ý không phóng sinh ồ ạt, tạo cơ hội cho một vài đối tượng trục lợi từ việc này. Ngoài ra, việc phóng sinh cũng không nhất thiết phải thực hiện vào rằm tháng giêng, thuận duyên tùy tâm mà phóng sinh thì mới có ý nghĩa.

Đi chùa lễ Phật

Rằm tháng giêng không chỉ là Tết Nguyên Tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mà còn là ngày vía Thiên Quan. Do vậy để có thể giải trừ những tai ương trong năm cũ, cầu nguyện an lành và mọi điều tốt lành cho năm mới, gia đình nên đến chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường,…sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà.

Để biết về cách thắp hương sao cho đúng, tránh phạm phải điều cấm kị, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau: Phong tục thắp hương trong đời sống tâm linh của người Việt.

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng gồm những lễ vật gì?

Như đã đề cập ở trên, một trong những điều nên làm vào ngày rằm tháng giêng là chuẩn bị mâm lễ cúng Phật và gia tiên trong gia đình. Tháp Long Thọ gợi ý các lễ vật cần chuẩn bị như sau:

Mâm lễ cúng Phật ngày rằm tháng giêng

Đối với mâm lễ cúng Phật, gia đình nên lựa chọn đồ ăn chay để cúng vào ngày này. Có thể chuẩn bị từ 10, 12 cho đến 25 món, tuyệt đối không sát sanh, giết thịt đãi đàng vào ngày này. Ăn chay được xem như cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn đồng thời để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm.

mam le cung phat ngay ram thang gieng

Một số món ăn gia đình có thể chuẩn bị như:

– Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò.

– Một đĩa xào chay tổng hợp.

– Hoa quả.

– Giò lụa chay.

– Nem chay rán.

– Đậu đũa luộc.

– Canh nấm/ Canh rau củ chay.

– Gỏi/ Nộm chay.

– Bánh trôi nước.

Nhìn chung, mâm lễ cúng Phật chủ yếu gồm hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào,… Đặc biệt, bánh trôi nước được thêm vào mâm lễ vật với ý nghĩa cầu mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Ngoài ra, gia đình có thể sắp xếp các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như màu đỏ – hành hỏa, xanh – hành mộc, đen – hành thổ, trắng – hành thủy, vàng – hành kim.

Mâm lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng giêng

Khác với mâm cỗ cúng Phật, gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên là thức ăn mặn, bao gồm các món như:

– Gà luộc.

– Xôi đỗ hoặc bánh chưng.

– Canh măng xương/ Canh của quả nấu xương/ Canh miến thịt.

– Đĩa thịt xào tổng hợp.

– Chả giò.

– Nem rán.

– Đĩa nộm/ hành muối.

mam le cung gia tien ngay ram thang gieng

Mỗi một món ăn trên mâm lễ vật đều mang những ý nghĩa riêng như bánh chưng thể hiện sự sinh sôi nảy nở của muôn loài, thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Hay như đôi chân giò thể hiện sự sung túc, ấm no, có đôi có cặp. chân giò có thể được thay bằng giò chả.

Nhìn chung thì mâm cỗ mặn cúng gia tiên nên có đầy đủ các vị, vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, chua của dưa hành, ngọt của bánh để tạo nên mâm cổ đủ đầy. Ngoài ra, gia đình đừng quên bát cơm trên mâm cỗ, món khá quan trọng thể hiện sự quý trọng lương thực, coi trọng nghề nông mà cha anh ta bao đời qua đã vất vả làm nên.

Văn khấn cúng rằm tháng giêng

Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng rằm tháng giêng, gia đình có thể chuẩn bị thêm rượu trắng, trầu cau, đèn nến, hương hoa vàng mà và bài văn khấn để đọc đọc khi thực hiện lễ cúng. Tháp Long Thọ xin chia sẻ đến bạn bài văn khấn rằm tháng giêng như sau:

van khan cung ram thang gieng

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……….

Ngụ tại: ……….

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm … gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ ………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 26/02/2022 (tức ngày 15/1 âm lịch). Đối với các gia đình bận, có thể làm lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 25/02/2022). Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ.

Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm, chính vì thế, bạn cần phải lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng, không được để sai sót. Tuyệt đối không cúng rằm tháng Giêng bằng hoa giả, trái cây giả, đầu lợn, món chay giả mặn.

Ngoài ra trong rằm tháng Giêng, người ta còn kiêng kỵ:

  • Để thùng gạo trong nhà lộ đáy: vì người xưa cho rằng nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà bị trống thì cả năm sẽ đói kém.

  • Kiêng câu cá: dân gian quan niệm rằng cau cá vào ngay trăng tròn sẽ mang đến vận đen, vì thế không nên

  • Kiêng nói tục, chửi bậy: nếu ngày rằm mà nói tục chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi

  • Kiêng quan hệ nam nữ: sẽ mang đến xui rủi

Sự khác nhau giữa cúng rằm tháng Giêng và cúng rằm hàng tháng

Khác với cúng rằm hàng tháng, cúng rằm tháng Giêng là một ngày lễ lớn và quan trọng với không chỉ người dân Việt Nam, mà còn đối với người Châu Á nói chung.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng khá khác so với cúng rằm hàng tháng, vì nó là dịp khá quan trọng nên mâm cỗ cũng sẽ đủ đầy hơn khi có thêm xôi gấc, đĩa giò,…

Hương hoa vàng mã, cũng như văn khắn của cúng rằm tháng Giêng cung rất khác so với cúng hàng tháng.

Văn khấn cúng rằm hàng tháng

Về cơ bản văn khấn rằm tháng Giêng và cúng rằm hàng tương tự nhau. Sau đây là bài văn khấn ông Công và các vị thần vào mùng 1 và ngày rằm như sau:

Bài văn khấn rằm mùng 1 cúng Thổ Công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (Chúng) con là …, hiện ở tại (ngụ tại)…

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (1 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! (1 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! (1 lạy)

Bài văn khấn rằm mùng 1 cúng gia tiên

Bài cúng gia tiên số 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (Chúng) con là … hiện ở tại (ngụ tại) …

Hôm nay là ngày … tháng … năm … gặp tiết … (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia của chúng con luôn luôn được mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! x3 (3 lạy)

Bài cúng gia tiên số 2

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày … tháng … năm ….

Tín chủ (Chúng) con là …

Hiện tại ở (Ngụ tại) … cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, hương hồn gia tiên nội, ngoại.

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ.

Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

“Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.”

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Rằm tháng Giêng là một ngày rằm lớn trong năm. Mong rằng qua bài viết này, mọi người đã biết cách cúng rằm để mang lại nhiều tài lộc và phúc thọ cho gia đình của mình.

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mâm cúng rằm hàng tháng
  • Mâm com cúng Rằm tháng Giêng
  • Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 13 có được không
  • Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì
  • Ngày rằm nên cúng gì
  • Rằm tháng Giêng cúng gì
  • Mâm cúng Thổ công ngày rằm tháng Giêng
  • Cách cúng Rằm tháng Giêng


  • #Cúng #rằm #tháng #giêng #cần #chuẩn #bị #những #gì #để #mắn #cả #năm #Hướng #dẫn #chuẩn #bị #lễ #cúng #Rằm #tháng #Giêng #chuẩn #nhất

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button