Tổng hợp

Diễn đạt trong văn nghị luận là gì?

Cách diễn đạt trong văn nghị luận là gì? Có thể sử dụng các yếu tố gì để diễn đạt được một tác phẩm hay một bài thơ? Tất cả kiến thức này sẽ được thuvienhoidap  trả lời trong bài viết này. Hãy tham khảo diễn đạt trong văn nghị luận dưới đây nhé !

Nội dung câu trả lời

Bạn đang xem bài: Diễn đạt trong văn nghị luận là gì?

Video giải thích diễn đạt là gì ?

Diễn đạt trong văn nghị luận bằng cách sử dụng từ ngữ 

  • Cần phải lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận.
  • Nên tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kỳ hay những từ ngữ lạc phong cách và văn hóa người Việt. Sử dụng các loại từ ngữ nữa Tây, nữa Ta sẽ làm ảnh hưởng đến người đọc, người nghe.
  • Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng như từ láy để bộc lộ cảm xúc phù hợp nhất.

Ví dụ cách sử dụng sai từ ngữ trong diễn đạt văn nghị luận

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh. Nhắc đến Xuân Quỳnh là nhắc đến một nhà thơ vĩ đại. Nhắc đến Xuân Quỳnh là bạn đọc nhớ đến hàng loạt các bài thơ về tình yêu của bả chẳng hạn như: Thuyền và biển, thơ tình cuối mùa thu, tự hát… và nhất là bài thơ Sóng – thi phẩm được rút ra từ tập thơ Hoa dọc chiến hào (1966). Bài thơ thể hiện thật là sinh động vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Ở đây, khát vọng tình yêu đã được thể hiện theo một cách riêng rất chân thực, rất dễ yêu….

Trong đoạn nghị luận trên các các lỗi gồm:

  • Hẳn ai cũng nghe nói: Sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt không phù hợp trong thể loại văn nghị luận.
  • Một nhà thơ vĩ đại: Sử dụng từ ngữ sáo rỗng, không thích hợp với ngữ cảnh.
  • Bài thơ thể hiện thật là sinh động: Sử dụng ngôn từ sinh hoạt làm mất đi tính diễn đạt nghệ thuật trong văn nghị luận.

Phương thức biểu đạt là gì và các phương thức biểu đạt hiện nay trong công việc | Ngoại ngữ cộng đồng

Tham khảo thêm: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận :

Yêu cầu 1: Cần phải kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài, cách liên kết câu, liên kết đoạn văn để tạo nên giọng điệu linh hoạt giúp biểu hiện cảm xúc thật và gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.

Yêu cầu 2: Sử dụng các phép tu từ cú pháp như điệp ngữ, đảo ngữ… để tạo nhịp điệu và nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc của mình.

Trên là yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận hãy tham khảo vài ví dụ bên dưới nhé !

Ví dụ cách kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

Câu hỏi: Viết cảm nhận của em về đoạn thơ thứ 5 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Con sóng dưới lòng sâu 

Con sóng trên mặt nước 

Ôi con sóng nhớ bờ 

Ngày đêm không ngủ được 

Lòng em nhớ đến anh 

Cả trong mơ còn thức

Câu trả lời

Thuvienhoidap.net sẽ viết một đoạn văn nghị luận để áp dụng và kết hợp các kiểu câu về cảm nhận trong đoạn thơ thứ 5 của bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh.

Điều thú vị của sóng nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng là ở chỗ: đã có sóng thì bao giờ sóng cũng thức, sóng không bao giờ ngủ bởi nếu sóng ngủ thì sóng không tồn tại. Phải chăng vì thế mà người ta coi sóng là “ trái tim” của biển, là nhịp đập của đại dương mênh mông. Nếu sóng là sự sống của biển thì nỗi nhớ là sống của tình yêu. Nếu giới hạn của sóng là cõi thực thì sóng lòng trong tâm hồn người phụ nữ đã xáo trộn của thực và mơ. Lời thơ tưởng phi lý (trong mơ còn thức) mà hóa ra lại diễn tả thật hợp lý và cảm động đến tâm trạng của người phụ nữ khi yêu. Chẳng phải khi yêu, người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc? Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Thế nên, trạng thái “ cả trong mơ còn thức” không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ nhưng mà có lẽ còn ẩn chứa cả những dự cảm lo âu của một trái tim người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc.

Các từ in đậm là cách kết hợp các kiểu câu, cách liên kết câu trong văn nghị luận mà các em cần nắm vững.

Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

Giọng điệu cơ bản trong văn nghị luận là giọng điệu trang trọng, nghiêm túc. Đặc biệt khi bạn làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống thì giọng văn cần chú ý chọn lọc thật hợp ký.

Nếu đó là giọng điệu khẳng định thì cần phải mạnh mẽ, dứt khoát.

Nếu sử dụng các kiểu câu mang tính thuyết phục người đọc thì nên sử dụng các từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Cần kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ để tăng cường độ cho giọng điều mà mình muốn trình bày phát huy hết tác dụng.

Tuy nhiên, giọng văn cũng có thể linh hoạt và thay đổi với một số chủ đề, trường hợp đặc biệt.

Xem thêm: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài tập ví dụ cách diễn đạt trong văn nghị luận

Câu hỏi bài tập 1 SGK trang 157 – ngữ văn 12

Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong đoạn trích trên.

Đáp án bài tập 1:

Dưới đây là những từ ngữ hay dụng trong văn nghị luận :

Về cách sử dụng từ ngữ

  • Cách xưng hô thân mật, gần gũi nhưng đầy trang trọng: “ nước ta”, “ dân ta”…
  • Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: “ thuộc địa”, “ chính quyền”, “ thoái vị”, “ chế độ quân chủ” phù hợp với đối tượng nghị luận.
  • Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm: “ đã thành”, “ chứ “, “ nổi dậy”, “ đánh đổ các xiềng xích”, “ gây dựng”…

Về cách sử dụng các kiểu câu

Câu khẳng định.

Sử dụng kiểu câu có cùng cấu trúc như  câu “ sự thật là”.

Câu có cấu trúc song hành như câu “ dân ta đã”.

Câu hỏi bài tập 2: 

Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn gọn bàn về vấn đề “ thay đổi để thích nghi, thích nghi để sinh tồn trong thời kỳ dịch COVID-19 đang ngày một phức tạp”

Đáp án bài tập 2:

Vì sao con người cần thay đổi để thích nghi, thích nghi để sinh tồn? Vì thế giới vận động không ngừng. Nếu không tìm cách thay đổi và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của cuộc sống thì chúng ta có thể thất bại. Hãy nhớ lại sự sụp của một ông trùm công nghệ. Đã có thời, Nokia đứng vị trí số 1 trên thị trường điện thoại thế giới nhưng thời hoàng kim của Nokia đã kết thúc năm 2013 khi phải chuyển giao toàn bộ cho Microsoft. Nguyên nhân thất bại của Nokia là thiếu khả năng thích ứng với những tiến bộ mới của công nghệ truyền thông. Nokia đã không thay đổi khi công nghệ đã thay đổi, không tìm hiểu tâm lý, nhu cầu, thói quen sử dụng điện thoại của người dân khi bối cảnh xã hội đã khác trước, không thúc đẩy mạnh mẽ những phát minh, sáng tạo về phần mềm… Đây cũng là sự thật ở nhiều công ty, tổ chức, cá nhân mà các phương tiện truyền thông đại chúng đã từng đưa tin. 

Vì vậy, thay đổi là để thích nghi, là lẽ sống còn đối với bất kỳ ai.

Đặc điểm giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là gì?

  • Câu trả lời đó là : Trang trọng và Nghiêm túc

Lỗi diễn đạt là gì ?

Những lỗi thường gặp là: Viết sai chính tả, dùng từ sai chuẩn mực, sử dụng từ không đúng nghĩa, không hợp phong cách, hiện tượng lặp từ, thừa từ nhiều, sử dụng từ mang màu sắc địa phương.
Cách sửa :

  • Một bài văn hay hấp dẫn phải là bài văn có vốn từ phong phú, được sử dụng chính xác, linh hoạt. Dùng từ chính xác, độc đáo, đúng chỗ là một trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay.
  • Muốn vậy, người viết cần tích lũy vốn từ phong phú, khi viết phải có ý thức lựa chọn từ ngữ phù hợp: Dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật sự việc sẽ đem đến cho người đoc sự khoái chá, cảm phục. Cần lưu ý là khi không nắm chắc nghĩa của từ, tốt nhất không nên dùng.

Hình thức diễn đạt là gì ?

  • Làm rõ ý nghĩ, tình cảm bằng hình thức nào đó: Bài văn diễn đạt khá sinh động Văn phong diễn đạt lủng củng.

Kết luận: Đây là toàn bộ câu trả lời cho vấn đề cách diễn đạt trong văn nghị luận mà các bạn cần nắm vững.

Đánh Giá

Đánh Giá – 9.4

9.4

100

Hướng dẫn oke ạ !


User Rating:
5
( 1 votes)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button