Tổng hợp

Độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân? Bao nhiêu tuổi được làm CCCD?

Thế nào là thẻ Căn cước công dân, bao nhiêu tuổi được cấp thẻ, có phải đổi chứng minh thư nhân dân sang thẻ Căn cước công dân không? Độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân?

Bạn đang xem bài: Độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân? Bao nhiêu tuổi được làm CCCD?

Căn cước là những điểm riêng biệt để nhận rõ được một người không nhầm lẫn với bất cứ ai như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, cha mẹ đẻ, đặc điểm nhận dạng… Căn cước công dân là giấy chứng nhận có ghi rõ căn cước, có dán ảnh và lăn tay, do chính quyền cấp. Vậy độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân là bao nhiêu ? Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị sai thông tin? Khó khăn khi chậm cấp thẻ căn cước công dân?

1. Độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân:

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì được cấp căn cước công dân và được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 thì những trường hợp phải làm thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, nếu có yêu cầu thì sẽ được cấp đổi sang căn cước công dân. Tác dụng của thẻ căn cước công dân khi thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2016.

Theo quy định cả pháp luật hiện hành thì thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Mỗi công dân sẽ được cấp một mã số định danh duy nhất thống nhất quản lý trên toàn quốc.

Khi công dân đến nhận thẻ căn cước công dân nên kiểm tra lại kỹ xem thông tin, hình dáng, kích thước, nếu sai sót báo ngay cho bộ phận tiếp nhận và trả thẻ căn cước công dân xử lý trước khi ra về.

Bộ trưởng Bộ Công an đã ký văn bản hợp nhất nhiều thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước công dân. Thông tư quy định cụ thể về hình dáng, kích thước, quy cách, ngôn ngữ khác, chất liệu, nội dung thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị trong việc sản xuất, quản lý mẫu thẻ căn cước công dân. Cụ thể, thẻ căn cước công dân hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm.

Mặt trước thẻ căn cước công dân gồm các thông tin bên trái từ trên xuống có hình quốc huy đường kính 14 mm, ảnh của người được cấp thẻ căn cước công dân cỡ 20 nhân 30cm. Mặt sau của thẻ căn cước công dân gồm có các thông tin trên cùng là mã vạch 2 chiều, bên trái ở 2 ô trong đó ô trên là vân tay ngón trỏ trái và ô dưới là vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân. Hai mặt của thẻ căn cước công dân in hoa văn màu xanh nhạt, nên mặt trước căn cước công dân gồm hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các họa tiết hoa văn trang trí, về mặt sau của căn cước công dân gồm các hoa văn được kết hợp với họa tiết đường cong vắt chéo đan xen, quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước công dân.

Cũng theo quy định thẻ căn cước công dân được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của 2 mặt có phủ lớp màng phủ nhựa mỏng trong suốt và người ký đóng dấu là Cục trưởng Cục cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Cấp lại căn cước công dân khi bị sai thông tin:

Căn cước công dân là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng, lúc nào chúng ta cũng phải mang theo bên mình, tuy nhiên do cách thức cấp căn cước công dân ở nhiều nơi còn lạc hậu, chưa đồng bộ nên không hiếm trường hợp căn cước công dân của người dân bị in sai thông tin. Các trường hợp sai sót thì phải đến cơ quan công an làm thủ tục đổi rồi cấp lại căn cước công dân, trường hợp họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán… trên hộ khẩu và căn cước công dân khác với họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán… ghi trên giấy khai sinh thì cần phải xuất trình giấy khai sinh để đính chính lại họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán… trong sổ hộ khẩu và sau khi đính chính xong mới tiếp tục đính chính thông tin đã bị sai trên căn cước công dân cho phù hợp với giấy khai sinh.

3. Khó khăn cấp thẻ căn cước công dân:

Từ đầu năm 2016, sau khi tổ chức thí điểm, 16 tỉnh thành phố đã cấp căn cước công dân thay cho chứng minh thư nhân dân theo quy định thì việc cấp mới hoặc đổi thẻ căn cước cho công dân chỉ mất từ 7 đến 15 ngày. Tuy nhiên, nhiều địa bàn trên cả nước thời gian trả thẻ căn cước công dân kéo dài từ 2 đến 3 tháng khiến cho các thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự của người dân không ít những khó khăn. Thời gian kéo dài khiến cho người dân gặp không ít khó khăn. Theo phản ánh, hàng chục tỉnh thành đang gặp phải tình trạng chậm được cấp thẻ căn cước công dân, nhiều người gặp rắc rối trong các giao dịch dân sự như mua bán nhà đất, ngân hàng, bảo hiểm y tế bị đình trệ. Một số những giải pháp tạm thời cần cần đặt ra để giải quyết thực hiện.

Nhiều người bất ngờ khi trên giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ căn cước công dân ghi thời hạn quá lâu, nhiều người cần làm thẻ căn cước công dân sớm để kịp xin đổi mới thẻ bảo hiểm y tế để chữa bệnh đang trong giai đoạn điều trị những bệnh nguy hiểm hoặc thi THPT quốc gia. Nếu gặp phải các trường hợp như trên cơ quan công an có thể linh hoạt ưu tiên làm hồ sơ đăng ký làm căn cước công dân trước cho người dân trong một số trường hợp đặc biệt. Trong vòng thời gian 5 ngày là có thể nhận thẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ưu tiên cấp nhanh như các trường hợp nêu trên, chỉ có những trường hợp đặc biệt vì lý do sức khỏe hoặc có việc cần gấp mới được ưu tiên cấp sớm. Khuyến cáo người dân không nên cấp đổi nếu chứng minh thư cũ còn thời hạn.

Để tạo điều kiện cho người dân, nhiều địa phương, công an các quận, huyện và các phường có thể nhanh chóng mang thẻ căn cước đến trả tận tay cho người dân. Mặc dù, các giải pháp tạm thời để giải quyết khó khăn cho người dân nhưng không mang tính lâu dài, hiện nay số lượng hồ sơ xin cấp căn cước công dân vẫn phải tiếp tục chờ vì số lượng rất lớn. Mong mỏi của người dân là sớm đẩy nhanh tiến độ để thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Thẻ căn cước công dân được sử dụng thay cho chứng minh thư nhân dân 9 số hoặc 12 số, tuy nhiên người dân chỉ nên đi làm căn cước công dân khi mà cần cấp đổi hoặc cấp mới do chứng minh nhân dân cũ do hết hạn sử dụng. Tức là sau 15 năm kể từ ngày mất hoặc trường hợp bị mất, hư hỏng chứng minh nhân dân. Những trường hợp chưa cần thiết, không nên làm thẻ căn cước vào thời điểm này để tránh ùn ứ và chờ đợi lâu. Tương lai, Bộ Công An cũng nên giao cho công an các tỉnh, thành phố tự chủ trong việc cấp phôi thẻ căn cước công dân làm cải cách thủ hành chính cũng như giảm áp lực từ phía trung ương, tăng tính linh hoạt ở địa phương.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, mới đây em có biết thông tin về ban hành Luật công cước công dân, khi đó, Thẻ căn cước công dân sẽ thay thế Chứng minh thư nhân dân. Vậy cho em hỏi, Thẻ căn cước công dân là gì?, bao nhiêu tuổi được cấp thẻ căn cước, và  nếu trước đây có chứng minh nhân dân thì cũng phải thay bằng thẻ căn cước công dân ạ.

Luật sư tư vấn:

Theo Luật căn cước công dân 2014, có hiệu lực ngày 1/1/2016.

4. Thẻ Căn cước công dân là gì?

Điều 18 Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước

“1. Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.”

Như vậy, Thẻ căn cước công dân sẽ là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam được sử dụng để thay thế các giấy tờ trước đây như giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm xã hội… để thực hiện các giao dịch tại Việt Nam. Còn khi ra nước ngoài, đối với những quốc gia mà kí kết thỏa thuận quốc tế về sử dụng Thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì Thẻ căn cước này sẽ thay thế cho Hộ chiếu.

Độ tuổi được cấp thẻ Căn cước

Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân:

“Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.”

Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp Thẻ căn cước. Lệ phí cấp lần đầu là miễn phí

Do-tuoi-duoc-cap-the-can-cuoc-cong-dan.jpg

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:

5. Có Chứng minh thư nhân dân thì có phải đổi sang Thẻ căn cước công dân?

Theo Điều 38 khoản 2 Luật căn cước công dân:

“Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.”

Như vậy, những ai đã có Chứng minh nhân dân mà vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn được sử dụng tiếp đến khi hết hạn thì phải đổi sang thẻ Căn cước công dân hoặc khi có nhu cầu đổi thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/do-tuoi-duoc-cap-the-can-cuoc-cong-dan-bao-nhieu-tuoi-duoc-lam-cccd/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button