Tổng hợp

HgB là gì? Chỉ số HgB trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?

HgB được xem là một trong những chỉ số quan trọng chi ra tình trạng sức khỏe con người. Vậy HgB là gì? Bài viết này của Tmdl.edu.vn sẽ cung cấp đến bạn thông tin liên quan đến chỉ số quan trọng này.

HgB là gì?

Chỉ số HgB là gì?

Chỉ số HgB là viết tắt của Hemoglobin. Đây là một loại phân tử protein có trong hồng cầu. Đây là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu.

Được tài trợ

Vai trò của chỉ số HgB là vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể người. Sau đó tiếp nhận khí CO2 đem trở về phổi để phổi thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Ngoài ra còn tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu.

Được tài trợ

Giá trị của chỉ số HgB thay đổi tùy theo giới tính:

  • Nam: 13 – 18g/dl (tương đương 8.1 – 11.2 millimole/l).
  • Nữ: 12 – 16g/dl (tương đương 7.4 – 9.9 millimole/l).

Chỉ số HgB tăng khi bị mất nước, mắc các bệnh tim và phổi; giảm khi bị thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu khác.

Ý nghĩa của chỉ số HgB là gì?

Chỉ số HgB là một trong ba chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Đó là RBC – Red Blood Cell thể hiện số lượng hồng cầu, HCT – Hematocrite thể hiện dung tích hồng cầu và HGB – Hemoglobin thể hiện lượng huyết sắc tố. Khi hai trong ba chỉ số trên thấp hơn so với bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể chẩn đoán người bị bệnh thiếu máu nếu có đặc điểm chỉ số HgB là:

  • Nam: Chỉ số HgB < 13g/dl (130g/l).
  • Nữ: Chỉ số HgB < 12g/dl (120g/l).
  • Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11g/dl (110g/l).

Chỉ số HgB cũng dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không khi:

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu.
  • Chỉ số HgB 8 – 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Chỉ số HgB 6 – 8g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu.
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.

Vì sao chỉ số HgB của nữ thấp hơn nam?

Chỉ số HgB của nữ thấp hơn nam vì phụ nữ có kinh nguyệt và thai kì. Đây là hai nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ, khiến chỉ số HgB thấp. Bên cạnh đó, một số phụ nữ sợ béo phì nên thường ăn uống kiêng khem, chế độ ăn không đầy đủ cũng là một nguyên nhân gây thiếu máu.

Trong đó, thiếu máu ở phụ nữ đang mang thai là vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, cần được quan tâm đặc biệt. Khi mang thai, phụ nữ cần đáp ứng nhu cầu tăng lượng máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai.

Từ đó, nhu cầu sắt và axit folic cũng tăng lên để tạo hồng cầu. Vì vậy, các mẹ nên xét nghiệm máu khi mang thai để kiểm tra tình trạng thiếu máu và bổ sung dưỡng chất kịp thời.

Nguyên nhân khiến chỉ số HgB thấp là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu trong cơ thể làm thấp chỉ số HgB có thể là số lượng các tế bào máu được hình thành thấp hơn bình thường; hay cơ thể của bạn phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn số lượng được tạo ra; hoặc sự mất máu do các vết thương gây ra.

Dưới đây là các bệnh và tình trạng khiến chỉ số Hemoglobin thấp:

Tình trạng thiếu máu ác tính

Tình trạng thiếu máu ác tính xảy ra khi thức ăn cung cấp hằng ngày thiếu lượng vitamin B12 cần thiết. Cũng có thể vì cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin B12 nên dẫn đến bệnh này.

Tình trạng thiếu sắt

Cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thu sắt hoặc thực đơn dinh dưỡng thiếu đi lượng sắt cần thiết là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Lượng sắt rất quan trọng đối với sức khỏe con người.

Tình trạng thiếu máu bất sản

Việc giảm đáng kể số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu do không kịp tạo ra các tế bào máu mới gọi là tình trạng thiếu máu bất sản. Bệnh này có thể xảy ra đột ngột, hoặc xảy ra từ từ và trở nên tồi tệ hơn trong một khoảng thời gian dài.

Tình trạng thiếu máu do mất máu

Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị loại bỏ khỏi cơ thể lúc vẫn còn tuổi thọ. Trong khi đó tủy sống vẫn chưa kịp sản sinh ra tế bào máu mới. Tùy trường hợp, thiếu máu có thể dẫn đến các đến bệnh lý khi báo hiệu những triệu chứng bất thường. Đó là bệnh bạch cầu với bất thường ở cơ quan tạo máu; có khối u ở đường tiêu hóa, cảnh báo bệnh ở thận và gan và có rối loạn viêm.

Ở phụ nữ sau sinh, tình trạng thiếu máu rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là bởi chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng và lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Tình trạng mất máu nhiều sau khi sinh làm hao hụt lượng máu dự trữ của người mẹ.

Ở phụ nữ cũng hay bị mất máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu kinh nguyệt bị mất lớn hơn 60ml. Đó là bởi vì nó còn bao gồm cả mô, chất nhầy và lớp niêm mạc tử cung.

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu là gì?

Về lâm sàng, khi một người bị thiếu máu sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; da có thể vàng hoặc sạm đi, lòng bàn tay, da mặt trắng nhợt nhạt.
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Hồi hộp, dễ mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh.
  • Phụ nữ có thể vô kinh.
  • Tay chân thường bị tê, khả năng lao động hay trí óc đều bị sụt giảm.
  • Tóc rụng nhiều, móng tay móng chân giòn và dễ gãy.

Về cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu dựa trên nồng độ HgB trong máu:

  • Thấp hơn 13g/dl (130g/l) đối với nam giới.
  • Thấp hơn 12g/dl (120g/l) đối với nữ giới.
  • Thấp hơn 11g/dl (110g/l) đối với người lớn tuổi.

Ngoài ra, triệu chứng thiếu máu có thể dựa vào các kết quả công thức máu, hàm lượng acid folic/hàm lượng ferritin/tủy như sau:

  • Hàm lượng Ferritin giảm.
  • Hàm lượng Acid folic hoặc vitamin B12 giảm.
  • Tủy giảm sinh.

Làm sao để phòng tránh thiếu máu?

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, chúng ta cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là lượng sắt cần thiết. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và axit folic như là thịt, cá, trứng, sữa, gan, các loại đậu, rau xanh. Các chế phẩm từ đậu nành cũng giúp bổ sung vitamin B12.

Ngoài ra, các loại trái cây giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng và làm tăng khả năng hấp thu sắt. Cụ thể là cam, bưởi, đu đủ, chuối,…

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng thiếu máu, bạn có thể uống viên sắt có kết hợp axit folic. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống viên sắt.

Câu hỏi thường gặp về chỉ số HgB là gì?

Chỉ số HgB bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số HgB thể hiện sự phân loại các mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố. Tuy nhiên, chỉ số này mang tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

  • Nếu HGB trên 10g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 8-10g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
  • Dưới 6g/dl: cần truyền máu cấp cứu.

Chỉ số HgB bao nhiêu là có thai?

Chỉ số HgB không nói lên biểu hiện có thai ở phụ nữ. Bác sĩ sẽ dựa vào một yếu tố khác để chẩn đoán cơ thể phụ nữ có thai, đó là nồng độ HCG.

HCG là tên viết tắt của loại hormone Chorionic gonadotropin trong cơ thể con người và được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Vì thế, nồng độ HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai.

Nồng độ HCG ở các thai phụ cũng rất khác nhau.

  • Đối với người phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL.
  • Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL.
  • Nếu nồng độ HCG từ 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không.

Như vậy bài viết trên của Tmdl.edu.vn đã giải đáp cặn kẽ về HgB là gì và các dấu hiệu bệnh liên quan đến chỉ số HgB. Hy vọng bài chia sẻ trên hữu ích với bạn. Hẹn gặp bạn ở bài viết sau!

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button