Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
Câu hỏi: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn
Bạn đang xem bài: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
B. Khởi nghĩa Nam Kì
C. Binh biến Đô Lương
D. Khởi nghĩa từng phần
Trả lời: Đáp án B. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện trong khởi nghĩa Nam Kỳ
Giải thích:
Lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ thiêng liêng của Nước Việt Nam ta lần đầu tiên được những chiến sỹ cách mạng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ treo tại trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa đặt tại đình Long Hưng xã Long Hưng (Châu Thành), nay là tỉnh Tiền Giang ngày 23.11.1940. Chỉ một thời gian ngắn, cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, tuy chưa thành công song hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đã đi vào tâm thức của mỗi người Việt Nam yêu nước. Và tháng 8.1945, lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện công khai tại Hà Nội. Rất nhiều tờ báo lúc đó đã đưa tin về sự kiện này.
Tháng 5.1941, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương VIII tại Pác bó Cao Bằng đã họp bàn về đường lối chỉ đạo chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc lấy mục tiêu khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh). Nghị quyết và Chương trình hành động của Việt Minh thông qua tại Hội nghị ghi rõ: Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ.
Giữa những ngày tháng Tám năm 1945, tại Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang – Thủ đô Khu Giải phóng của cách mạng Việt Nam, hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng và đại hội đại biểu Quốc dân họp và thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ Lâm thời do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Cùng đó, Người ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Ở Hà Nội khi đó, lá cờ đỏ sao vàng vẫn chưa xuất hiện công khai dù phong trào quần chúng phát triển mạnh, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, cao trào kháng Nhật cứu nước, phá kho thóc Nhật cứu đói bùng khắp nước, không khí khởi nghĩa đến rất gần.
Từ tháng 5.1945, phe phát xít thất bại, dần đầu hàng Đồng minh. Chính quyền và quân đội Nhật tại Việt Nam rệu rã, phong kiến tay sai dần mất vai trò trong xã hội. Điều kiện tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã đến. Đặc biệt, từ khi Nhật đảo chính Pháp tiếm quyền ở Đông Dương (9.3) đến giữa tháng 8.1945, phong trào yêu nước của sinh viên, trí thức ở Hà Nội theo lời kêu gọi tập hợp đoàn kết của Việt Minh phát triển rộng rãi. Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Nhóm Thanh Nghị, Tổng hội sinh viên, Đội tuyên truyền Xung phong Dân chủ…tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hô hào nhân dân đoàn kết ủng hộ Việt Minh, kiềm chế, ngăn chặn bọn Việt gian gây hại cách mạng, tổ chức diễn thuyết gây thanh thế cho Việt Minh…góp phần cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, rồi lan rộng ra toàn quốc. Tư liệu và hồi ức của những người trong cuộc trong dịp kỷ niệm năm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946) trên sách báo xuất bản công khai cho thấy rõ hơn không khí khởi nghĩa và thời điểm lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện công khai ở Hà Nội.
Ngày 17.8.1945, Tổng hội công chức thân Nhật quyết định sẽ tổ chức mít tinh ủng hộ nhà Vua và chính phủ thân Nhật sớm hơn dự định trước đó một ngày. Bắc bộ Khâm sai đại thần Phan Kế Toại cũng ra hiệu triệu đăng công khai ở các báo. Cả Hà Nội khuấy động, công chức các nơi sốt sắng ủng hộ, cổ vũ tham gia.. Chiều ngày 15.8, Ủy ban Quân sự cách mạng chủ trương phá cho kỳ được cuộc mít tinh. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi không chỉ là hoạt động công khai đông người cuộc biểu tình này hoạt động được chính quyền cho phép, tổ chức tại trung tâm thành phố với sự bảo vệ của quân Nhật…Ta dự định phá và rút lui nhanh, giữ an toàn…
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trần Lâm Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và Vũ Kỳ Thư ký riêng của Người xem lời chúc Tết đồng bào và chiến sỹ cả nước Xuân Đinh Mùi 1967
Trước đó ngày 12.8.1945, một nhóm nhỏ trí thức, sinh viên yêu nước thuộc Đội Tuyên truyền xung phong Dân Chủ Đảng trong Mặt trận Việt Minh trong đso có Trần Quảng Vận , một sinh viên trường Luật Đông Dương đã cùng nhau bàn tính và triển khai kế hoạch “LÀM SÔI NỔI DƯ LUẬN” vào đêm 16.8.1945. Họ dự định hoặc sẽ bí mật treo lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa, hoặc sẽ để nhân dân Thủ đô ở Khu Bờ Hồ được nghe lời kêu gọi nổi dậy chống phát xít Nhật-Pháp do chính họ phát ra từ nóc đền Ngọc Sơn… Với kế hoạch Tổng hội Công Chức đưa ra, nhóm thấy ngay cơ hội cho mình và quyết định ”THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC” bằng cách “ sẽ xung phong cuộc mít tinh của công chức” ngày 17.8 sắp tới. Họ cân nhắc và đều thấy rõ đó là một việc “ Táo bạo nhưng hiếm có” “ Nguy hiểm nhưng ảnh hưởng mạnh”. Chiều 16.8.1945, nhóm thống nhất kế hoạch và phân giao nhiệm vụ: Anh Ch. Chị Kính làm diễn giả, Thành phụ trách tìm tự vệ còn Lâm kiếm vải may và phụ trách treo cờ trước cửa Nhà hát Lớn chiều 17.8. Vốn có trong dự định, trước đó, Lâm chủ động nhờ vị hôn thê là con gái một gia đình kinh doanh tơ lụa trên phố Hàng Đào mua hộ vải may cờ. Đó là việc rất dễ bị quân Nhật theo dõi làm phiền nhưng rồi cũng em vượt qua. Chiều 15.8, việc may lá cờ đỏ sao vàng kích thước 6 mét x 4 mét hoàn thành. Lâm quay lại Nhà hát Lớn để khảo sát địa hình kỹ càng. Ngày 17.8.1945, gần 15 giờ cuộc biểu tình của công chức bắt đầu. Bí mật đến địa điểm đã hẹn với chiếc băng trật tự do Ban Tổ chức cấp trên tay, Lâm cùng hai bạn trong nhóm được người trong Ban Tổ chức chờ đón và bí mật đưa cả ba lên ban công tầng 2. Tại đây, hàng chục nhà báo, nhiếp ảnh, bảo vệ, trật tự đứng tác nghiệp. Bên dưới trước mặt dãy khách mời là bục diễn giả, kề bên là vị trí của đoàn quân nhạc do Quản Liên phụ trách. Dưới sân hàng vạn người đứng nghiêm chỉnh thành hàng lối. Lâm chờ lúc Ban tổ chức đọc gần xong lời khai mạc, theo kế hoạch Lâm sẽ cùng các đồng chí của mình giữ chặt dây chằng, nhanh tay thả lá cờ xuống theo chiều thẳng dọc thẳng đứng. Tất cả các động tác đều thực hiện như đã dự tính. Bất ngờ, tiếng hô khẩu hiệu theo hướng dẫn của người trên diễn đàn của Ban Tổ chức được thay thế bằng tiếng vỗ tay hoan hô khi tất cả mọi người đứng dưới sân cùng nhìn thấy lá cờ từ balcon tầng 2 Nhà hát Lớn trải rộng, bung ra và tràn đầy, che kín khoảng cửa bên phải cánh cửa trung tâm. Màu cờ đỏ thắm với sắc rực rỡ của ngôi sao 5 cánh ở giữa. Cẩn thận, Lâm còn luồn tay qua lỗ hổng của tường kéo thẳng hai bên mép cờ cho phẳng. Xung quanh chỗ Lâm đứng hàng chục đôi mắt nhìn ngỡ ngàng rồi như lặng đi trước tiếng hô “Im” nghiêm trang của người bảo vệ nhóm. Cùng lúc, bên dưới quảng trường, hàng vạn con tim cùng hô to: “Ủng hộ Việt Minh” trong tiếng vỗ tay vang dội.
Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng chính thức công khai ra mắt công dân thủ đô Hà Nội, trong một biển người và những khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm” “ Đả đảo quân Nhật”. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện. Việt Minh đã làm chủ diễn đàn cuộc mít tinh. Tiếp đó là lời hiệu triệu của hai đại biểu Việt Minh một nam, một nữ. Cả biển người đồng thanh hô vang: Việt Nam độc lập! Việt Minh vạn tuế! Ủng hộ Việt Minh…Rồi một diễn giả cùng với tác giả bài Tiến quân ca xuất hiện. Lời ca “ Đoàn quân Việt Nam đi sao vàng phấp phới” lần đầu tiên công khai vang xa. Cả biển người hát cùng tác giả.Trong buổi chiều ngày 17.8.1945 ấy, trên Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, lần đầu tiên Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam xuất hiện công khai trước quần chúng nhân dân trong khí thế chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, gần như cùng một lúc với thời điểm tại Hội nghị Quốc dân ở Tân Trào Quốc kỳ, Quốc ca vừa được Hội nghị thông qua đã trở thành hiện thực diễn ra ở Thủ đô Hà Nội.
Mít tinh ngày 17.8.1945 tại Quảng trường nhà hát Lớn Hà Nội
Ngày 18.8.1945, các báo ở Hà Nội trong đó tờ Tin Mới phát hành đầu tiên trong ngày nội dung “Thông cáo” của Việt Minh: Chiều hôm qua, 17.8.45 nhân cuộc biểu tình đả đảo chính sách thực dân tổ chức ở trước cửa Nhà hát lớn “ hàng vạn dân chúng đủ các giới đồng bào đã tỏ tinh thần đấu tranh cho nền độc lập hoàn toàn của dân tộc Việt Nam. Sau khi một công chức tuyên bố chương trình cuộc hội họp thì bỗng nhiên người ta thấy hàng chục lá cờ Việt Minh bay phấp phới ở các nơi cùng một chiếc treo ở ngay trên diễn đàn. Tức thời những tràng pháo tay và những tiếng hoan hô Việt Minh nổi dậy như sấm vang”.
.Báo Độc lập ngày 17.8.1946 viết: Ngày 17.8 giữa cuộc mít tinh của công chức tại Công trường Nhà hát lớn,… Lá cờ đỏ sao vàng do những bàn tay bí mật của đội xung phong Dân chủ buông từ trên gác nhà hát lớn xuống đã ngang nhiên xuất hiện giữa những tiếng hoan hô.
Báo Vì nước ngày 20.8.1946 mô tả chi tiết: Sáng hôm ấy, anh L. bạn tôi tìm đến tận nhà, kéo ra chỗ vắng: “ Anh ở Ban tổ chức phải không? Vậy anh làm thế nào lấy ngay cho tôi một cái băng nhân viên Ban tổ chức và vài cái băng “ Trật tự” Và ghé sát tai tôi, anh nói thầm:”Thượng lệnh” Anh L. ở trong đoàn Xung phong Dân chủ Đảng trong Mặt trận Việt Minh, nhưng tôi không khỏi ngạc nhiên về cái chương trình quá bạo, định xung phong trước hàng vạn đồng bào tại một chỗ mà chung quanh thế nào chẳng có lính Nhật gác…Rồi Tiếng vỗ tay nổi vang tứ phía cùng với muôn tiếng reo hò: Từ trên gác Nhà hát Lớn tung xuống một lá cờ đỏ thắm có ngôi sao vàng sáng tươi. Cùng một lúc từ bốn phía không biết ở đâu nổi lên nhiều lá cờ tương tự. Tiếng hoan hô nổi lên như sấm dậy.
Báo Độc lập ngày 18.8.1946 bình luận: 17.8.1945. Ngày dân chúng thủ đô Việt Nam, đã họp mít tinh và biểu tình tuần hành để hoan hô như sấm vang lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện công khai giữa rừng người và ngang nhiên tuyên bố ủng hộ Việt Minh trước những bộ mặt lơ láo của giặc lùn. Với ngày 17.8.1945, lịch sử thế giới đã thêm một trang mới ghi bằng những chữ đậm sau đây: THỜI ĐẠI ĐẾ QUỐC PHẢI CÁO CHUNG. TOÀN THỂ DÂN TỘC NHƯỢC TIỂU CƯƠNG QUYẾT TIẾN TỚI HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP”
Ở ngoại thành Hà Nội, từ sáng sớm ngày 18.8.1945, cờ đỏ sao vàng công khai phấp phới bay cao.Trưa 18.8.1945, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thông qua chủ trương kế hoạch khởi nghĩa của Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội. Ngay chiều 18/8/1945, trên quốc lộ từ Hà Nội đi các tỉnh, những lá cờ đỏ sao vàng nhanh như cấp số nhân đã được cắm công khai trên ô tô của các đội tuyên truyền xung phong… Sáng sớm ngày 19.8.1945, cả Hà Nội rực cờ đỏ sao vàng. Các đoàn biểu tình của quần chúng với cờ đỏ sao vàng trên tay như thác cuốn tập hợp thành đoàn biểu tình. Tất cả đều dẫn về hướng Nhà hát Lớn, nơi hai ngày trước đó, vào chiều 17.8.1945, lá cờ đỏ sao vàng cùng bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên xuất hiện công khai và trở thành biểu trưng cho ngày Tổng khởi nghĩa 19.8. Dân chúng đoàn kết một lòng tập hợp theo lời kêu gọi của Việt Minh đứng lên giành quyền làm chủ lấy vận mệnh của mình. Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Hơn 10 ngày sau lần lá cờ đỏ sao vàng cùng bài hát Tiến quân ca xuất hiện công khai đầu tiên ở quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội ấy, cả giải đất chữ S của Việt Nam ta chính quyền đã về tay Nhân dân. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã thành công. 14 giờ ngày 2.9.1945, trong nắng mùa thu tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, dưới lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/la-co-do-sao-vang-lan-dau-tien-xuat-hien-trong-cuoc-khoi-nghia-nao/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp