Tổng hợp

Liên Khui Thìn là ai? Tiểu sử của Liên Khui Thìn

Liên Khui Thìn là ai?

Liên Khui Thìn là một doanh nhân từng nổi tiếng trong vụ án EPCO – Minh Phụng tại Việt Nam. Liên Khui Thìn đã góp vốn và từng là giám đốc, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Epco. Năm 2001, ông đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam trong vụ án Epco – Minh Phụng cùng với Chủ tịch HĐQT (đại diện góp vốn của ủy ban nhân dân quận 3). Ông bị kết án từ hình, nhưng sau đó được chuyển thành án Chung thân.

Ngày 24-3-1997, ông Liên Khui Thìn – nguyên Tổng Giám đốc Epco bị bắt vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị buộc tội chiếm đoạt của doanh nghiệp hàng ngàn tỷ đồng. Đây có thể coi là một vụ án kinh tế có quy mô lớn nhất vào thời điểm đó. Ông Thìn cùng với Tăng Minh Phụng đã bị tuyên án tử hình

Bạn đang xem bài: Liên Khui Thìn là ai? Tiểu sử của Liên Khui Thìn

Sau đó, ngày 8/9/2003, khi đang thụ án tại trại giam Chí Hòa, cựu giám đốc Epco được Chủ tịch nước quyết định giảm án từ tử hình xuống chung thân. Tiếp đó, vào đầu năm 2008, do cải tạo tốt, góp nhiều công sức trong việc xây dựng môi trường trại giam và tích cực thi hành án dân sự… nên Liên Khui Thìn được xét giảm án xuống còn 20 năm. Sau khi thụ án được 12 năm, ngày 2/9/2009, ông được đặc xá, nhưng vẫn phải tiếp tục bồi hoàn 480 tỷ còn lại (sau khi đã bồi hoàn 500 tỷ).

Vợ cũ (vợ thứ hai) của ông Thìn là bà Đoàn Thị Kim Hồng, một doanh nhân thành đạt, đã kết hôn với ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh. Bà Hồng và ông Thìn có chung một con trai.

Liên Khui Thìn là ai?
Liên Khui Thìn là ai?

Tiểu sử của Liên Khui Thìn

Liên Khui Thìn sinh năm 1952 tại thị trấn Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông lớn lên và theo học hết bậc trung học tại Nha Trang. Năm 1971, sau khi đỗ tú tài toàn phần, ông vào Sài Gòn, ghi danh học tại Đại học Khoa học Sài Gòn. Ông từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh chống Mỹ, Thiệu và là Phó chủ tịch Tổng hội sinh viên miền Trung.

Tháng 5/1975, Liên Khui Thìn về công tác tại Thành đoàn, là Trưởng phòng Khoa học kỹ thuật Nhà Văn hóa thanh niên TP HCM.

Năm 1982, Tổ hợp sản xuất, chế biến mực xuất khẩu của Liên Khui Thìn ra đời, văn phòng đặt tại số 1 đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3, thuê lại của Công an quận 3. Để nắm vững đầu vào, Liên Khui Thìn tổ chức một mạng lưới thu mua mực tươi, không chỉ ở Khánh Hòa, mà vươn ra đến tận Tuy Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, kéo dài xuống Phan Thiết, Kiên Giang.

Năm 1985, Tổ hợp sản xuất, chế biến mực xuất khẩu trở thành Xí nghiệp Sản xuất, chế biến hàng nông, hải sản quận 3, và Liên Khui Thìn vẫn là giám đốc. Đến năm 1992, Xí nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông hải sản quận 3 trở thành Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ xuất khẩu quận 3 (gọi tắt là Epco).

Công ty EPCO

Công ty TNHH kinh doanh XNK, chế biến Nông hải sản, Du lịch, Khách sạn quận 3 (Cty TNHH Epco) được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập ngày 15.8.1992, với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và 5 thành viên sáng lập là: Nguyễn Tuấn Phúc (Chủ tịch HĐQT), Liên Khui Thìn (Phó Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ), Huỳnh Đức Phúc, Lê Phước Bốn và Huỳnh Minh Đức.

Theo đó, Ủy ban nhân dân quận 3 góp 50% vốn, do Nguyễn Tuấn Phúc đại diện. Liên Khui Thìn góp 14% và các thành viên còn lại (Huỳnh Đức Phúc, Lê Phước Bốn, Huỳnh Minh Đức) mỗi người góp 12%.

Nhưng, tại bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ án Epco – Minh Phụng đã kết luận: Trong giai đoạn thành lập Cty Epco, “không có căn cứ thể hiện việc góp vốn của ủy ban nhân dân quận 3 vào Cty”. Thực chất, Cty do 5 thành viên có tên trên góp vốn sáng lập, rồi “gắn” danh nghĩa nhà nước (ủy ban nhân dân quận 3) để dễ bề hoạt động.

Hồi còn là Giám đốc Công ty Epco, trong tay Liên Khui Thìn có hàng trăm hécta đất, hàng chục nhà xưởng, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Nha Trang. Khi ông Thìn bị bắt và đi tù, những tài sản này bị cấn trừ nợ, bị tẩu tán hoặc bán rẻ như cho.

Epco-Minh Phụng là liên doanh của Thành phố Hồ Chí Minh từng nổi đình nổi đám một thời về nhiều nghĩa. Bất ngờ, vụ án nổ ra lần lượt những đại gia có tiếng và cán bộ ngành ngân hàng phải vào tù vì những sai phạm trong quản lý tài chính, vi phạm các quản lý nhà nước, như Tăng Minh Phụng, Phạm Nhật Hồng, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tuấn Phúc… Trong vụ án này, tòa án đã tuyên ông Liên Khui Thìn (Giám đốc công ty Epco), bị án tử hình về tội lừa đảo. Còn ông Phúc (Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty) cũng bị mức án tử hình về đưa hối lộ.

Sau khi thi hành án

Sau khi thụ án được 12 năm, ngày 2/9/2009, ông được tuyên đặc xá, nhưng vẫn phải tiếp tục bồi hoàn 480 tỷ còn lại (sau khi đã bồi hoàn 500 tỷ). Có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao ông Thìn chưa bồi hoàn xong mà vẫn được ra tù. Căn cứ vào bản án hình sự phúc thẩm số 05/HSPT ngày 12/01/2000, ông Liên Khui Thìn phải liên đới cùng 3 người khác là Nguyễn Tuấn Phúc,Phạm Nhật Hồng và Nguyễn Ngọc Bích bồi thường số tiền là 1019 tỷ đồng. Tính đến 31/8/2009, bản thân ông Thìn đã tích cực thi hành được 538 tỷ đồng,những người khác chưa nộp đồng nào, còn 481 tỷ đ, ông Thìn cam kết sẽ trả hết vì tài sản ông đầu tư trên các sở đất tại quận 2,9 và Thủ đức còn rất nhiều. Mặt khác, ông còn là chủ của các công ty như Công ty TNHH An Khánh, Công ty Tây Sơn, Công ty TNHH Hồng Long….Riêng đối với công ty Hồng Long có trụ sở tại 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3,TP.HCM, ông nắm giữ 75% vốn cổ phần. Căn nhà 282 NKKN do ông chuyển nhượng từ Nguyễn Đăng Quang, giám đốc công ty sơn mài Lam Sơn, ngoài ra tại công ty Hồng Long còn 13 tài sản khác chưa được kê khai trong hồ sơ thi hành án.

Ngày Liên Khui Thìn được đặc xá ra khỏi trại giam, một Thiếu tướng Công an – hiện là Giám đốc Công an của một tỉnh – người cùng hoạt động với Liên Khui Thìn hồi sinh viên, đã sửa chữa lại một căn phòng trong nhà mình để Liên Khui Thìn bước đầu có chỗ tạm trú. Có thể do các mối quan hệ từ trước mà ông Thìn được ra sớm. Hoặc đó là sự đền bù muộn màng cho những gì ông Thìn đáng ra không phải chịu.

Sau khi được ra tù năm 2009, ông Thìn trở về làm kinh tế. Ông là một trong những người sáng lập ra Quỹ Hoàn Lương. Hiện nay Quỹ Hoàn Lương được đổi tên thành Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng.

Ông có tranh chấp về số cổ phần hiện có trong công ty EPCO.

Ông được các cổ đông bầu làm chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty EPCO nhiệm kỳ 2011-2016 và đang đòi quyền điều hành công ty từ người chiếm giữ bất hợp pháp là ông Nguyễn Lộc Ri, một phó giám đốc của EPCO từ trước năm 1997, nhưng không phải là cổ đông của công ty.

Tiểu sử của Liên Khui Thìn
Tiểu sử của Liên Khui Thìn

Khối tài sản liên quan đại gia Liên Khui Thìn

Khối tài sản siêu “khủng” của đại gia Liên Khui Thìn – cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH EPCO – dần được hé lộ sau khi ông tố cáo trong thời gian ông thi hành án, một số người đã chiếm đoạt tài sản của ông

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại công ty TNHH EPCO (TPHCM) và một số đơn vị có liên quan.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của ông Liên Khui Thìn (SN 1953, quê Khánh Hoà, ngụ quận 1, TP.HCM; nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty EPCO) tố cáo một số cá nhân, nhóm lợi ích lợi dụng thời gian ông chấp hành án phạt tù để chiếm đoạt tài sản của các công ty do ông bỏ vốn thành lập. Các công ty này gồm: Công ty TNHH Epco, Công ty TNHH An Khánh, Công ty TNHH Hồng Long…

Theo đơn tố cáo của ông Thìn, ông là người sáng lập, góp phần vốn lớn vào các công ty nói trên. Năm 1997, ông Thìn bị bắt giữ trong vụ án Minh Phụng Epco do đã cấu kết với một số người chiếm đoạt tiền nhà nước thông qua các hợp đồng vay ngân hàng. Ông Thìn đã dùng tiền này để mua nhiều bất động sản tại quận 2, quận 9 (hiện là TP Thủ Đức)… và không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Lúc bị khởi tố, bắt giữ ông Thìn là Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Epco. Sau đó, ông Thìn bị tuyên án tử hình về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, rồi được giảm án xuống chung thân và được ân xá vào dịp 2/9/2009.

Khối tài sản liên quan đại gia Liên Khui Thìn
Khối tài sản liên quan đại gia Liên Khui Thìn

Theo đơn của ông Thìn, lúc ông bị bắt giữ, có một số tài sản ông chưa kịp hoàn thiện pháp lý về quyền sử dụng hoặc sở hữu nên toà án không chấp nhận đưa vào để đảm bảo thi hành án. Do đó, ông cho rằng, một số cá nhân đã lợi dụng tính pháp lý của các tài sản chưa hoàn thiện, trong thời gian ông thụ án chiếm đoạt tài sản.

Ông Thìn có nêu rõ tên của những cá nhân trong đơn tố cáo và rõ từng tài sản mà ông cho rằng những người đó chiếm đoạt.

Theo đó, khối tài sản riêng của cá nhân ông Thìn và tài sản ông Thìn góp vốn tại các công ty (dưới dạng cổ phần) là rất lớn.

Trong đó, tài sản tại Công ty TNHH EPCO (ông Thìn góp 12,5% vốn) gồm: Cụm khách sạn, văn phòng tại 120-122 A, B, C đường Cách Mạng Tháng Tám, (quận 3, TP.HCM); nhà xưởng có diện tích 7.210 m2 và máy móc thiết bị tại 462H Cách Mạng Tháng Tám (Quận 3, TP.HCM); quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại đường Lê Lợi – TP. Vũng Tàu có diện tích mặt bằng (DTMB) 10.060 m2; quyền sử dụng đất tại Võ Thị Sáu – TP. Vũng Tàu: 1.600 m2; quyền sử dụng đất tại phường An Phú (TP. Thủ Đức) và 9 biệt thự xây dựng phần thô: 9.997 m2.

Phần cổ phần và tài sản của ông Thìn tại Công ty TNHH TM Hồng Long (ông Thìn góp 75% vốn) gồm: căn nhà 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TP.HCM): 445,5 m2; dự án khu dân cư Hiệp Bình Phước (TP. Thủ Đức): 107.456 m2; cụm kho Hồng Long 50.000 m2 tại KCN Sóng Thần (Bình Dương); đất mặt tiền đường Trường Sơn (đường vào sân bay Tân Sơn Nhất): 10.347 m2; căn nhà 61 A Tú Xương, quận 3, TP.HCM: 153,7m2; căn nhà 61 B Tú Xương, quận 3, TP.HCM: 160 m2; đất mặt tiền đường Lương Định Của (TP. Thủ Đức): 10.937 m2; đất khu Chí Linh (TP. Vũng Tàu): 20.000 m2; đất mua của công ty IMEXCO (TP. Vũng Tàu): 18.000 m2; nhà xưởng 1 ha tại 16 Phước Long (TP. Nha Trang); 5 biệt thự trên đường Xuân Thuỷ (phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức).

Tài sản của ông Thìn tại Công ty An Khánh gồm: 5 biệt thự tại phường Thảo Điền; QSDĐ tại Chí Linh, P.11, Vũng Tàu có DTMB: 10.000 m2; QSDĐ tại KCN Sóng Thần 2, Bình Dương có DTMB: 27.000 m2; biệt thự Mai Lan (Long Toàn – TP. Bà Rịa).

Tài sản của ông Thìn tại Công ty Tây Sơn (ông Liên Khui Thìn góp 50% vốn); biệt thự 198 Võ Thị Sáu, P.7, Quận 3, TP.HCM, DTKV: 1.704 m2; khu dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 3 ha.

Tài sản của ông Thìn tại Công ty Diên Khánh gồm: QSDĐ tại KCN Sóng Thần 1 (Bình Dương) có DTMB: 14.836 m2; QSDĐ tại khu Chí Linh (TP Vũng Tàu) có DTMB: 9.921 m2; văn phòng nhà kho A745 – A746 Võ Văn Ngân (nay là đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức) có DTMB: 40.202 m2; kho trung chuyển Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức): 1 ha; khu đất 24.119 m2 tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Tài sản của ông Thìn tại Công ty Thanh Minh gồm: QSDĐ tại khu Chí Linh (phường, TP Vũng Tàu) có DTMB: 10.000 m2; biệt thự 1213 Thảo Điền (TP Thủ Đức).

Tài sản của ông Thìn tại Công ty Hồng Minh gồm: QSDĐ 6 lô đất tại Chí Linh (phường 11, TP Vũng Tàu) DTMB: 60.000 m2; mặt bằng tại 2/151 và 2/151A Hiệp Phú; 525A và 654E An Phú (TP Thủ Đức).

Tài sản của ông Thìn tại Công ty Diên Hùng, gồm: 4.849 m2 đất Bình Thắng (Thuận An, Bình Dương); khu công nghiệp Đồng An (Bình Dương) diện tích 55 ha.

Trong khi đó, khối tài sản riêng của cá nhân ông Thìn cũng rất lớn. Theo đó, ông Thìn sở hữu lô đất 6,2 ha tại phường An Phú (TP Thủ Đức), sau đó bị Lương Vĩnh Phúc và Bùi Liên Hiệp (cán bộ Cục Thi hành án TPHCM) tuỳ tiện cho chuyển nhượng 3 ha. Ông Lương Vĩnh Phúc và ông Bùi Liên Hiệp đã bị xử lý hình sự về hành vi trên nhưng phần đất chuyển nhượng trái phép không được hoàn trả cho ông Liên Khui Thìn. Diện tích còn lại khoảng 3,4 ha đang để trống.

Ngoài ra, ông Thìn còn sở hữu lô đất 3 ha tại số 26, 26A, 28 đường Thảo Điền (phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức); lô đất tại thửa 151D, ấp An Điền, tờ bản đồ số 2, xã An Phú, huyện Thủ Đức (nay thuộc phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức); nhà xưởng 41A, đường 12 (phường Bình An, TP. Thủ Đức) có DTMB: 4.024 m2; lô đất 10.937 m2 tại đường Lương Đình Của (phường An Phú, TP. Thủ Đức) liên doanh với Công ty Tân Minh để xây dựng khu dân cư; hai thửa đất 52.892 m2 và 3477,5 m2 thuộc phường An Lợi Đông (TP. Thủ Đức).

Ông Thìn cho biết lý do ông tố cáo là muốn lấy lại tài sản để thi hành án cho nhà nước, hoàn thành trách nhiệm dân sự, không để tài sản lẽ ra thuộc về nhà nước bị thất thoát và tài sản cá nhân thuộc về ông bị chiếm đoạt.

Theo phán quyết của tòa, ông Thìn phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường 1.051 tỷ đồng. Nhưng từ tháng 3/19997 đến 2/9/2009, ông Thìn mới thi hành được 569 tỷ đồng. Phần trách nhiệm dân sự còn phải liên đới bồi thường là 481 tỷ đồng từ lúc được đặc xá đến nay, ông Thìn không thể thực hiện được cho Nhà nước.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/lien-khui-thin-la-ai-tieu-su-cua-lien-khui-thin/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button