Tổng hợp

Những ký hiệu dưới đáy các chai nhựa có ý nghĩa gì?

Hộp đựng gia vị, chai nước khoáng, hộp nhựa đựng thức ăn, chậu… có thể thấy những sản phẩm được làm từ nhựa đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc bắt mắt… đây chính là lý do mà được nhiều người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm được làm từ chất liệu này để sử dụng trong gia đình mình.

Với mỗi sản phẩm khác nhau, chúng lại được các nhà sản xuất làm từ một loại nhựa. Nếu để ý bạn sẽ thấy ở dưới đáy những chai, hộp thực phẩm sẽ có những ký hiệu hình tam giác với các mũi tên. Ở giữa hình tam giác là một con số cụ thể để người tiêu dùng có thể xác định được đó là loại nhựa gì, có an toàn cho sức khỏe không? Tuy nhiên, lại chẳng mấy ai để ý cũng như tìm hiểu ý nghĩa của những ký hiệu này là gì?

Bạn đang xem bài: Những ký hiệu dưới đáy các chai nhựa có ý nghĩa gì?

Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ giúp bạn giải đáp những ký hiệu dưới đáy các chai nhựa để bạn lựa chọn khi sử dụng.

    1. Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE

    Nhựa PET hay còn gọi là PETE

    Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một loại nhựa rất thông dụng trên thị trường hiện nay. Bạn sẽ bắt gặp những loại nhựa này được dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…

    Theo tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM khuyến cáo, những sản phẩm làm từ nhựa PET chỉ nên dùng 1 lần duy nhất, không nên tái chế sử dụng bởi chúng có thể thẩm thấu vào thức ăn, nước uống ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình bạn.

    Khi sử dụng những sản phẩm làm từ nhựa PET, bạn nên lưu ý không nên để chúng trong xe ô tô, để gần bếp gas, ngoài nắng… bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao loại nhựa này có thể biến dạng, sản sinh ra chất độc có hại cho con người.

    2. Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE

    Nhựa HDP hay HDPE

    Nếu muốn an toàn khi sử dụng, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm làm từ nhựa HDB (High Density Polyethylene). Loại nhựa này được các chuyên gia đánh giá là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa bởi độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước. Đặc biệt nhựa HDP có thể chịu được nhiệt độ 120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn.

    3. Số 3 – Nhựa PVC

    Nhựa PVC

    PVC là loại nhựa mềm, dẻo và dễ chế tạo. Thế nhưng, sản phẩm này lại chứa nhiều hóa chất độc hại như phtalates và bisphenol A , những hợp chất này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng như phá hủy nội tiết tố, thậm chí ung thư cũng như nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác.

    Vậy nên, khi lựa chọn những sản phẩm làm từ nhựa, bạn nên tránh những sản phẩm làm từ loại nhựa này. Đặc biệt là đồ chơi cho bé, bởi trẻ thường rất thích ngậm các loại đồ chơi.

    Hạn chế dùng màng bọc thực phẩm, đặc biệt không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không sử dụng màng bọc thực khi quay trong lò vi sóng để hâm nóng. Đây là một hành động vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.

    4. Số 4 – LDPE (nhựa low-density polyethylene)

    LDPE (nhựa low-density polyethylene)

    Loại nhựa này thường được ứng dụng trong sản xuất túi nhựa, một số loại túi có thể giặt khô, bao bì nhựa, túi gói bánh, báo giấy, thực phẩm đông lạnh hay hộp bìa giấy carton đựng sữa..

    Đây là loại nhựa mà sau khi dùng có thể tái chế sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng chúng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng.

    5. Số 5 – Nhựa PP

    Nhựa PP

    Nhựa PP (polypropylene) là một chất liệu nhựa vô cùng an toàn và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Đây là loại nhựa được các chuyên gia khuyên dùng bởi sự an toàn cho sức khỏe và là chất liệu được phép sản xuất đồ chơi cho trẻ nhỏ.

    Xem thêm:

      6. Số 6 – PS/PS-E (nhựa polystyrene/expanded polystyrene)

      Nhựa polystyrene/expanded polystyrene

      Những sản phẩm như hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic hay những bao bì đựng thực phẩm, mũ bảo hiểm chính là những sản phẩm được sản xuất từ nhựa PS.

      Đây là chất liệu nhựa rẻ và nhẹ, chúng có thể chịu được nhiệt và lạnh đáng kể. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ cao chúng có thể tạo ra chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

      Số 7 – Nhựa PC hoặc không có ký hiệu

      Nhựa PC hoặc không có ký hiệu

      Đây được xem là loại nhựa độc nhất trong số những loại nhựa kể trên.

      Tuy độc, nhưng chúng vẫn được ứng dụng sản xuất trên rất nhiều sản phẩm bạn dùng hằng ngày như những chai nước lớn, chai đựng nước trái cây, chai đựng nướt sốt cà chua, mắt kính, DVD, đĩa Blu-ray, hộp mì tôm, nhiều vật dụng nhà cửa, xe hơi và thậm chí cả bình sữa cho trẻ nhỏ.

      Cũng như nhựa PVC, những sản phẩm nhựa sếp vào số thứ 7 có chứa hoạt chất Bisphenol A (BPA), đây là một chất độc hại có thể gây vô sinh, tiểu đường và ung thư.

      Bảng tổng hợp 7 con số trong mã nhận diện nhựa

      Bảng tổng hợp 7 con số trong mã nhận diện nhựa

      Tóm lại, chỉ có nhựa số 2, 4, 5 là an toàn nhất, nếu để dùng đựng thực phẩm bạn nên chọn loại số 4, 5.

      Những loại nhựa nên dùng

      Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích và biết cách chọn lựa, sử dụng những sản phẩm nhựa hợp lý.

      Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
      Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

      Trang chủ: tmdl.edu.vn
      Danh mục bài: Tổng hợp

      Lương Sinh

      Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
      Back to top button