Tổng hợp

Những lời Phật dạy về đạo làm người, triết lý hay trong cuộc sống

Khi chúng ta cảm thấy hoang mang về cuộc sống thì đừng quên tìm tới những lời Phật dạy về đạo làm người vì qua đó chúng ta sẽ tự rút ra được bài học, để tìm ra cách riêng của mình trong việc mang lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Phật dạy chúng ta trong cuộc sống này nên nhớ:

TOP 22 Sách Phật Giáo Hay Nhất Đem Lại An Yên, Hạnh Phúc

Bạn đang xem bài: Những lời Phật dạy về đạo làm người, triết lý hay trong cuộc sống

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ.

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Kẻ làm con ghi nhớ 5 điều:

1. Phụng dưỡng cho cha mẹ đủ đầy: Đấng sinh thành đã mang lại cho ta hình hài, nuôi dưỡng chúng ta thành người. Khi trưởng thành, chúng ta không chỉ trở thành người có ích cho xã hội mà còn phải biết phụng dưỡng cha mẹ tốt nhất có thể.

2. Nói cho cha mẹ biết điều ta định làm: Những gì ta đã trải qua thì cha mẹ cũng đã từng trải qua nhờ đó họ có kinh nghiệm sống khá đáng tin cậy. Hãy nghe những lời khuyên bổ ích của họ trước khi muốn làm điều gì, họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích.

3. Không trái điều cha mẹ làm.  Khi cha mẹ dạy bảo những điều hay lẽ phải, con cái cần phải nghe theo.

4. Không trái điều cha mẹ dạy. Những gì bố mẹ nói cũng có cái lý của nó, không nên phủ nhận hoàn toàn, tuy nhiên, nếu cha mẹ khuyên dạy những điều chưa đúng, con cái cần phải nhắc nhở cha mẹ thay đổi.

5. Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.

Người làm cha mẹ nhớ 5 điều này:

1. Ngăn con đừng để làm ác.

2. Chỉ bày những điều ngay lành.

3. Thương yêu đến tận xương tủy.

4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.

5. Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.

Gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào khỏe mạnh thì chúng tập hợp thành một cộng đồng khỏe mạnh, lành mạnh, đó là điều đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc, xã hội bình an.

Đạo nghĩa vợ chồng

Chồng phải có năm điều đối với vợ

  1. Lấy lễ đối đãi nhau.
  2. Oai nghiêm không nghiệt.
  3. Tùy thời cung cấp y, thực.
  4. Tùy thời cho trang sức.
  5. Phó thác việc nhà.

Vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng

  1. Dậy trước.
  2. Ngồi sau.
  3. Nói lời hòa nhã.
  4. Kính nhường tùy thuận.
  5. Đón trước ý chồng.

“Chồng đối với vợ thương yêu, tôn trọng, vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.

Đạo nghĩa thầy trò

Đệ tử cung phụng sư trưởng có năm điều:

  1. Hầu hạ cung cấp điều cần.
  2. Kính lễ cúng dường.
  3. Tôn trọng quí mến.
  4. Thầy có dạy bảo điều gì không trái nghịch.
  5. Thầy có dạy bảo điều gì nhớ kỹ không quên.

Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.

4 nghiệp kết mà Phật dạy

Danh vọng, địa vị và sự thảnh thơi

Bốn nghiệp mà con người chúng ta tránh phạm phải đó là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ.
Những lời khuyên này không chỉ là để áp dụng cho đời sống tâm linh mà nó còn rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Nếu đủ trí hãy cố gắng tránh phạm thêm những nghiệp trên khiến bạn không có cách nào khỏi vòng luân hồi với những chuyện thế sự đảo điên.

Sát sinh ở đây hiểu theo nghĩa không được sát sinh đồng loại (tức là người giết người) chứ không hẳn là tránh sát sinh mọi vật trên đời.
Không được lấy đồ của người khác khi không được sự cho phép của chủ nhân, đó là trộm cắp.
Không được cưỡng bức người khác, đó là tránh dâm dật. Nói lời không hay, không đúng, nói dối đó là vọng ngữ, điều này cần phải tránh.

Tránh bốn việc ác và sáu việc làm hao tổn tài sản

Khi Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, dẫn đầu đoàn khất thực với đại chúng hai ngàn năm trăm vị Tỳ-Kheo đi vào thành, đức Thế Tôn thấy một gia chủ tử tên Thiện Sanh đang lễ sáu phương, Ngài hỏi:

“Vì sao, ngươi vào buổi sáng sớm ra khỏi thành, đi đến khu công viên, với cả người còn ướt đẫm, mà ngươi lại lạy các phương như thế?”

Thiện Sinh bạch Phật:

“Khi cha con sắp chết có dặn: “Nếu con muốn lạy, trước hết hãy lạy các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên và dưới”. Con vâng lời cha dạy không dám chống trái.”

Phật bảo Thiện Sanh:

“Này con trai trưởng giả! Quả có cái tên các phương đó chứ không phải không. Nhưng trong pháp Hiền Thánh của ta chẳng phải lễ sáu phương như thế là cung kính đâu.”

Thiện Sinh thưa:

“Cúi xin đức Thế Tôn thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp Hiền Thánh.”

Phật bảo Thiện Sinh:

“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như thế, này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương”.

Bốn nghiệp kết mà Phật dạy: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh.

Hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhản các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.

Bốn trường hợp ác: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ.

Loại tham dục thứ hai phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc.. thì cần thực hành và phát huy.

Sáu nghiệp hao tổn tài sản cần tránh:

  1. Đam mê rượu chè.
  2. Cờ bạc.
  3. Phóng đãng.
  4. Đam mê kỹ nhạc.
  5. Kết bạn người ác.
  6. Biếng lười.

Phật bảo Thiện Sinh:

“Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả biết rõ bốn kết hành không làm ác theo bốn trường hợp, lại biết sáu nghiệp tổn tài ấy là, này Thiện Sinh, tránh được bốn trường hợp, cúng dường sáu phương, thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp; đời này căn cơ và đời sau căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả báo bậc nhất; sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện”.

Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ…

“Người nào không làm ác,
Do tham, hận, sợ, si,
Thì danh dự càng thêm,
Như trăng hướng về rằm”.

Bốn hạng kẻ thù và bốn hạng người đáng thân

Đức Phật dạy về cho và nhận: Những gì bạn cho đi sẽ trở lại

Trong Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân có thuật lại tình bạn giữa Bá Nha – Tử Kỳ, một tình bạn đẹp lưu danh muôn thuở. Bá Nha là một vị quan làm đến chức Thượng đại phu, còn Tử kỳ chỉ là một chàng nông dân kém Bá Nha chục tuổi. Nhưng chỉ mỗi Bá Nha hiểu được tiếng đàn của Tử Kỳ, từ đó hai người trở thành tri kỷ, khi nghe tin Tử Kỳ chẳng may qua đời, Bá Nha đã cầm đờn đập mạnh vào tảng đá, cây đờn vỡ tan, sau đó đọc bốn câu thơ:

“Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai?
Gió xuân bốn mặt, bao bè bạn.
Muốn tìm tri âm, thật khó thay!”

Trong cuộc sống ai cũng cần có bạn, tình bạn kiểu Bá Nha – Tử Kỳ thuộc dạng xưa nay hiếm, nhưng cũng cần phải lựa bạn tốt mà chơi, vì nếu “giao du với bạn xấu có sáu lỗi:

  1. Tìm cách lừa dối;
  2. Ưa chỗ thầm kín;
  3. Dụ dỗ vợ người;
  4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người;
  5. Xoay tài lợi về mình;
  6. Ưa phanh phui lỗi người”.

Đó là sáu tai hại về bạn xấu. Nếu chúng ta làm bạn với kẻ ác mãi thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán.

Phật bảo Thiện Sanh:

“Có bốn hạng kẻ thù mà như người thân, ngươi nên biết. Bốn kẻ ấy là những ai? 1, hạng uý phục; 2, hạng mỹ ngôn; 3, hạng kính thuận; 4, hạng ác hữu.

(1) “Hạng úy phục thì thường hay làm bốn việc: một, cho trước đoạt lại sau; hai, cho ít mong trả nhiều; ba, vì sợ gượng làm thân; bốn, vì lợi gượng làm thân.

(2) “Hạng mỹ ngôn thì thường hay làm bốn việc: một, lành dữ đều chiều theo; hai, gặp hoạn nạn thì xa lánh; ba, ngăn cản những điều hay; bốn, thấy gặp nguy tìm cách đùn đẩy.

(3) “Hạng kính thuận thì thường làm bốn việc: một, việc trước dối trá; hai, việc sau dối trá; ba, việc hiện dối trá; bốn, thấy có một chút lỗi nhỏ đã vội trách phạt”.

(4) “Hạng bạn ác thì thường làm bốn việc: một, bạn lúc uống rượu; hai, bạn lúc đánh bạc; ba, bạn lúc dâm dật; bốn bạn lúc ca vũ.”

“Có bốn hạng người thân đáng thân vì thường đem lại lợi ích và che chở. Những gì là bốn? Một, ngăn làm việc quấy; hai, thương yêu; ba, giúp đỡ; bốn, đồng sự. Đó là bốn hạng người thân đáng thân cận”.

(1) Này Thiện Sinh, hạng ngăn quấy thì thường làm bốn việc đem lại nhiều lợi ích và hay che chở: thấy người làm ác thì hay ngăn cản, chỉ bày điều chánh trực, có lòng thương tưởng, chỉ đường sinh Thiên. Đó là bốn trường hợp ngăn cản việc quấy đem lại nhiều lợi ích và hay che chở.

(2) Hạng thương yêu thì thường làm bốn việc: Mừng khi mình được lợi, lo khi mình gặp hại, ngợi khen đức tốt mình, thấy mình nói ác thì tìm cách ngăn cản. Đó là bốn điều thương yêu đem lại nhiều lợi ích và hay che chở.

(3) Hạng giúp đỡ có bốn việc. Những gì là bốn? Đó là: che chở mình khỏi buông lung, che chở mình khỏi hao tài vì buông lung, che chở mình khỏi sợ hãi, khuyên bảo mình trong chỗ vắng người.

(4) Hạng đồng sự thì thường làm bốn việc: không tiếc thân mạng với bạn, không tiếc của cải với bạn, cứu giúp bạn khỏi sợ hãi, khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người.”

Video về “lời Phật dạy đạo làm người”

Kết luận

Những lời Phật dạy về đạo làm người luôn có giá trị đặc biệt nếu chúng ta cố gắng làm theo, thì mọi gia đình đều hạnh phúc, xã hội bình an, khắp nơi nơi toàn là người ngay, việc tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nhung-loi-phat-day-ve-dao-lam-nguoi-triet-ly-hay-trong-cuoc-song/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button