Tổng hợp

Những mẩu chuyện về Bác Hồ ngắn, hay, những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tháng 5 này có một ngày vô cùng đặc biệt và ý nghĩa đối với triệu triệu người dân Việt Nam, đó chính là ngày 19/5 – ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Để chào mừng ngày lễ đặc biệt này, hãy cùng chúng tôi lắng nghe những mẩu chuyện về Bác Hồ ngắn, hay, những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ý nghĩa. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

  • Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
  • 175 tên gọi, bút danh và bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Bác Hồ sinh năm bao nhiêu?
  • Bác Hồ tên thật là gì?
  • Quê Bác Hồ ở đâu? Quê ngoại, quê nội của Bác Hồ ở đâu?
  • Những câu nói hay, nổi tiếng của Bác Hồ
  • 5 Bài Thơ chúc mừng sinh nhật Bác hay nhất

Mẩu chuyện về Bác Hồ số 1 – Bài học về sự giản dị và tiết kiệm

Giản dị và tiết kiệm

Bạn đang xem bài: Những mẩu chuyện về Bác Hồ ngắn, hay, những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn… cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.

Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

– Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

– Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

>>> Bài học kinh nghiệm:

Khi nghe câu chuyện trên, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều vô cùng xúc động và cực kỳ thương Bác. Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, chúng ta cũng có thể rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.

Những mẩu chuyện về Bác Hồ

Mẩu chuyện kể về Bác Hồ số 2 – Bài học về cách ứng xử

Nước nóng, nước nguội

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.

Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

– Chú uống đi.

Đồng chí cán bộ kêu lên:

– Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

– À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

– Dạ có ạ.

Bác nghiêm nét mặt nói:

– Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Vậy nên hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa.

>>> Bài học kinh nghiệm:

Từ câu chuyện rất gần gũi kể trên, chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của Bác tới cách quản lý nhân sự. Đây là một bài học về cách ứng xử sâu sắc, bài học về tâm lý vô cùng khéo léo để cho mỗi chúng ta noi theo. Hi vọng rằng sau khi nghe câu chuyện này, mỗi người sẽ tự ý thức và kiểm soát được cơn nóng giận của mình để không gây ra những hậu quả tồi tệ, làm tổn thương tới những người xung quanh.

Mẩu chuyện kể về Bác Hồ

Những mẩu chuyện về Bác Hồ số 3 – Bài học về thời gian

Thời gian quý báu lắm

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V của Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Cũng về vấn đề giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.

Bác bảo:

– Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.

Bác hỏi:

– Chú đến muộn mấy phút?

– Thưa Bác, cháu đến chậm mất 10 phút ạ!

– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng Bác nhất định không đồng ý, Bác nói:

– Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình Bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên… Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

>>> Bài học kinh nghiệm:

Mẩu chuyện về Bác kể trên đã cho chúng ta thấy được sự quý giá của thời gian như thế nào. Hãy luôn thực hiện giờ giấc một cách quy củ, biết quý trọng thời gian và đừng để cho ai hoặc công việc gì vì sự trậm trễ của mình mà phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Mẩu chuyện hay về Bác Hồ số 4 – Bài học về chữ tín

Giữ lời hứa

Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

– Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!

Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:

– Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.

Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi.

Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

– Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

>>> Bài học kinh nghiệm:

Từ câu chuyện kể trên, chúng ta có thể thấy Bác đã giữ trọn lời hứa của mình ngay với cả một em bé. Điều đó chứng tỏ Bác vô cùng coi trọng chữ tín. Đúng vậy, giữ chữ tín là một trong những phẩm chất cao quý, tốt đẹp mà ai trong chúng ta cũng cần phải rèn luyện để có được.

Mẩu chuyện kể về Bác Hồ số 5 – Bài học về sự công bằng

Ba chiếc ba lô

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác đều có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

– Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

– Các chú đã chia đều rồi chứ? Hai đồng chí trả lời:

– Thưa Bác, rồi ạ.

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

– Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

– Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.

>> Bài học kinh nghiệm:

Mặc dù là vị lãnh tụ vĩ đại, được nhân dân tôn kính, thế nhưng Bác lại luôn xem mình là “đầy tớ” của nhân dân, luôn muốn được bình đẳng như bao người dân khác. Bác không dựa vào địa vị của mình, không dựa vào quyền cao chức trọng để bắt nạt những kẻ yếu thế hơn. Câu chuyện cũng là bài học vô cùng ý nghĩa và sâu sắc dành cho tất cả chúng ta: Hãy luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người.

Mẩu chuyện về Bác Hồ

Trên đây là những mẩu chuyện về Bác Hồ ngắn, hay, những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ý nghĩa để bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button