Rò rỉ ga có thể gây ra những vụ cháy nổ nguy hiểm, ảnh hưởng không chỉ tính mạng con người và cả những tài sản. Vậy nên những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ ga là điều rất quan trọng ai cũng nên nắm rõ để đảm bảo an toàn cho chính mình và người xung quanh. Xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ gas trong bài viết sau đây.
Thông tin về rò rỉ khí gas
Trước khi tìm hiểu về những việc tuyệt đối không làm khi khí gas bị rò rỉ, chúng ta cùng đi tìm hiểu những thông tin cần nắm về khí gas sau đây:
Bạn đang xem bài: Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ gas
Bình gas có gây cháy nổ hay không?
Trên thực tế các bình gas được trang bị van điều áp sẽ không thể gây nổ.
Vậy tại sao trên thực tế lại xảy ra rất nhiều vụ nổ gas? Đó là vì khí gas rò rỉ ra ngoài bắt gặp tia lửa điện, các nguồn nổ hoặc có nhiệt độ quá cao bắt cháy gây cháy nổ.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ gas. Những nguyên nhân này đa số đến từ sự thiếu quan tâm và cẩn trọng của người tiêu dùng. Một số nguyên nhân thường thấy:
- Đường dây dẫn gas bị hở: do sử dụng dây dẫn kém chất lượng, hoặc dây quá cũ, bị chuột cắn thủng…mà không được kiểm ta và thay thế. Nên: định kỳ kiểm tra các đầu mối, dây gas, tránh để dây gas bị xoắn, gập hoặc gần các thiết bị tỏa nhiệt làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Bếp bị tắt lửa: do gió tạt, do trào thức ăn khiến khí gas bị xì ra ngoài. Ngoài ra, nếu người dùng quên khóa van sau khi đã tắt bếp thì khí gas cũng có thể rò rỉ ra ngoài, tích tụ lâu ngày gặp nguồn lửa và gây cháy.
- Nhà bếp quá kín, không có lối thông gió: Do khí gas nặng hơn không khí nên rất khó bay ra ngoài, lại ở trong một không gian kín, tích tụ lâu ngày gặp nguồn lửa sẽ gây cháy. Nên: Có lối thông gió cho bếp, có thể sử dụng quạt tay, hay các tấm carton để lùa khí gas ra ngoài.
- Bình gas quá cũ: Các đại lý, cơ sở chiết gas thường sử dụng các bình gas kém chất lượng, bình gas sử dụng lâu năm khiến vỏ hình bị móp méo, hư hỏng, đầu khóa van bị hở,… Nên: Lựa chọn cơ sở uy tín , bình gas còn mới, đảm bảo an toàn van và dây dẫn.
- Thay lắp bình gas và thiết bị không đúng cách: Khi thay van, dây dẫn không đúng cách vô tình tạo ra những khe hở hoặc gây sự cố khi vận hành các thiết bị.
Cách nhận biết dấu hiệu rò rỉ ga.
Gas bốc mùi
Đặc biệt chú ý không bật lửa lên xem, không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy. Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ. Tuy nhiên, theo tính toán thì bình gas rất hiếm khi nổ vì được thiết kế với vật liệu đặc biệt. Thường là cháy nổ lượng gas rò rỉ ra bên ngoài, với sức nổ rất mạnh.
Sự cố về nguồn lửa
Bếp gas không bắt lửa
Bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Nếu dây dẫn gas bị gãy dập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn. Kiểm tra bộ đánh lửa nếu bị bẩn, bạn cần tháo kiềng bếp dùng vải khô để lau sạch bộ đánh lửa. Lửa bị đỏ: Xử lý bằng cách thường xuyên vệ sinh bếp gas. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngọn lửa bị đỏ là do nhà bạn mới sơn hoặc quét vôi mới. Hiện tượng này không cần xử lý, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết.
Lửa phát tiếng kêu
Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa. Ngoài ra, không nên sử dụng bình gas mini cũ vì độ an toàn không như bình mới. Với bình gas mới cũng cần phải xem hạn sử dụng, nhà sản xuất có uy tín không, có được kiểm định chất lượng, an toàn… Cần định kỳ thay mới hệ thống dây dẫn bình gas theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Với bình thuốc diệt côn trùng, tuyệt đối không để gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.
Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ gas
Tự ý tháo bình ga
Ngoại trừ những bình gas mini, bình gas được sử dụng trong gia đình bằng thép nên nhìn chung khá an toàn, chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Vậy nên, nguyên nhân chính của các vụ cháy nổ hầu hết do khí gas rò rỉ ở bên ngoài bình, bắt đầu từ van, ống dẫn và đến thiết bị sử dụng. Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ ga là tự ý tháo bình ga, hỗn hợp khí ga thoát ra ngoài có thể bắt cháy mạnh với những thiết bị điện gần đó, gây cháy nổ mạnh và nguy hiểm cho con người.
Chậm trễ trong việc khóa van bình ga
Khi phát hiện ra ga bị rò rỉ, nếu bạn không khóa ngay van bình ga lại, khí gas sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn và có thể khiến bạn cảm thấy nghẹt thở. Vì khí gas nặng hơn không khí nên chúng sẽ không thoát hết ra ngoài mà lắng đọng trong nhà, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn nên khóa ngay van bình ga và mở cửa cho thông thoáng, đồng thời dùng khăn ướt để che mũi và bình tĩnh ra khỏi khu vực đó.
Tiếp xúc với các thiết bị điện khác
Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ ga là không nên bật que diêm hay bật quẹt để kiểm tra vị trí mà bạn nghi ngờ khí gas bị rò rỉ, đồng thời không mở hay tắt bất cứ thiết bị điện nào trong nhà, hãy cố gắng tìm cách ngắt nguồn được từ xa là tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng không nên dùng điện thoại trong môi trường đang có khí gas rò rỉ, hãy di chuyển đến khu vực cách xa khoảng 3-4m để sử dụng điện thoại nhờ hỗ trợ.
Cách xử lý an toàn khi xảy ra sự cố rò rỉ khí gas
Tạo điều kiện thông thoáng nhất để khí gas thoát ra ngoài
Tạo điều kiện thông thoáng nhất để khí gas thoát ra ngoài
Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu hãy nhanh chóng tắt bếp, khóa tất cả các van bình gas và nhanh chóng mở các cửa sổ, cửa ra vào để lượng khí gas thoát ra ngoài.
Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải.
Khí gas nặng hơn không khí nên thường bay sát mặt đất, người trong khu vực rò rỉ khí gas nên giữ hơi thở phía trên cao, tốt nhất dùng khăn ướt che mũi và bình tĩnh thoát ra ngoài.
Tuyệt đối tránh tia lửa điện
Không bật quẹt hay que diêm để kiểm tra vị trí nghi ngờ rò rỉ khí gas, thay vào đó nên dùng nước và xà phòng tạo bọt.
Không tắt hay mở bất kỳ thiết bị điện nào, việc tắt mở đều có thể gây tia lửa điện và châm ngòi cho cháy nổ. Tốt nhất hãy tìm cách ngắt được nguồn điện từ xa.
Không dùng điện thoại trong khu vực rò rỉ khí gas để yêu cầu hỗ trợ. Nếu cần thiết, hãy di chuyển ra xa khu vực rò rỉ 3 – 4 m để sử dụng điện thoại.
Kiểm tra ống dẫn gas và xử lý bình gas
Cách đơn giản nhất là dùng bọt xà phòng thoa lên khắp dây dẫn gas và chỗ nối ống gas với bếp, nếu chỗ nào bị xì gas thì sẽ có bong bóng xì lên. Đã phát hiện nơi rò rỉ gas thì dùng băng keo quấn lại.
Không nên sử dụng tay trần khi kiểm tra rò rỉ mà nên dùng giẻ ướt thấm nước xà phòng. Biện pháp bịt kín vị trí rò rỉ chỉ là phương án xử lý tạm thời. Tốt nhất bình gas nên được di chuyển ra vị trí an toàn, nơi thông thoáng và không gần các nguồn nhiệt.
Sau đó liên hệ với đại lý cung cấp gas để được hỗ trợ kiểm tra lần nữa và thay thế bằng thiết bị mới.
Cách sử dụng gas an toàn
Lựa chọn bếp gas, bình gas đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn PCCC, không sử dụng bếp gas quá cũ, rỉ sét.
Không dùng bình gas mini đã qua sử dụng nhiều lần, bếp gas mini quá cũ để nấu.
Đặt bình gas nơi thông thoáng, cân bằng, không để gần thiết bị toả nhiệt.
Khoá van gas ngay sau khi nấu ăn xong.
Thường xuyên kiểm tra cụm van, khớp nối, ống dẫn gas… đảm bảo đủ độ kín chống rò rỉ gas.
Nên lắp đặt thiết bị báo rỏ rỉ khí gas để kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ khí gas và phòng ngừa rủi ro cháy nổ.
Những điều lưu ý khi sử dụng gas
Mỗi kilogam gas hóa lỏng tương đương với 25 lít khí gas. Nếu như chỉ cần 1 kilogam gas rò rỉ ra ngoài kết hợp với không khí cũng có thể tạo ra một khối khí nổ rất lớn.
Vì khí gas nặng hơn so với không khí, khi bị rò rỉ ra ngoài sẽ lắng đọng và lơ lửng dưới sàn nhà, các nơi hóc hiểm chứ không bay ra ngoài. Chính vì vậy, khi ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn trên, hai cháu bé và hai vợ chồng không bị khí gas làm cho ngạt thở.
Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò rỉ gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động. Nhanh chóng khóa van bình gas. Mở toang các cửa và dùng quạt nan, mảnh bìa các tông để quạt tản khí ra ngoài. Nếu có quạt điện đang chạy thì vẫn để nguyên.
Để phòng tránh sự cố rò rỉ khí gas, người tiêu dùng cần phải lưu ý: Khi chọn mua bình gas nên mua ở những cơ sở uy tín, thương hiệu gas lớn để hạn chế mua phải sản phẩm sang chiết lậu.
Bình gas phải còn nguyên vẹn, không méo, nước sơn chống rỉ còn tốt, kiểm tra kỹ niêm phong van gas trước khi mua. Khi đổi gas xong, cần kiểm tra kỹ càng bằng nước bọt xà phòng trong cả trạng thái đóng và mở khóa van gas. Khi sử dụng, không cần mở hết khóa, chỉ cần vặn 1-2 vòng là đủ.
Cần tập thói quen khóa bình gas sau khi sử dụng. Thường xuyên kiểm tra bình, van, dây dẫn và bếp để phát hiện kịp thời hỏng hóc để tránh rò rỉ. Nên thay dây dẫn gas loại tốt sau 2-3 năm sử dụng.
(Theo chia sẻ của Thiếu tá Nguyễn Văn Thắng với Báo Thanh niên)
Video về Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ gas
Kết luận
Ngày nay, khí ga trở thành một trong những nguyên liệu đốt cháy được sử dụng trong gia đình và công nghiệp ngày càng phổ biến khi nền công nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên đi đôi với những lợi ích mà nó mang lại thì hậu quả từ những vụ rò rỉ khí ga và tác hại của khí ga khiến người sử dụng cũng khá lo lắng. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có được kiến thức để tránh xảy ra tình trạng không mong muốn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nhung-viec-khong-duoc-lam-khi-phat-hien-ro-ri-gas/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp