Tổng hợp

Ốc Ma Có Ăn Được Không? Ốc ma có phải là món ăn bài thuốc? Hiểm họa từ đặc sản ốc sên

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Các loại ốc sên tại Việt Nam
  • Con ốc sên
  • Loài ốc sên
  • Họ ốc sên
  • Lối sống của ốc sên
  • Giá ốc sên
  • Tìm hiểu về ốc sên
  • Vai trò của ốc sên

Ốc Sên (hay ốc ma) xuất hiện nhiều ở những vùng đất ẩm, sống trên cạn. Loại Ốc Sên này thường hay cắn phá cây xanh, rau màu vào ban đêm, ban ngày thường hay lẩn kín trong các bụi rậm, bóng mát, hốc đá hoặc chui xuống lòng đất. hãy cùng xem ngay bài viết sau đây để có thể biết thêm chi tiết về loài Ốc Sên và các hiểm họa mà chúng có thể gây ra nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

 

Đặc tính của loài Ốc Sên

Tuổi thọ của ốc sên phụ thuộc vào từng loài và môi trường mà chúng sinh sống. Một số loài chỉ sống được 5 năm nhưng có loài có thể sống lâu tới 25 năm, hầu hết chúng sống trên cạn thì không có độc.

Chất nhớt giúp ốc sên di chuyển nhanh hơn nhờ việc giảm ma sát, thường di chuyển theo đường đi có chất nhớt mà con khác tiết ra. Ốc sên hầu như bị mù và chúng không có khả năng nghe nhưng khứu giác của chúng rất phát triển, chúng có thể đánh hơi thấy mùi thức ăn ở cách xa vài mét.

Chuyện mới nghe cứ tưởng tin đồn nhảm nhưng kỳ thực đang diễn ra âm ỉ và có dấu hiệu bùng nổ. Điều này mở ra mối họa khôn lường cho không chỉ sức khỏe và tính mạng của con người mà còn gây nguy nan cho môi trường sinh thái…

Cục an toàn thực phẩm vừa đưa ra khuyến cáo với người dân cảnh báo nguy cơ mắc bệnh do sử dụng Ốc Sên tự nhiên để làm thức ăn. Ký sinh trùng trong chúng khi vào cơ thể của con người thường tấn công lên não gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương làm rối loạn tâm thần, viêm màng não, chảy máu não,…

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách loại bỏ chất độc trong ốc sên

Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết nhiều người thường nghĩ ốc sên bẩn và độc nên không dám ăn, song thực chất, loại ốc này có thể ăn rất ngon và bổ dưỡng.

Theo vị chuyên gia, bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh. Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.

PGS Thịnh khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến, nên để một ngày đêm cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Nếu chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng gỏi, tái, nướng chưa chín do trong ốc sên dễ có chứa ký sinh trùng. Nếu không chế biến kỹ, chúng sẽ đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc theo đường máu (có thể dãi ốc sên chứa ký sinh trùng tiếp xúc với vết thương do mụn lở) đến não, gây các chứng bệnh viêm não hoặc màng não. Bệnh bao gồm các biến chứng như nhức đầu dữ dội, nôn, sốt, cứng gáy, liệt chi, hôn mê, co giật, thậm chí mù, mất tri giác, sống đời thực vật…

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Những tác hại khi ăn Ốc Sên

Tuyệt đối không được sử dụng Ốc Sên để ăn sống, ăn tái, nấu chưa chín kỹ hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế với muối hoặc các loại thuốc khử trùng. Hãy vệ sinh sạch sẽ đối với Ốc, Sò tự nhiên. Cần vệ sinh môi trường, diệt ký sinh trùng, diệt ốc sên, ốc bươu…  ở khu dân cư sinh sống, để cắt đứt vòng đời sinh học của giun tròn A.cantonensis và phòng tránh nguy cơ gây mắc bệnh cho người.

Khi ăn món ăn này có thể gây ra các biểu hiện mờ mắt, mù mắt, cứng gáy, rối loạn tim mạch, khó thở, có khi liệt thần kinh trung ương khiến liệt một hoặc 2 chi dưới, rối loạn tâm thần, rối loạn ý thức, hôn mê và tử vong. Người ăn Ốc Sên nhiều có thể bị viêm phổi nặng, xuất huyết và xuất huyết đường hô hấp… Chính vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thực phẩm này.

Hiện tại thì vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun Acantonensis, kể cả các thuốc chống giun sán. Còn theo báo cáo tại hơn 30 quốc gia trên thế giới năm 2000 có hơn hơn 3.500 trường hợp viêm màng não, làm tăng bạch cầu do ký sinh trùng giun Acantonensis này.

Trên đây là các thông tin chi tiết về các hiểm họa từ đặc sản Ốc Sên. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được mọi người có thể hiểu hơn về loài ốc này và hãy lựa chọn cho mình một thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn để sử dụng bảo vệ sức khỏe chính mình nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Các loại ốc sên tại Việt Nam
  • Con ốc sên
  • Loài ốc sên
  • Họ ốc sên
  • Lối sống của ốc sên
  • Giá ốc sên
  • Tìm hiểu về ốc sên
  • Vai trò của ốc sên


  • #Ốc #Có #Ăn #Được #Không #Ốc #có #phải #là #món #ăn #bài #thuốc #Hiểm #họa #từ #đặc #sản #ốc #sên

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button