Peel da là khái niệm mới xuất hiện trong từ điển làm đẹp của các chị em. Chính vì những ưu điểm siêu việt của phương pháp này mà hàng loạt các câu hỏi thường được đặt ra như peel da là gì? Peel da có tốt không? Peel da là như thế nào?
1. Peel da là gì có tốt không? Peel da hóa học là gì?
Bạn đang xem bài: Peel da là gì? Peel da có tốt không?
Ai cũng mong muốn có một làn da khỏe mạnh, mịn màng và trắng sáng. Tuy nhiên cuộc sống hằng ngày với việc phải tiếp xúc khói bụi cùng với sự lão hóa da do tuổi tác, da mặt sẽ nhanh chóng xuất hiện nhiều vấn đề như nếp nhăn, sự chảy xệ và các tổn thương khác nhau trên da mặt… Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp chị em ngăn ngừa sự lão hóa cũng như những vấn đề có thể xuất hiện như nám, mụn trứng cá…
Hiện nay, peel da hay peel da hóa học là một khái niệm mới trong việc giải quyết các vấn đề lão hóa trên gương mặt được nhiều chị em yêu thích và các chuyên gia làm đẹp đánh giá cao.
Peel da là phương pháp sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên tác động lên bề mặt giúp loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn nằm sâu trong lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình thay da và tái tạo da mới.
Các hoạt chất thường được sử dụng trong peel da bao gồm:
- Alpha Hydroxy Acid (AHA): Là nhóm axit gốc nước tự nhiên chiết xuất từ thực phẩm như sữa chua, mía đường, cam, quýt, táo… AHA có tác dụng tẩy da chết, điều trị nám, giúp da trắng sáng hơn, trị mụn, trị sẹo… Với những công dụng tuyệt vời trên, AHA là thành phần có trong hầu hết các loại mỹ phẩm hiện nay.
- Salicylic Acid (BHA): Đây là loại axit gốc dầu được sử dụng với mục đích kháng viêm, giảm sưng… Với đặc tính dễ dàng xuyên qua lỗ chân lông, BHA có vai trò phá vỡ tế bào chết trên da mặt và loại bỏ bã nhờn cũng như giúp kiểm soát lượng dầu thừa trên da mặt.
- Tricloacetic Acid (TCA): Đây là một loại axit hữu cơ, chức năng là tái tạo cấu trúc da mới giúp trẻ hóa làn da, cải thiện tình trạng nếp nhăn và sắc tố da trên khuôn mặt.
- Retinol: Đây là dẫn xuất của vitamin A với nhiều công dụng nhưng chủ yếu là điều trị mụn trên da mặt
- Jessner: Có tác dụng trong điều trị mụn.
2. Các cấp độ peel da bạn nên biết
Peel da trên cơ bản có ba cấp độ bao gồm: Peel da nông, trung bình và sâu.
- Peel da nông: Đây là cấp độ nhẹ nhất, chỉ thực hiện trên bề mặt của da. Peel da nông có tác dụng chính là tẩy tế bào chết. Peel da nông không hề gây đau đớn cho người sử dụng, nếu bạn chỉ muốn làm sạch da thì có thể chọn peel da nông. Ngoài ra phương pháp này giúp cồi mụn trên da mặt trồi lên và dễ dàng bị lấy đi sau khi rửa mặt nhẹ nhàng. Peel da nông hiện nay được nhiều chị em yêu thích như một phương pháp tẩy da chết thay cho việc sử dụng các phương pháp tẩy da chết khác.
- Peel da trung bình: Phương pháp này sẽ giúp các hoạt chất đi vào sâu trong lớp biểu bì, chỉ sau vài ngày các tế bào chết sẽ được lấy đi và hình thành một lớp da mới. Nếu bạn nữ có nhu cầu làm trắng da thì có thể sử dụng peel da trung bình vì đây là cấp độ giúp làm trắng da nhanh chóng và hiệu quả.
- Peel da sâu: Các hoạt chất hóa học sẽ tác dụng vào tầng hạ bì của da mặt. Đây là tầng chịu trách nhiệm hình thành nếp nhăn cũng như độ căng của làn da. Peel da sâu sẽ giúp bạn điều trị nhiều vấn đề của da như nếp nhăn, lỗ chân lông to, vết thâm nám, làm trắng da… Tuy nhiên nếu muốn peel da sâu thì cần thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu không muốn bị kích ứng ảnh hưởng đến da mặt.
3. Ưu nhược điểm của peel da
Peel da là giải pháp chăm sóc da có nhiều ưu điểm nổi bật như :
- Điều trị mụn trên da mặt, không để lại sẹo: Peel da có thể điều trị hầu hết tất cả các loại mụn, ngăn ngừa mụn tái phát, điều trị các loại sẹo, thâm mụn trên làn da.
- Không gây đau đớn: Khi sử dụng peel da không hề đau đớn, các bạn chỉ cảm nhận được sự châm chích da một chút tùy thuộc vào da của mỗi người. Tuy nhiên thời gian thực hiện nhanh chóng nên cảm giác này sẽ không gây khó chịu cho người sử dụng.
- Điều trị nhanh chóng, không mất nhiều thời gian: Như đã nói ở trên, mỗi lần peel da bạn chỉ mất từ 5-10 phút thực hiện, các liệu trình peel da cũng nhanh, thường từ 2-3 lần cho điều trị nhẹ, 5-7 lần cho điều trị nặng.
- Hiệu quả kéo dài về sau: Sau khi peel da kết hợp với việc chăm sóc da khoa học, bạn sẽ có làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh như mong muốn trong thời gian dài.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, peel da vẫn có vài nhược điểm sau bao gồm:
- Lựa chọn cơ sở chăm sóc uy tín: Vì peel da dễ thực hiện nên nhiều cơ sở thẩm mỹ thậm chí những quán cắt tóc gội đầu cũng có “dịch vụ” này. Bạn nên đến những nơi có uy tín để thực hiện nếu không muốn làn da ngày càng tồi tệ hơn.
- Chăm sóc hậu peel da: Bước chăm sóc sau khi peel da cũng vô cùng quan trọng, khi quyết định đến hiệu quả cũng như thời gian điều trị. Vì vậy nếu không thể chăm sóc da sau khi peel vì lí do nào đó, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện.
- Peel da không kiểm soát: Những hiệu quả nhanh chóng cũng như giá thành phù hợp của peel da mang lại khiến nhiều bạn nữ ngày càng yêu thích thậm chí nghiện peel da. Tuy nhiên, bạn nên peel da theo đúng kế hoạch mà bác sĩ da liễu khuyên dùng, việc lạm dụng peel da có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
4. Quy trình thực hiện peel da
Khi bạn đến cơ sở da liễu để thực hiện lột da hóa học, quy trình sẽ diễn ra chuẩn xác và nhiều công đoạn hơn ở nhà. Tuy nhiên, dù bằng cách nào thì bạn vẫn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây sẽ là quy trình thực hiện peel da cho bạn tham khảo.
Quy trình thực hiện peel da tại cơ sở da liễu
Tùy trung tâm, cơ sở thẩm mỹ bạn chọn, quy trình peel da có thể có sự khác biệt ít nhiều. Nhưng nhìn chung, các bước này bao gồm:
- Bước 1: Tẩy trang và rửa mặt
Đây là bước giúp loại bỏ lớp bụi bẩn và bã nhờn trên da, tạo tiền đề giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
- Bước 2: Sát khuẩn da
Kỹ thuật viên sẽ quét một lớp dung dịch sát khuẩn để xử lý vi khuẩn còn sót lại trên da. Bước này giúp bạn đảm bảo sở hữu làn da sạch khuẩn trước peel, tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Bước 3: Peel da
Kỹ thuật viên sẽ thoa một lớp axit peel lên bề mặt da đã được làm sạch. Tùy tình trạng da và nhu cầu của bạn, các chuyên gia sẽ lựa chọn dung dịch peel da phù hơp. Bạn cần yêu cầu nhân viên tư vấn kỹ để chọn sản phẩm phù hợp nhất dành cho mình.
- Bước 4: Làm dịu da
Phun oxy tươi và dung dịch làm dịu da giúp bạn giảm cảm giác châm chích và khó chịu trong quá trình peel da.
- Bước 5: Đắp mặt nạ tế bào gốc
Bạn được đắp mặt nạ tế bào gốc trong khoảng 10 phút để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Cùng lúc đó, bạn có thể được sử dụng ánh sáng (xanh) để làm dịu da tốt nhất.
Quy trình tự thực hiện tại nhà
Với peel da tại nhà, bạn chỉ nên thực hiện khi da mình khỏe nhất và không có mụn viêm, vết rách chảy máu. Trước khi peel, hãy thử một ít axit lên tay và chờ đợi. Nếu không kích ứng, bạn có thể an tâm thực hiện. Hãy đảm bảo chọn mua dung dịch peel tại nhà thuốc, cơ sở da liễu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Có một điểm khác biệt khi tự lột da hóa học tại nhà đó là bạn chỉ nên sử dụng BHA, AHA. Retinol và TCA nên được các bác sĩ da liễu thực hiện vì hai hoạt chất này sẽ tác động sâu hơn, nếu không cẩn thận dễ gây tác động xấu đến da. Ngoài ra, bạn có thể peel bằng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên mà không cần axit chuyên dụng.
Công thức và cách thực hiện peel da tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên an toàn như sau.
Nguyên liệu:
- 1 muỗng cà phê giấm táo hữu cơ nguyên chất.
- 1 muỗng sốt táo.
Cách thực hiện: Trộn 2 nguyên liệu trên với nhau và thoa lên mặt trên nền da sạch. Để yên trong 15 phút và rửa mặt lại với nước sạch.
Lưu ý là hãy sử dụng nước mát nhé. Phương pháp peel da tại nhà nên được sử dụng cách nhau ít nhất 10 ngày/lần để tránh làm da bị bào mòn.
5. Biểu hiện của da sau khi peel
Thông thường, da sau peel có biểu hiện ửng đỏ và hơi rát nhẹ. Một số cách lột da hóa học sẽ khiến da bị bong tróc. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi nếu bạn chăm sóc da đúng cách. Với cấp độ peel trung và sâu, da sẽ đỏ hơn peel nông.
Bạn nên đến khám tại cơ sở peel da nếu có các biểu hiện bất thường như bỏng rát, mẩn đỏ, nổi hột,… Đây có thể là tác dụng phụ không mong muốn sau khi thay da sinh học.
6. Những ai không nên peel da?
Mặc dù việc peel da rất có lợi nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tuyệt đối không được thực hiện.
- Những người có da sưng đỏ, nổi mụn viêm, vết thương hở.
- Người có tiền sử bệnh gan, tim mạch, tiểu đường không nên áp dụng cách chăm sóc và tái tạo da này.
- Những người có làn da sẫm màu có thể gặp trường hợp giảm sắc tố, da không đều màu.
Với những người cao tuổi, việc peel da không có tác dụng với các nếp nhăn sâu. Cách tốt nhất là áp dụng các phương pháp thẩm mỹ, tiêm chất làm đầy. Cách thay da sinh học được áp dụng cho các đối tượng từ 18 – 50 tuổi, không có quá nhiều mụn viêm, mụn mủ.
7. Tác dụng phụ sau khi peel da
Tùy vào cấp độ peel da mà sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Đối với người peel nông, da có thể bị nổi ban đỏ, bỏng rát và ngứa ngáy khó chịu. Người sử dụng phương pháp peel trung và sâu có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nổi mụn, nhiễm độc gan, rối loạn nhịp tim và để lại sẹo.
Khi thấy da xuất hiện một trong các phản ứng phụ, bạn hãy đến ngay trung tâm da liễu nơi thực hiện peel da để chữa trị. Việc cải thiện các tác dụng phụ cần được làm nhanh chóng, kịp thời và đúng cách để không để lại hậu quả đáng tiếc.
VIdeo về Peel da
******************
Trên đây là các thông tin về peel da bạn cần biết. Mặc dù đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, an toàn nhưng vẫn nên có sự cẩn trọng khi thực hiện. Bạn hãy đến các cơ sở chữa trị da liễu uy tín để tiến hành liệu trình này và chăm sóc da sau peel thật cẩn thận nhé.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/peel-da-la-gi-peel-da-co-tot-khong/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp