Tổng hợp

QWERTY là gì?

Qwerty theo nghĩa thông thường thì gắn liền với bàn phím nhập liệu trên máy tính, điện thoại. Thế Qwerty còn nghĩa nào khác không? Qwerty mà các bạn trẻ hay dùng trên Facebook rốt cuộc là gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

QWERTY là gì?

QWERTY là một trong những kiểu bố cục bàn phím trên máy tính, smartphone, tablet. Ra đời từ năm 1867, QWERTY hiện đang là kiểu bố cục bàn phím phổ biến nhất trên thế giới. Tên của nó xuất phát từ 6 ký tự đầu tiên của hàng phím chữ trên cùng.

Bạn đang xem bài: QWERTY là gì?

Lịch sử ra đời của QWERTY

Năm 1860, để phục vụ công việc liên quan tới báo chí của mình, ông Christopher Sholes, một nhà báo, đã sáng chế ra máy đánh chữ với bố cục bàn phím theo bảng chữ cái. Kiểu bố cục này có một vấn đề là các thanh nối đôi khi bị vướng vào nhau, khiến người gõ phải gỡ ra và thường để lại vết bẩn trên văn bản.

Chính vì thế, ông Sholes đã tách các ký tự nguyên âm, bố trí xen kẽ các phụ âm. Sau nhiều lần điều chỉnh, bàn phím QWERTY ra đời. Nhìn vào hàng thứ hai của phím QWERTY (ASDFGHJKL) bạn có thể thấy chút tàn dư của cách bố cục phím ban đầu.

QWERTY là chuẩn bàn phím phổ biến nhất hiện tại
QWERTY là chuẩn bàn phím phổ biến nhất hiện tại

QWERTY được tính là sáng chế của ông Chistopher Sholes vào năm 1867. Tuy nhiên, năm 1873 ông này đã bán sáng chế của mình cho hãng Remington. Cùng năm đó, bàn phím QWERTY được trang bị cho một mẫu máy đánh chữ, bắt đầu lịch sử huy hoàng của nó.

Bàn phím QWERTY và dấu trọng âm

QWERTY được thiết kế dành cho tiếng Anh, một ngôn ngữ không có dấu trọng âm. Chính vì thế, khi được sử dụng ở những quốc gia khác, nó cần tới sự hỗ trợ của các phần mềm và quy tắc đánh máy bổ sung để tạo ra dấu trọng âm phù hợp.

Ví dụ, với sự hỗ trợ của Unikey, chúng tôi có thể gõ được những dòng chữ này. Theo tiêu chuẩn TELEX, các dấu của tiếng Việt được gõ bằng phím s dành cho dấu sắc, f dành cho dấu huyền, r dành cho dấu hỏi, x dành cho dấu ngã và j dành cho dấu nặng. Các nguyên âm đặc biệt của tiếng Việt được gõ bằng cách kết hợp một số phím với nhau, ví dụ a + a = â, o + o = ô, a + w = ă…

    Các biến thể của QWERTY

    Để phù hợp với ngôn ngữ của từng quốc gia, QWERTY cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau. Ví dụ, tại Pháp và Bỉ, vị trí phím Q và A được đổi chỗ với phím W và Z, phím M được di chuyển về bên phải phím L. Kiểu bàn phím này còn được gọi là AZERTY.

    Khó có kiểu bố cục bàn phím nào có thể thay thế được QWERTY
    Khó có kiểu bố cục bàn phím nào có thể thay thế được QWERTY

    Các lựa chọn thay thế cho QWERTY

    Bên cạnh QWERTY, trên thế giới còn có một số loại bố cục bàn phím khác kém phổ biến hơn. Đáng chú ý nhất trong số đó là bàn phím Dvorak và bàn phím Colemak.

    Cả Dvorak và Colemak đều được cho là mang lại trải nghiệm gõ phím thoải mái hơn so với QWERTY. Tuy nhiên, do QWERTY quá phổ biến và được tích hợp quá sâu vào các hệ thống nên khó có thể thay thế được.

    Nghĩa khác của Qwerty trên mạng xã hội

    Ở Việt Nam, QWERTY còn có một ý nghĩa khác, thường được các bạn trẻ sử dụng rất nhiều trên Facebook, trong khi chat, trò chuyện trên mạng xã hội. Nghĩa này lại chẳng có một tí nào liên quan đến kiểu bố cục bàn phím đầy tính học thuật ở trên cả. Bạn thử cố đọc từ “Qwerty” theo tiếng Việt xem nó như thế nào? Có thấy Qwerty ≈ “quay tay” không? Còn quay tay là gì thì bạn tự tìm hiểu tiếp nhé!

    Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được QWERTY là gì.

      Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
      Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/qwerty-la-gi/

      Trang chủ: tmdl.edu.vn
      Danh mục bài: Tổng hợp

      Lương Sinh

      Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
      Back to top button