Chim Sâm Cầm hiện nay được biết đến là một loại đặc sản vô cùng nổi tiếng, bổ dưỡng, vì thế được rất nhiều người săn tìm để sử dụng cũng như thưởng thức. Vậy Sâm Cầm là con gì? Có tác dụng gì? Sống ở đâu? Xin mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để biết câu trả lời.
Sâm cầm là con gì?
Sâm cầm (danh pháp hai phần: Fulica atra) là một loài chim thuộc họ Gà nước (Rallidae).
Bạn đang xem bài: Sâm cầm là con gì? Có tác dụng gì? Sống ở đâu?
Đây là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng, trọng lượng trung bình 400-500gr nhưng cũng có con nặng 700gr.
Sâm cầm là giống chim di cư, hằng năm nó bay dọc Trái Đất. Sâm cầm sống bằng thực vật tìm thấy dưới đáy ao hồ. Sâm cầm sinh sản tại nhiều vùng hồ và đầm nước ngọt ở Cựu Thế giới. Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, sân cầm di cư về phía Nam và phía Tây.
Loài chim này từng di cư về Việt Nam, là loài đặc sản của vùng hồ Tây, Hà Nội:
“ | Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây |
” |
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi ra thăm Hà Nội cũng có nhắc đến sâm cầm trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội:
“ | Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời… |
” |
Tuy nhiên gần đây, vì nạn săn bắt vừa bãi, nên sâm cầm không trở lại Hồ Tây.
Đặc điểm của chim Sâm Cầm
Là một loài chim thuộc họ Gà nước, nên loài chim Sâm Cầm có kích thước trung bình, một con trưởng thành có thể nặng từ 0.5-0.8kg, thần bầu và có thể nhỏ hơn con vịt trời một xíu. Chúng có đầu, cổ khá dài, phủ lông đen, mắt đỏ, mỏ nhọn màu vàng, mào có một cục thịt rộng với màu trắng ngà và hơi nhô lên. Lông vùng bụng của chim có màu xám, lông đuôi thì màu thẫm hơn, lông ở phần cánh thì ngắn và có màu phớt tím.
Chim Sâm Cầm sở hữu đôi chân dài, công có màu xám lục, mỗi chân có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt và 2 ngón 2 bên có 2 đốt. Giữa các ngón chân đều có lớp màng mỏng giúp chim có thể bơi và lặn một cách hiệu quả.
Chim Sâm Cầm ăn gì?
Thức ăn của chim Sâm Cầm chủ yếu là các loại động thực vật sống trong ao, hồ nơi mà chúng sinh sống. Đặc biệt là các vùng đầm lầy có nhiều loại cá, ốc, tôm tép hay các loại rễ cây. Loài chim Sâm Cầm có khả năng lặn rất sâu và lâu nên chúng có thể tìm kiếm các loại thức ăn dưới phần đáy nước như: Ốc, cá, tôm, cua, ấu trùng hay các loại rễ cây mọc trong nước.
Đó là trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên hiện nay do lợi nhuận kinh tế mà loài chim này mang lại là rất cao, thế nên có nhiều trang trại nuôi chim Sâm Cầm đã được hình thành. Và trong môi trường nuôi nhốt thì người ta có loài chim này ăn nhiều loại thức ăn đa dạng hơn, có thể là rau, củ, quả băm nhỏ, thức ăn cho chim, gà như cám, bột ngô, bột sắn… Ngoài ra, nhiều người còn cho chúng ăn thêm thịt xay nhỏ, tôm, tép. Tuy nhiên, trong nuôi nhốt thì thức ăn chính của chim Sâm Cầm khi lớn lẫn vẫn là thức ăn công nghiệp, viên nén, rau củ quả…
Chim Sâm Cầm sống ở đâu?
Là một loài chim thuộc họ Gà nước, nên môi trường sống chủ yếu của loài chim Sâm Cầm là các hồ nước, đầm lầy nơi có nhiều thức ăn. Chúng thường sống theo bầy đàn với số lượng rất lớn, chúng là loài chim di cư. Và do sống ở vùng sống hồ, đầm lầy nên loài chim Sâm Cầm có khả năng bơi và lặn rất giỏi.
Ở Việt Nam, chúng thường di cư từ phương Bắc bay về đế tránh mùa đông lạnh giá, trước khi bay về đến hồ Tây, nơi mà loài chim Sâm Cầm thường tập trung số lượng lớn, thì chúng thường ghé qua những vùng đầm lầy nơi ngã ba sông Lô – sông Thao – sông Hồng để nghỉ ngơi và kiếm ăn trước khi tiếp tục bay về sống hồ Tây. Chúng sẽ ở lại đây kiếm ăn suốt trong mùa đông và bay về phương Bắc khi mùa hè và những ánh nắng của mặt trời rọi xuống. Ngoài ra hồ Tây, thì loài chim Sâm Cầm còn tập trung nhiều ở vùng đầm lầy, hồ ở vịnh Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Ninh.
Còn trên thế giới, thì loài chim Sâm Cầm được tìm thấy với số lượng lớn ở các khu vực như Tây Bắc Châu Phi, Ấn Độ, Liên Xô và các nước Trung Á.
Chim Sâm Cầm có tác dụng gì?
Từ xa xưa chim Sâm Cầm được biết đến là một đặc sản, một loại cao lương mĩ vị mà chỉ có các người trong hoàng tộc, nhà vua, quan lớn mới được sử dụng. Sâm Cầm được xem như một món ăn quý giá và hiếm, do đó loài Sâm Cầm được xếp vào hàng cực phẩm trong ẩm thực.
Sâm Cầm có thịt mềm, màu đỏ tươi và có thể được chế biến cầu kỳ thành nhiều món ăn đặc sản, bổ dưỡng và đắt đỏ. Bởi nhiều người cho biết, thịt Sâm Cầm có lành tính cùng với đó là khi nấu chung với các loại thuốc quý như kỷ tử, hạt sen, nhân sâm, đương quy, thục địa sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ, phục hồi sau bệnh… vô cùng hiệu quả. Cùng với đó, thịt chim Sâm Cầm còn rất phù hợp với những người bị thiếu máu, người cao tuổi bị suy nhược cơ thể, bà bầu mới sinh, đang mang thai hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng. Thịt chim Sâm Cầm có thể chế biến thành các món ngon như sau:
+ Sâm cầm hấp
+ Sâm cầm hầm thuốc bắc
+ Sâm cầm hầm sâm
+ Sâm cầm nướng
+ Sâm cầm bao huyết
+ Xôi sâm cầm
+ Tiết canh sâm cầm
Ngoài thịt Sâm Cầm rất tốt cho sức khỏe người sử dụng, thì đôi chân Sâm Cầm cũng được rất nhiều người sử dụng triệt để bởi tác dụng hữu ích của nó. Chân Sâm Cầm bạn cắt ra, sửa sạch, sấy khô, ngâm với rượu mạnh trong thời gian càng lâu càng tốt sẽ có tác dụng làm thuốc bóp chữa đau gân cốt, xương khớp, đau nhức… Đặc biệt là rượu chân Sâm Cầm rất tốt cho người cao tuổi, người thường xuyên lao động mạnh hay người mắc bệnh xương khớp.
Chim Sâm Cầm giá bao nhiêu?
Do là một loài chim rất tốt cho sức khỏe người dùng, cũng như thịt của chúng có thể tạo nên nhiều món ăn bổ dưỡng, quý hiếm và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Do đó, hiện nay giá cả loài chim Sâm Cầm đang ở mức khá cao, dao động từ 800.000 – 1.000.000 vnđ/con. Bởi vì mức giá khá cao, thế nên không phải ai cũng có cơ hội để được thưởng thức các món ngon từ loài chim Sâm Cầm này.
Tuy nhiên, bởi lợi nhuận kinh tế rất cao mà loài chim Sâm Cầm mang lại, thế nên hiện nay cũng có khá nhiều trang trại nuôi chim Sâm Cầm công nghiệp. Do đó, mức giá của chim Sâm Cầm có thể rẻ hơn lúc trước ít nhiều, tuy nhiên vẫn ở mức cao bởi giá trị nổi bật về dinh dưỡng mà loài chim này mang lại cho người sử dụng.
Cách nuôi chim Sâm Cầm hiệu quả nhất
Việc bạn đang có nhu cầu nuôi loài chim Sâm Cầm để cải thiện kinh tế gia đình, thì bạn cần phải có kinh nghiệm và hiểu biết về loài chim này. Và dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm cơ bản khi nuôi loài chim Sâm Cầm.
Chọn chim giống
Chọn giống là một điều vô cùng quan trọng, nó quyết định rất lớn tới khả năng thành công và hiệu quả suốt quá trình nuôi. Bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những trại giống uy tín, để được đảm bảo về chất lượng của con giống, cũng như được hỗ trợ thêm kỹ thuật nuôi hoặc kinh nghiệm nuôi. Do đó, nên tìm kiếm và lựa chọn những trang trại cung cấp con giống chim Sâm Cầm uy tín và được đánh giá cao hiện nay.
Chuồng nuôi
Chuồng nuôi chim Sâm Cầm là một điều cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc nuôi chim Sâm Cầm cũng tương tự như nuôi gà, tuy nhiên bạn cần bọc bọc cả trên, lẫn dưới để tránh chim bay ra khi trưởng thành (Hoặc bạn có thể cắt 1 phần cánh để chim không bay ra được). Và chuồng nuôi cũng không cần quá cầu kỳ, tuy nhiên chuồng nuôi cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát và có thể có nhiều cây cối để chim đậu và nghỉ ngơi.
Mật độ chuồng nuôi chim Sâm Cầm thích hợp có thể rơi vào khoảng 2-3 con/m2. Không nên nuôi chim dưới ao hồ mà nên nuôi ở nơi cạn, chỉ làm bể nước nhân tạo để chim tắm cũng như bay nhảy. Còn bạn cũng cần phải trang bị thêm các máng nước sạch và khép kín, tránh việc chim vục vào làm nước bị bẩn.
Thức ăn
Trong tự nhiên, thì thức ăn của chim Sâm Cầm chủ yếu là các loài động, thực vật sinh sống trong ao, hồ, đầm lầy. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt thì bạn có thể cho chúng ăn thêm nhiều loại thức ăn khác nhau như rau muống, lúa, ngô, khoai, sắn xay nhỏ, cổ mì… Ngoài ra nên bổ sung thêm các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn hạt để bổ sung thêm dinh dưỡng cho sinh sinh sản. Đặc biệt là nên bổ sung thêm thức ăn tươi như thịt xay, tôm tép nhỏ để tăng khả năng đề kháng và sức khỏe cho chim.
Chăm sóc, phòng bệnh
Trong khi nuôi dưỡng, loài chim Sâm Cầm có thể gặp phải các vấn đề về sức khoẻ như tiêu chảy, dịch cúm gia cầm hay bệnh viêm phổi, ủ rủ… Do đó, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ lúc chim còn nhỏ, nên tham khảo các ý kiến của chuyên gia thú ý để được hướng dẫn phòng bệnh. Tuy nhiên, việc đảm bảo thức ăn ổn định, đầy đủ dinh dưỡng, nguồn nước sạch, khử khuẩn chuồng định kỳ… sẽ giúp phòng bệnh cho chim Sâm Cầm một cách hiệu quả.
Sinh sản
Sâm cầm xây dựng tổ nổi ngay trên mặt nước bằng cỏ, thân cây thủy sinh và cành cây khô. Chim mẹ đẻ tối đa lên đến mười lăm quả trứng. Và đôi khi nó đẻ được tận từ hai đến ba ly hợp một mùa. Thời gian ấp diễn ra suốt tầm hai mươi bốn hôm.
Các con non có thể rời tổ sau một vài hôm, thông thường chỉ có một vài con non sống sót. Chủ yếu là do các nguyên nhân như không đủ lượng thức ăn cung cấp cho chim non.
Khi chúng mới nở trong mười hôm đầu, lúc này chúng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chim bố mẹ trong vấn đề thức ăn.
Các mối đe dọa
Một số trường hợp chim bố mẹ trở nên cực kì nhẫn tâm. Nếu chim con kêu đói và đòi ăn, chim mẹ có thể chỗ mỏ liên tục chim con. Cho đến khi nó ngừng đòi ăn và điều này có thể dẫn đến cái chết cho chim non yếu ớt.
Ngoài vấn đề nạn đói đe dọa, các con sâm cầm non cũng là con mồi cho các giống chim săn như diệc, chim ó. Nhưng như nói trên chim bố mẹ là những kẻ bảo vệ lãnh thổ vô cùng mạnh mẽ.
Cho dù là giống chim săn mồi to lớn. Nhưng nếu tấn công vào tổ thì chúng có thể bị phản ứng một cách mạnh mẽ từ chim bố mẹ. Một kẻ yếu nhưng biết sử dụng thế mạnh của mình để chiến đấu với điểm yếu của kẻ mạnh. Thì tình thế lại trở nên hoàn toàn khác cho sâm cầm.
Trong trường hợp này là một con chim ó, giống chim mạnh mẽ trên bầu trời. Nhưng thì chiến đấu cùng kẻ yếu như sâm cầm dưới nước. Thì chim ó lại trở thành kẻ yếu ớt để nỗi phải bỏ mạng. Tuổi thọ chim Sâm cầm có thể sống lên đến hai mươi năm.
Video Sâm cầm là con gì? Có tác dụng gì? Sống ở đâu?
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ và giúp các bạn giải đáp chính xác thắc mắc Chim Sâm Cầm là chim gì? Có tác dụng gì? Sống ở đâu? Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về giá trị của chim Sâm Cầm cũng như cách nuôi hiệu quả khi có nhu cầu.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/sam-cam-la-con-gi-co-tac-dung-gi-song-o-dau/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp