Phân tích tác phẩm văn học lớp 12

Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu tmdl.edu.vn sẽ gửi đến tài liệu Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng theo dõi !

Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến – Mẫu 1

Luận điểm 1: Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ

Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến

Luận điểm 2: Cảm xúc mùa thu, qua đó thể hiện tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của thi nhân.

so do tu duy phan tich bai tho cau ca mua thu 1

Qua Thu điếu, ta phần nào thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đối với cuộc sống: chỉ có những ao nhỏ, những “ngõ trúc quanh co”, màu xanh của bầu trời, cũng đã làm say đắm lòng người. Thì ra mùa thu ở thôn quê chẳng có gì là xa lạ, mùa thu ở thôn quê chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn. Câu cuối này là thú vị nhất, vừa gợi được cảm giác, vừa biểu hiện được cuộc sống ngây thơ nhất với sự việc sử dụng những âm thanh rất trong trẻo có tính chất vang ngân của những cặp vần, đã chiếm được cảm tình của độc giả, đã đọc qua một lần thì khó mà quên được.

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Câu cá mùa thu – Mẫu 2

Luận điểm 1: Quang cảnh mùa thu êm đềm được gợi mở ra

Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu làng quê bình dị

Luận điểm 3: Cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn

Luận điểm 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Câu cá mùa thu

Xung quanh cái u buồn, vắng lặng của mùa thu, thi sĩ trở lại tập trung câu cá để khiến tâm hồn thêm thư thái. Hình ảnh “tựa gối” chỉ sự chăm chú nhưng đầy nghĩ suy thật lâu trước cảnh sắc đượm buồn mùa thu. Miên man trong những dòng cảm xúc buồn, cô đơn ấy nên khiến nhà thơ giật mình khi có chú cá nhỏ “đớp động dưới chân bèo”. Câu thơ cho thấy tâm trạng suy tư của nhà thơ, cảm giác buồn, một nỗi buồn xa vắng. Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi ông về ở ẩn nơi thôn quê. Nếu đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, người đọc càng hiểu hơn cái tình trong Thu điếu. Bởi bài thơ còn chất chứa cả một nỗi buồn thời thế, nhà thơ buồn cho thời buổi loạn lạc, lầm than lúc bấy giờ nhưng có ai để sẻ chia, giãi bày.

Sơ đồ tư duy 4 câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu – Mẫu 3

Luận điểm 1: Cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc Bộ

Luận điểm 2: Cảnh sắc thu đẹp nhưng buồn tĩnh lặng.

Sơ đồ tư duy 4 câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu

Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng… Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm… tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co… sắc xanh của trời hòa lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.

Những đường nét, màu sắc… gợi lên trong tưởng tượng của người đọc khung cảnh của một buổi sớm thu yên bình trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian… Trong bức tranh thu này mọi cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã.

Sơ đồ tư duy bức tranh mùa thu trong Thu điếu – Mẫu 4

Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu tiêu biểu, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

Sơ đồ tư duy bức tranh mùa thu trong Thu điếu

Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng… Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm… tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong  veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co… sắc xanh của trời hòa lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc… gợi lên trong tướng tượng của người đọc khung cảnh của một buổi sớm thu yên bình trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian… Trong bức tranh mùa thu này mọi cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vận thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bao người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng xúc động. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành đã bao lần đến trên quê hương của mỗi chúng ta.

Tác giả Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ

– Ông chỉ làm quan hơn 10 năm sau cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến là dạy học sống thanh bạc ở quê nhà

– Nhưng Nguyễn Khuyến không được yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng trước sau Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác

⇒ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

– Các tác phẩm chính:

+ Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: thơ, văn, câu đối

+ chủ yếu được sáng tác lúc ông từ quan về quê dạy học

– Đặc điểm sáng tác:

+ Về nội dung:

• Thể hiện tình yêu quê hương đất nước

• Tấm lòng ưu ái với dân với nước

• Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động

• Châm biếm đả kích thực dân Pháp

+ Về nghệ thuật:

• Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật

• Ngôn ngữ hết sức bình dị, dân dã mà tinh tế, tài hoa

• Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ

⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại

Tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác

– Vị trí: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

– Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

2. Bố cục

– Phần 1 (hai câu đầu): giới thiệu việc câu cá mùa thu

– Phần 2 (bốn câu tiếp): cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

– Phần 3 (còn lại): tâm trạng của tác giả

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế

4. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

– Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau

Kết luận:

Trên đây là sơ đồ tư duy và những thông tin về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Khuyến và tác phẩm Câu cá mùa thu được tmdl.edu.vn sưu tầm đầy đủ nhất. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những tài liệu khác hãy vào thư viện của chúng tôi để tham khảo nâng cao kiến thức nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc !

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button