Tổng hợp

Tại sao Úc lại đá giải châu Á?

Nước úc (Australia) nằm ở Nam bán cầu, thuộc Châu Đại Dương nhưng tại sao đội tuyển bóng đá của nước này lại tham gia các giải bóng đá châu Á (AFC)? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tại sao Úc lại đá giải châu Á?

Để biết nguyên nhân khiến Úc đá giải châu Á chúng ta phải quay ngược thời gian về cách đây 15 năm trước. Trước năm 2006, châu Đại dương chỉ được Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA dành cho một nửa suất dự vòng chung kết World Cup. Đội tuyển vô địch châu Đại dương sẽ đá một trận play-off với đại diện Nam Mỹ để tranh một vé tham dự World Cup. Điều này khiến cánh cửa dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh trở nên quá khó khăn cho các đại diện châu Đại dương. Ngay cả với Australia, nước có nền bóng đá mạnh nhất châu lục cũng không ngoại lệ.

Đến năm 2006, Australia làm đơn lên FIFA kiến nghị được chuyển sang làm thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á và đã được chấp thuận. Kể từ đó đến nay, đội tuyển bóng đá Australia được phép tham gia giải bóng đá châu Á.

Úc đá giải châu Á

Vào năm 2015, sau khi đánh bại Hàn Quốc trong trận chung kết Cup châu Á, đội tuyển bóng đá Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng quang ở hai châu lục khác nhau là châu Đại dương và châu Á.

Từ khi đá giải châu Á, đội tuyển Úc đã gặt hái nhiều thành công, trở thành thế lực mới và có rất nhiều khả năng để giành thêm một suất dự World Cup.

Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có nên đưa Australia trở lại đúng vị trí là thuộc liên đoàn bóng đá châu Đại dương?

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tai-sao-uc-lai-da-giai-chau-a/

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button